ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.5.1. Về nguồn nhân lực:
Do hướng đi cụ thể của GDMT hiện nay là: GDMT vì MT có ý nghĩa sống còn với tương lai của đất nước; GDMT được lồng ghép, tích hợp vào các chương trình học chung; GDMT chỉ định hướng lại trong chương trình hiện có chứ không đòi hỏi thêm thời gian trong chương trình; GDMT là một quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động thực tiễn.
Vì vậy cần chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức MT và GDMT tại các khoá tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL và GV do Sở GD-ĐT tổ
chức hàng năm. Hiệu quả của các lớp bồi dưỡng kiến thức MT này cần đạt được là: Người dạy là người giúp học viên hình thành nên một nền tảng đạo lý trong nhận thức, thái độ và hành động vì MT của chúng ta. Phải làm cho người học hiểu rõ tầm quan trọng của MT, biết yêu quý và bảo vệ MT, hiểu rằng sự sống của con người gắn liền với sự sống của các sinh vật xung quanh con người, nếu không BVMT thì cuộc sống của các sinh vật đều bị huỷ diệt, và rồi cuộc sống của chính con người cũng bị huỷ diệt.
- Đội ngũ CBQL đương nhiệm: Cần chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức về MT và GDMT tại các khoá tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQLGD và GV do sở GD-ĐT tổ chức hằng năm (ít nhất mỗi năm 1 lần).
- Đội ngũ “cán bộ trong nguồn quy hoạch” (lực lượng cán bộ quản lý nhà trường kế cận) : Với đội ngũ này cần đưa GDMT thành một nội dung đào tạo trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác QLGD của các Trường Bồi dưỡng CBQL giáo dục.
- Đội ngũ giáo viên: Đây là lực lượng trực tiếp triển khai nội dung GDMT trong từng bài giảng của mình cho đối tượng học sinh. Vì vậy, ngay từ trong chương trình đào tạo của các trường Sư phạm cần phải có một học phần bắt buộc về GDMT trên cơ sở xây dựng các mô đun GDMT, tập cho GV có khả năng khai thác các nội dung kiến thức liên quan đến MT trong các môn học liên quan, đồng thời có khả năng thiết kế mẫu một mô đun GDMT cho một tiết học hay cho một bài giảng chuyên môn để làm tăng hiệu quả GDMT.
Ngoài ra, đối với những GV chưa từng được học GDMT thì hằng năm các trường Sư phạm và Sở GD-ĐT cần phải tổ chức các đợt đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn bổ sung (đào tạo lại) những nội dung và kiến thức về MT và GDMT để tạo điều kiện cho họ có khả năng khắc phục những tồn tại về nhiệm vụ GDMT.
3.2.5.2. Về nguồn tài chính
Thực hiện phương châm xã hội hoá trong GD và BVMT, việc huy động kinh phí cho hoạt động GDMT phải được tranh thủ từ nhiều nguồn:
- Ngân sách Nhà nước.
- Quỹ phúc lợi nhà trường, công đoàn
- Vận động sự ủng hộ của phụ huynh và học sinh.
- Quyên góp từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội,cộng đồng dân cư…, nhằm đảm bảo nhu cầu tài chính cần thiết cho các hoạt động tuyên truyền, GD nâng cao nhận thức về MT và GDMT ở các trường tiểu học thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, thi sáng tác, văn nghệ, vẽ tranh cổ động có chủ đề về BVMT.
3.2.5.3. Về thông tin, cơ sở dữ liệu thực hiện GDBVMT
Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tìm cách phối hợp với các cơ quan quản lý môi trường địa phương ( Các tổ chức, cơ quan chuyên về nghiên cứu về Môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh, các phòng tài nguyên và môi trường của các quận huyện) để biên soạn và phát hành các tài liệu dạy học, tài liệu tham khảo, các phương tiện, thông tin, tờ rơi, áp phích quảng cáo phục vụ công tác GDMT trước tiên là cho đội ngũ CBQL và giáo viên để họ có thể vận dụng vào công tác giảng dạy GDMT cho học sinh có hiệu quả nhất. Các ấn phẩm đó bao gồm các chuyên đề sau :
- Tập hợp lý luận về BVMT.
- Khoa học thường thức về môi trường - Môi trường và cuộc sống
- Những tác phẩm văn học xanh (bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo tồn biển, bảo tồn hệ sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất sạch hơn, xử lý ô nhiễm môi trường…)
Thư viện của mỗi trường tiểu học cần sưu tầm và giới thiệu cho đội ngũ Cán bộ quản lý và giáo viên truy cập các trang webside về Môi trường để mỗi thành viên trong nhà trường tự nghiên cứu, lấy tư liệu phong phú từ mạng Internet để phục vụ cho công tác giảng dạy học sinh.