Thực trạng về việc Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)

môi trường cho học sinh:

Bất cứ một công việc gì muốn tiến hành đạt kết quả tốt bước đầu tiên cần thiết phải xây dựng một kế hoạch khoa học và chặt chẽ, đó được xem như là nền tảng của tất cả các hoạt động. Hoạt động GDBVMT cũng vậy, công tác này muốn thực hiện đạt hiệu quả tối ưu thì người lãnh đạo quản lý phải có sự đầu tư kĩ cho việc xây dựng kế hoạch mang tính khoa học, rõ ràng, cụ thể, phù hợp thực tế thì khi triển khai sẽ đạt hiệu quả cao.

Với nội dung xây dựng kế hoạch cho hoạt động GDBVMT ở các trường tiểu học, chúng tôi đặt câu hỏi với 66 CBQL và 120 giáo viên :

Bảng 2.4: Chức năng lập kế hoạch của Hiệu trưởng

STT Chức năng lập kế hoạch của Hiệu trưởng được thể hiện ở việc:

Kết quả thực hiện Tốt (%) Kh á (%) Trung bình (%) Chưa đạt (%) 1

Xây dựng và phổ biến kế hoạch GDBVMT cả năm học và kế hoạch hàng tháng theo từng chủ đề

95 5

2 Bồi dưỡng kỹ năng GDBVMT cho

giáo viên. 65 25 10 5

3

Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch GDBVMT tích hợp trong các môn học ở bậc Tiểu học.

90 0

4

Đầu tư CSVC mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giảng dạy.

95 5

5

Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động văn hóa – văn nghệ thuật như: các hội thi môi trường xanh, vẽ tranh theo chủ đề môi trường, “ Ngày chủ nhật hồng”, văn nghệ, kể chuyện, khéo tay, kỹ thuật, làm báo tường,…

87 3

6 Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động vui chơi giải trí như:các trò chơi sinh hoạt tập thể, các

trò chơi dân gian, tổ chức các ngày Lễ hội có tích hợp nội dung GDBVMT

7

Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động thực hành khoa học – kỹ thuật như: đi tham quan thực tế các nhà máy sản xuất, thảo cầm viên, thành lập các loại hình câu lạc bộ.

51 4 15 10

8

Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động lao động công ích như: vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh trang trí trường lớp….

78 2 10

9

Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch GDBVMT lồng ghép trong các hoạt động của Đội TN TP.HCM.

74 2

6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10

Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động mang tính xã hội như: BVMT nơi em ở, BVMT nơi công cộng…

67 6 12 5

Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy như sau:

- Có 95% Hiệu trưởng thực hiện tốt việc xây dựng và phổ biến kế hoạch GDBVMT cả năm học và kế hoạch hàng tháng theo từng chủ đề năm học: Tuy nhiên vẫn còn 5% Hiệu trưởng có thực hiện việc lập kế hoạch nhưng chưa đi vào chiều sâu của nội dung.

- Trong chức năng lập kế hoạch có 65% Hiệu trưởng đưa vào kế hoạch nội dung bồi dưỡng kĩ năng GDBVMT cho giáo viên một cách cụ thể, rõ ràng; có 25% Hiệu trưởng đưa nội dung này vào kế hoạch nhưng chưa xác định rõ thời gian, cách thức triển khai; có 10% Hiệu trưởng còn xem nhẹ vấn đề này và có 5% Hiệu trưởng hầu như không có kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng GDBVMT cho đội ngũ giáo viên.

- Về nội dung Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch GDBVMT tích hợp trong các môn học ở bậc Tiểu học: Do mục tiêu chung trong giáo dục toàn diện cho học sinh ở bậc Tiểu học và theo kế hoạch chung của Sở Giáo dục và Đào tạo, nên tất cả các trường Tiểu học đều đưa nội dung GDBVMT tích hợp vào các môn học, vì vậy ở nội dung này có 90% Hiệu trưởng thực hiện tốt; Tuy nhiên vẫn còn 10% Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch thì nội dung chưa rõ nét, chưa cụ thể trong từng môn học.

