Thực trạng về việc tổ chức, xây dựng các lực lượng thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 52)

vụ giáo dục môi trường

Để tìm hiểu vấn đề về việc tổ chức các lực lượng thực hiện nhiệm vụ GDBVMT cho học sinh, chúng tôi đặt câu hỏi cho 66 cán bộ quản lý và 150 giáo viên, tổng phụ trách: “Đồng chí cho biết ở các trường tiểu học có những lực lượng nào trực tiếp quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh? Nếu có, đồng chí cho biết tên của bộ phận đó? “

Bảng 2.5: Các lực lượng trực tiếp quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh ở trường tiểu học

Kết quả điều tra cho thấy:

Bộ phận quan trọng nhất trực tiếp quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh ở trường tiểu học là đội ngũ cán bộ quản lý trường học. Điều đó cũng nói lên rằng thực tế Hiệu trưởng là người quản lý chung các bộ phận và đồng thời đã phân công cả 2 Phó Hiệu trưởng trực tiếp thực hiện công tác này. Phó Hiệu trưởng chuyên môn quản lý hoạt động thông qua việc giảng dạy của Giáo viên trên lớp. Phó Hiệu trưởng quản lý cơ sở vật chất phụ trách công tác truyền thông và theo dõi hoạt động giáo dục môi trường thông qua các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Bên cạnh đó, lực lượng trực tiếp quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh ở trường tiểu học đóng vai trò không kém phần quan trọng là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, đó là bộ phận quản lý trực tiếp học sinh, mọi hoạt động trong nhà trường có đạt hiệu quả tối ưu hay không là phụ thuộc vào năng lực của các thầy cô chủ nhiệm lớp.

Đối tượng trả lời Câu trả lời Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng SL % SL % SL % a. Hiệu trưởng 83 92 19 8 b. Phó Hiệu trưởng 75 81.5 27 18.5

c. .Giáo viên chủ nhiệm 64 69.5 28 31.1

d. Tổng phụ trách 21 22.8 32 34.7 49 42.5

Tuy nhiên hoạt động trong nhà trường sẽ không thành công nếu thiếu bộ phận Đội TNTP, Chi đoàn nhà trường, tổng phụ trách đội, là lực lượng nòng cốt trong nhà trương tiểu học, có ảnh hưởng rất lớn đến học sinh, nhất là lứa tuổi từ 6 đến 12.

Qua khảo sát vẫn cho thấy rằng một số ít người cho rằng Đội, Chi doàn thanh niên và Tổng phụ trách trong nhà trường tiểu học đóng vai trò mờ nhạt trong hoạt động GDBVMT, đó là một điều sai lầm rất lớn. Bởi vì hoạt động của Đội TNTP, trong đó có vai trò của Tổng phụ trách cũng là hoạt động chính, diễn ra thường xuyên và có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách của trẻ em ở trường tiểu học. Như vậy ta có thể thấy rằng trong việc xây dựng các lực lượng quản lý thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường ở các trường tiểu học có vai trò quan trọng trong sự hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 52)