đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh
Xuất phát từ mục tiêu, nội dung và phương pháp tiếp cận hoạt động GDBVMT và theo định nghĩa của Mursell (1954):” Dạy học là tổ chức học tập, còn học tập là sự tìm kiếm để khám phá các ý tưởng và các mối quan hệ”. Do đó, phương pháp GDMT cần chú ý trước hết vào quá trình học tập của đối tượng được giáo dục, xem quá trình dạy là để phục vụ cho quá trình học. Nói cách khác là trân trọng và khuyến khích sử dụng các phương pháp học tích cực, huy động sự chủ động tham gia của người học, tránh kiểu nghe và tiếp cận nội dung giảng của người dạy một cách thụ động, một chiều.
Để thực hiện nhiệm vụ GDMT có hiệu quả, GV cần phối hợp vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học khác nhau tuỳ theo đối tượng, hoàn cảnh và thời gian. Sau đây là một số phương pháp cụ thể:
Phương pháp diễn giảng :
Diễn giảng là phương pháp trong đó người giảng viên sử dụng cách thuyết trình để trình bày trọn vẹn một vấn đề về GDMT và người nghe theo dõi để thông hiểu và ghi nhớ. Một bài diễn giảng cần phải có nội dung hấp dẫn, tài liệu mới nhất, hiện đại nhất, nội dung cần tránh phức tạp hoá gây nặng nề bài giảng.
Đây là phương pháp có thể trình bày một vấn đề theo hệ thống, không cần đến nhiều thiết bị hỗ trợ, cùng một lúc có thể tác động đến nhiều người. Nếu thuyết trình trong thời gian dài và lạm dụng phương pháp này dễ gây mệt mỏi cho người nghe và ít phát huy tính tích cực chủ động của người học. Vì vậy cần khắc phục bằng cách thuyết trình nêu vấn đề, sử dụng các mẫu vật, hình ảnh để minh hoạ kết hợp với vấn đáp và thảo luận.
Phương pháp đối thoại, tranh luận và thảo luận :
Thực hiện đối thoại bằng hệ thống các câu hỏi và câu trả lời. câu hỏi có thể là để nhớ lại, có thể là gợi ý và có thể để hệ thống hoá hoặc để kiểm tra. Hệ thống các câu hỏi cần được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để dẫn dắt người học đến mục tiêu nắm vững kiến thức.
Thực hiện tranh luận bằng cách nêu vấn đề và dùng trí tuệ tập thể để chứng minh, phản bác và tìm ra lý lẽ có thể chấp nhận, tìm ra nội dung chính xác; Thực hiện thảo luận bằng các người giảng và người nghe cùng nhau xem xét, phân tích một vấn đề, để tìm ra tiếng nói chung.
Phương pháp này dễ thực hiện, không cần sử dụng nhiều thiết bị hỗ trợ, phát huy sự hứng thú và chủ động tích cực của người tham gia, tuy nhiên đòi hỏi người tham gia phải có vốn kiến thức nhất định, cần có những kỹ năng tranh luận lập luận lôgic, rõ ràng.
Phương pháp dùng sách và tài liệu có liên quan :
Đây là hình thức truyền thông tin một chiều đến người nhận thông qua việc phát tài liệu, sách, tờ rơi nhằm tác động đến quan điểm của họ và kêu gọi họ chấp nhận thực hiện một hành vi nào đó, sách giáo khoa và giáo trình là loại tài liệu phổ biến, giúp nâng cao kỹ năng đọc, ghi nhận phân tích và xử lý thông tin,
bằng cách này có thể áp dụng cho nhiều đối tượng, thực hiện trên phạm vi rộng, lâu dài, nhưng đòi hỏi phải có kinh phí nhất định để in ấn phôtô tài liệu.
Phương pháp minh hoạ
Đây là phương pháp sử dụng các dụng cụ trực quan như vật thật, mô hình, sơ đồ, biểu đồ trong tranh ảnh, băng hình, băng ghi âm để minh hoạ về một hành động, một nội dung cần giáo dục tuyên truyền, vì thế sẽ giúp dễ dàng tiếp cận và hiểu biết.
Phương pháp đưa học sinh tham gia vào cuộc sống xã hội
Việc đưa học sinh đi tham quan một bảo tàng động vật, thăm những cơ sở đào tạo nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và thăm những khu bảo tồn thiên nhiên tại địa phương giúp tăng thêm nguồn hứng thú lao động, tình yêu thiên nhiên, nuôi đưỡng ước mơ về cuộc sống và xây dựng ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và MT, biết nhắc nhở các thành viên trong gia đình và những người xung quanh có ý thức BVMT.
Hiện nay, mỗi một GV đang đứng trước một nhiệm vụ mới đầy thử thách: đổi mới phương pháp giảng dạy mà nguyên tắc cơ bản là lấy học sinh làm trung tâm, phát huy cao độ năng lực, sự sáng tạo của học sinh. Khi thực hiện nhiệm vụ GDMT, người GV nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc ấy. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của các phương pháp tích cực này là học tập thông qua quá trình tiếp cận và khám phá, người học tự quyết định tốc độ học tập của mình. Người dạy có vai trò hướng dẫn và tập huấn nhằm hỗ trợ người học trong quá trình học tập cũng như tạo dựng kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức và phát triển kỹ năng mới. Nói cách khác là động cơ cá nhân, những kinh nghiệm trong quá khứ, kiến thức cơ bản, sở thích, nguyện vọng và khả năng sẽ quyết định kết quả học tập và giáo viên được coi là người hỗ trợ giúp đỡ học sinh. Người học được đặt vào bối cảnh
thực tế và được hướng dẫn cụ thể nếu cần, gồm nghiên cứu trong phòng đọc, thư viên, tham gia các nghiên cứu điển hình tại một địa phương cụ thể, làm đồ án, thảo luận nhóm, làm việc ngoài thực địa… liên quan đến các chủ đề BVMT.