Để khẳng định tính cấn thiết và tính khả thi của các giải pháp đã nêu ra trên đây nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDBVMT ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Bình Thạnh, tác giả đã áp dựng phương pháp nghiên cứu xã hội, khảo sát chủ yếu bằng phương pháp chuyên gia. Tác giả luận văn đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu (Phụ lục số 3), với 130 người bao gồm các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lí các trường tiểu học, chuyên viên phòng GDĐT quận Bình Thạnh và giáo viên một số trường tiểu học có các điều kiện khác nhau. Sau khi xử lý kết quả khảo sát theo các tiêu chí xác định, đã cho kết quả cuối cùng như sau :
Bảng 3.2 : Kết quả khảo sát tính cấn thiết và tính khả thi của các giải
pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
TT Giải pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%)
thiết thiết thi
1
Thực hiện đưa các nội dung GDBVMT vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường từ nay đến năm 2020 ở các trường tiểu học Q.BT.
66,2 33,8 0 50,8 49,2 0
2
Nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên các trường tiểu học về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học.
63 37 0 51,5 49,5 0
3
Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học một cách khoa học, chặt chẽ.
63,8 36,2 0 43 57 0
4
Tổ chức tốt việc triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học.
100 0 0 36,2 63,8 0
5
Đào tạo, khai thác nguồn lực cho công tác GDMT ở các
trường tiểu học Q.BT. 100 0 0 26,2 73,8 0
giảng dạy GDMT cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học Q.BT. 7 Kết hợp các hình thức giảng dạy GDBVMT một cách linh hoạt và sáng tạo 55,4 44,6 0 43,8 56,2 0 8
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả GDMT ở các trường tiểu học Q. BT
63,8 36,2 0 35,7 64,6 0
9
Thực hiện mô hình”Ngôi
trường TH xanh–sạch– đẹp” 100 0 0 33,1 66,9 0
Từ kết quả khảo sát thực tế với các đối tượng nêu trên cho phép tác giả rút ra một số nhận xét sau:
Việc đề xuất một số giải pháp như trên là hoàn toàn cần thiết, 100% người được hỏi ý kiến đều cho rằng các giải pháp trên đều cần thiết và rất cần thiết.
Các giải pháp nêu trên đều có tính khả thi, 99% số người được hỏi ý kiến cho rằng các giải pháp nêu trên đều có tình khả thi và rất khả thi. Vì các giải pháp trên được xây dựng dựa trên cơ sở lí luận và thực trạng của từng trường tiểu học quận Bình Thạnh.
Trong khi thực hiện các giải pháp cần tiến hành đồng bộ, cụ thể hóa ở mỗi địa phương, từng trường, từng đơn vị để phù hợp với tình hình thực tế và sẽ nâng cao chất lượng hoạt động quản lý GDBVMT ở các trường tiểu học quận Bình
Thạnh, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận chương 3
Từ lý luận và thực tiễn các trường tiểu học của quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã xây dựng được 9 giải pháp quản lý công tác GDBVMT dùng cho các trường tiểu học ở quận này. Các giải pháp được trình bày, phân tích theo một trình tự logic: Mục tiêu của giải pháp; Nội dung của giải pháp; Cách thức thực hiện của giải pháp, nhằm cung cấp một mức độ lý luận tối thiểu, cơ bản, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các giải pháp vào thực tiễn cụ thể của các trường.
Các giải pháp được thăm dò, khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi, qua ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục và gíao viên các trường tiểu học của quận Bình Thạnh. Ý kiến đánh giá tính tích cực của các giải pháp.