ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học
Dù luôn ý thức rằng môi trường là vấn đề rất quan trọng trong thời đại hiện nay, song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, ngành GDĐT TP Hồ Chí Minh nói chung, hệ thống các trường tiểu học quận Bình Thạnh nói riêng còn nhiều hạn chế trong việc triển khai công tác GDBVMT.
+ Đối với đội ngũ CBQL nhà trường
Đội ngũ Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường Tiểu học ngày càng được trẻ hóa, trước và sau khi bổ nhiệm đều được học tập bồi dưỡng chương trình QLGD đáp ứng yêu cầu quản lý trường học tốt hơn. Phần lớn các cán bộ QLGD các trường tiểu học đều trưởng thành từ giáo viên dạy giỏi, có ít nhiều kinh nghiệm quản lý và đã được đào tạo nghiệp vụ QLGD tại trường Đại học Sài Gòn. Tuy nhiên hầu hết đội ngũ cán bộ QLGD nói chung và cán bộ QLGD các
trường tiểu học nói riêng chưa được đào tạo có hệ thống những kiến thức MT và GDBVMT.
+ Đối với đội ngũ giáo viên:
Hiện nay công tác GDMT chưa được dạy với tính cách là một môn học độc lập mà được lồng ghép, tích hợp qua các môn học khác như: Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức…
Đội ngũ giáo viên hiện nay có thể phân thành hai nhóm chủ yếu:
- Lực lượng giáo viên có thâm niên trong nghề: Do ảnh hưởng của hoàn cảnh xã hội chi phối trong thời gian khá dài, vấn đề MT trước khi có Luật BVMT chưa được xã hội quan tâm, nên phần lớn đội ngũ GV ở thành phố Hồ Chí Minh được đào tạo ở các trường sư phạm trước đây hầu như không được tiếp cận với kiến thức về MT, vì thế nhận thức về MT và GDMT còn hạn chế và chưa đồng bộ. Những GV có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nhưng không được đào tạo các kiến thức MT hoặc không có điều kiện đào tạo lại, nhìn chung họ chỉ biết các thông tin về MT thông qua các phương tiện truyền thông, vì thế không có kiến thức MT mang tính hệ thống để có khả năng thực hiện GDBVMT một cách có hiệu quả.
- Lực lượng giáo viên trẻ: Là những giáo viên mới tốt nghiệp từ các trường sư phạm ở giai đoạn từ sau khi có Luật BVMT. Trong thời gian này một số chuyên đề về MT và GDMT đã được đưa vào nội dung đào tạo trong các trường sư phạm. Tuy nhiên, hệ thống kiến thức này chưa thực sự đầy đủ và chưa thực sự cập nhật. Vì vậy nhìn chung họ vẫn còn lúng túng khi phải đối diện với nhiệm vụ GDMT trong nhà trường phổ thông.
Để tìm hiểu nội dung về việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức môi trường cho đội ngũ CBQL, GV ở các trường tiểu học trong thời gian qua, chúng tôi đặt câu hỏi cho 120 GV: “ Trong chương trình đào tạo ở trường sư phạm và trong thời gian công tác ở trường tiểu học, đồng chí đã được bồi dưỡng kiến thức về MT và GDBVMT như thế nào?”, kết quả được nêu trong bảng 2.6
Bảng 2.6: Nội dung về đào tạo và bồi dưỡng
STT Nội dung Thường xuyên
(%)
Ít khi (%)
Không có (%) 1 Bồi dưỡng nâng cao tri thức khoa học
về MT và BVMT trong chương trình đào tạo của trường sư phạm.
25 75 0
2 Bồi dưỡng nâng cao tri thức khoa học về MT và BVMT trong quá trình giảng dạy.
35 65
3 Tự nghiên cứu, bồi dưỡng nâng cao tri thức khoa học về BVMT
40 60 0
4 Các chuyên đề về MT và GDMT 100
5 Các phương pháp giáo dục MT tích cực 35 65 6 Quan điểm, mục tiêu, nội dung và
phương pháp giáo dục về MT trong chương trình mới ở Tiểu học.
26 74 0
7 Năng lực xây dựng kế hoạch GD MT. 35 52 13
8 Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục MT.
20 65 15
Qua bảng trên chúng tôi nhận thấy công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về MT và BVMT trong thời gian qua như sau:
-Có 25% giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về MT và BVMT; có 75% giáo viên cho rằng họ ít khi được bồi dưỡng trong trường sư phạm.
- Trong quá trình giảng dạy tại trường tiểu học Có 35% giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về MT và BVMT; Tuy nhiên có 65%giáo viên cũng được bồi dưỡng về nôi dung này nhưng thực hiện không thường xuyên.
- Có 40% giáo viên (Đa số là giáo viên có tuổi đời còn trẻ) thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về MT và BVMT thông qua tài liệu, mạng internet… Nhưng đồng thời có 60% giáo viên (Đa số là giáo viên lớn tuổi) không có thời gian nên ít khi tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức về MT và BVMT.
- Trong quá trình công tác ở trường tiểu học 100% giáo viên cho biết việc tổ chức chuyên đề về MT và BVMT rất ít khi được tổ chức trong nhà trường, phần lớn chỉ tổ chức chuyên đề về chuyên môn.
- Có 35% giáo viên được thường xuyên tiếp cận các phương pháp giáo dục MT tích cực thông qua tài liệu, mạng internet…Có đến 75% giáo viên ít khi tìm hiểu hoặc được tập huấn các phương pháp này.
- Về quan điểm, mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục về MT trong chương trình mới ở Tiểu học: Có 26% giáo viên tiếp cận thường xuyên; có 74% giáo viên cho rằng trong chương trình mới ở bậc tiểu học vấn đề này chưa được nhấn mạnh, vẫn còn mờ nhạt bên cạnh các bộ môn chính như toán, Tiếng Việt… - Chính vì thế vấn đề Năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục MT chỉ có 35% giáo viên thực hiện tốt, còn 65% còn lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch gíao dục MT cho quá trình giảng dạy. Có 13% thật sự không biết xây dựng kế hoạch giáo dục MT trong giảng dạy.
- Từ chỗ đa phần gíao viên lúng túng trong năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục MT, nên chỉ có 20% thực hiện tốt kế hoạch giáo dục MT do một số trường chú
trọng công tác này, mặt khác có 65% ít khi được tập huấn nên việc thực hiện kế hoạch còn nhiều hạn chế; Có 15% hầu như không quan tâm, họ xem nhẹ công tác này, dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn.
Thực tế thì các giáo viên có ý thức rất tốt về hướng dẫn học sinh giữ gìn môi trường; nhưng để những bài dạy có liên quan đến môi trường, để cách thức truyền đạt được hấp dẫn hơn, chắc rằng nên có những buổi tập huấn về giáo dục môi trường cho giáo viên. Nếu không được tập huấn, chắc chắn giáo viên không thể nào thực hiện tốt đặc biệt là trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các chuyến đi tham quan thực tế cùng học sinh. Do đó, lãnh đạo các cấp ngành giáo dục cần tổ chức các lớp tập huấn thường xuyên tạo điều kiện cho lực lượng giáo viên được bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về giáo dục bảo vệ môi trường thì mới có thể truyền tải đầy đủ những kiến thức MT cần thiết đến các em.