- Về nội dung đầu tư CSVC mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động giảng dạy: Vì đây là một hoạt động giáo dục tích hợp trong các môn học ở bậc Tiểu học, các phương tiệc giảng dạy hoạt động này cũng nằm trong hoạt động chuyên môn chung của nhà trường, vì vậy vấn đề này rất được các Hiệu trưởng quan tâm và đầu tư ( 95% Hiệu trưởng đầu tư vào kế hoạch chung của nhà trường một cách cụ thể và chỉ có 5% Hiệu trưởng có đầu tư CSVC nhưng còn hạn chế do trường nhỏ, mức độ kinh phí hạn hẹp).

- Về nội dung Hiệu trưởng xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động văn hóa – nghệ thuật như: các hội thi môi trường xanh, vẽ tranh theo chủ đề môi trường, “ Ngày chủ nhật hồng”, văn nghệ, kể chuyện, khéo tay, kỹ thuật, làm báo tường,…: Có 87% kế hoạch được đàu tư xây dựng tốt và còn 13% kế hoạch có

kết hợp giáo dục học sinh trong các hoạt động văn hóa – nghệ thuật nhưng chưa rõ nét.

- Có 82% Hiệu trưởng thực hiện tốt xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động vui chơi giải trí như: các trò chơi sinh hoạt tập thể, các trò chơi dân gian, tổ chức các ngày Lễ hội có tích hợp nội dung GDBVMT; Bên cạnh đó có 18% kế hoạch có tổ chức các hoạt động này trong suốt năm học nhưng chưa chú trọng lồng ghép nội dung GDBVMT.

- Về nội dung xây dựng và phổ biến kế hoạch các hoạt động thực hành khoa học – kỹ thuật như: đi tham quan thực tế các nhà máy sản xuất, thảo cầm viên, thành lập các loại hình câu lạc bộ thì còn tùy thuộc sự phối hợp khéo léo của Hiệu trưởng.Tình tình thực tế cho thấy chỉ có 52% kế hoạch chú trọng vấn đề này; 24% kế hoạch có xây dựng nhưng chưa cụ thể: 15% có đưa vào kế hoạch nhưng tổ chức rất ít do kinh phí hạn hẹp và 10% nội dung này bị xem nhẹ, không tổ chức cho học sinh.

- Từ khi có phong trào thực hiện “ Môi trường học thân thiện”, “ Môi trường xanh, sạch, đẹp” trở thành tiêu chí hàng đầu trong các trường Tiểu học thì các hoạt động lao động công ích như: vệ sinh môi trường, trồng và chăm sóc cây xanh, vệ sinh trang trí trường lớp….rất được chú trọng. Ở nhiều trường Tiểu học hoạt động diễn ra thường xuyên tạo thói quen tốt cho học sinh, trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp. Tuy nhiên công tác vẫn chưa mang lại tính giáo dục cho học sinh, vì một số trường giao hết cho đội ngũ phục vụ, giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện, chưa khai thác khả năng của học sinh cũng như chưa thấy được tầm quan trọng khi GDBVMT cho các em qua các hoạt động thiết thực này.

- Trong nhà trường Tiểu học hoạt động mạnh mẽ, nổi bật nhất là Đội TNTP Hồ Chí Minh. Người CBQL ở các trường Tiểu học cần khai thác tính giáo dục qua các hoạt động của Đội, tuy nhiên chỉ có 74% Hiệu trưởng xây dựng tốt kế họach này, còn 26% chưa khai thác triệt để nhân tố nòng cốt này trong đội ngũ nhà trường.

- Để công tác GDBVMT đi vào chiều sâu về nhận thức và biến thành hành vi thói quen đối với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi thì trong việc xây dựng kế hoạch, người Hiệu trưởng không thể bỏ qua yếu tố giáo dục mang tính xã hội như: giáo dục học sinh BVMT nơi em ở, BVMT nơi công cộng…Vì vậy một kế hoahcj được xây dựng một cách hoàn hảo không thể thiếu đi yếu tố này, nhưng trên thực tế ngoài một số trường thực hiện tốt, nhìn chung vẫn còn vài trường xem nhẹ nội dung này, chỉ chú trọng giáo dục trong nhà trường, không quan tâm sâu sát vấn đề giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 50)