Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường Tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 82)

nguyên tắc sau đây:

+ Đảm bảo tính mục tiêu: Hệ thống các giải pháp được đề suất chủ yếu là dựa

vào mục tiêu của chương trình hành động đưa GDMT vào trường phổ thông giai đoạn 2010 – 2015 phù hợp với chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường; đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ khoa học Công nghệ và Môi trường “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” trong giai đoạn hiện nay mà Chính phủ đã phê duyệt.

+ Đảm bảo tính toàn diện, phù hợp: Các giải pháp đề ra phải đảm bảo tính

thống nhất, toàn diện từ nhận thức đến cách thức tổ chức thực hiện. Vừa cập nhật kịp thơi những kiến thức mới, vừa phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đảm bảo tính khả thi: Các giải pháp đề xuất phải đảm bảo tính khả thi, sát với

điều kiện và khả năng tổ chức thực hiện của địa phương.

3.2. Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở cáctrường Tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. trường Tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở chương 1 và chương 2, cũng như các nguyên tắc để suất giải pháp, tác giả đề suất một số giải pháp quản lý

GDBVMT cho học sinh các trường tiểu học quận Bình Thạnh, nhằm tạo nên sự chuyển biến tích cực về công tác GDBVMT cho học sinh trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1.Giải pháp thứ nhất : Thực hiện đưa các nội dung GDBVMT vào kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường từ nay đến năm 2020 ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 – 2015, tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hiệu trưởng nhà trường cũng như toàn bộ hoạt động của tập thể sư phạm và học sinh ở trường tiểu học. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường tiểu học là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Bình Thạnh. Thực hiện đưa các nội dung GDBVMT vào kế hoạch chiến lược ở các trường tiểu học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước trong thời kì hội nhập phát triển nói chung.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

Hình thành cho đội ngũ CBQL, GV và HS những hiểu biết rộng về tự nhiên, xã hội và MT để bản thân họ có hành vi ứng xử phù hợp BVMT, sống thân thiện với MT nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Phòng giáo dục và đào tạo quận Bình Thạnh cần tập trung chỉ đạo nhằm làm cho đội ngũ CBQL, GV và HS ở các

trường tiểu học nắm bắt, hiểu biết sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BVMT, có kiến thức cơ bản về môi trường để tự giác thực hiện.

Đội ngũ CBQL của các trường tiểu học vừa là người lãnh đạo nhà trường vừa là người quản lý các quá trình sư phạm trong nhà trường. Vì vậy, trước tiên phải xây dựng nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức MT và GDMT cho đội ngũ CBQL các trường tiểu học. Nắm vững các kiến thức cơ bản về MT và GDMT, họ sẽ trực tiếp quản lý, chỉ đạo GV giảng dạy các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về BVMT, các kiến thức MT và hoạt động BVMT cho học sinh trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước.

Trang bị những kiến thức cơ bản về các yếu tố MT, vai trò của MT đối với con người và tác động của con người đối với MT, đảm bảo cho đội ngũ CBQL, GV các trường tiểu học được học tập các kiến thức và kỹ năng về MT và BVMT bằng những hình thưc phù hợp qua các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học với những chủ đề chính sau đây :

* Dân số, tài nguyên và môi trường:

Dân số tăng nhanh đã và đang khai thác quá mức tài nguyên đất, rừng dẫn đến cạn kiệt tài nguyên và suy thoái MT – tức là quá trình tác động vào tự nhiên, con người vì cuộc sống của mình đã làm thay đổi thành phần MT ở mức độ nhẹ – đó là sự suy thoái MT. Điều II, Luật BVMT Việt Nam nêu rõ suy thoái MT là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần MT (đất, nước, không

khí, âm thanh, ánh sáng, lòng đất,núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khi dân cư, các khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng

cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác) gây ảnh hưởng xấu cho đời

sống con người và thiên nhiên.

* Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu

Vẻ đẹp và sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên, các loài động – thực vật; Sự thâm thủng tầng ôzôn và sự nóng lên của trái đất;

* Các nguồn năng lượng:

Việc sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong tự nhiên và chất đốt hằng ngày;

* Rủi ro thiên tai, sức khoẻ, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm

Các thiên tai bão lụt, động đất, sóng thần, các loại chất độc hại thường gặp trong cuộc sống, sự hữu hạn của tài nguyên tự nhiên và lợi ích đối với cộng đồng, các khái niệm về xanh – sạch – đẹp trong đời sống quanh ta;

* Ô nhiễm môi trường

Tức là các hoạt động của con người làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam đã được quy định;

* Không khí và ô nhiễm không khí

Không khí với đời sống của các loài động – thực vật và cuộc sống con người, ô nhiễm dân sinh (ô nhiễm trong nhà) và ô nhiễm công nghiệp (tiếng ồn, bụi, khói, khí độc…);

* Các nguồn nước và ô nhiễm nước

Các nguồn nước, chu trình tuần hoàn của nước, sử dụng hợp lý và giữ sạch nguồn nước, do đâu mà nước bị ô nhiễm …

* Đất đai và khoáng sản

Đất trồng với các thành phần chủ yếu, bảo vệ và chống suy thoái đất. Các loại tài nguyên khoáng sản, vai trò và sự phân bố khoáng sản;

* Các chất thải rắn và chất thải độc hại

Thu gom phân loại rác thải để tái chế và tái sử dụng các phế liệu sắt thép, đồng, nhôm, giấy, nhựa Plastic… thực hiện xanh hoá trường học;

* Các nguồn thực phẩm và dinh dưỡng

Các loại cây – con dùng để làm thực phẩm cung cấp dinh dưỡng và dược phẩm cho con người.

* Duy trì bền vững các hệ sinh thái:

Các vùng lãnh thổ đất – nước, rừng, biển, công viên – vườn hoa cây cảnh, bảo vệ và chăm sóc các loại cây trồng;

* Duy trì bền vững các loài động – thực vật hoang dã

Bảo vệ, chăm sóc vật nuôi, bảo tồn tính đa dạng sinh học trong tự nhiên…

* Môi trường và xã hội

Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần xây dựng lối sống có đạo đức văn minh, có thái độ và hành vi ứng xử thân thiện với môi trường …

* Các sự cố môi trường

Điều II, Luật BVMT Việt Nam nêu rõ sự cố MT là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây ra sự suy thoái MT nghiêm trọng. Các sự cố MT có thể xảy ra như : Bão, lũ lụt, hạn hán, nứt đất, động đất, trượt đất, sụt lở đất, núi lửa phun, mưa a xít, mưa đá, biến đổi khí hậu và thiên tai khác; Hoả hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kiến trúc, khoa học kĩ thuật, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng; Sự cố trong tìm kiếm thăm dò, khai thác và vận chuyển khoáng sản, dầu khí, sập hầm lò, phụt dầu, tràn dầu, vỡ đường ống dẫn

dầu, dẫn khí, đắm tàu; Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, nhà máy sản xuất, tái chế nhiên liệu hạt nhân, khó chứa chất phóng xạ.

Xây dựng chương trình chi tiết, tài liệu và giáo trình về GDMT phù hợp thông qua dạy học các bộ môn để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và giáo viên;

Xây dựng hệ thống thông tin về bảo vệ GDMT và phát triển bền vững, xây dựng thư viện sách tài liệu giáo trình phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học tại các trường tiểu học.

3.2.2.Giải pháp thứ hai : Nâng cao nhận thức cho cán bộ và giáo viên các trường tiểu học về sự cần thiết phải tăng cường quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học

Nhận thức là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động. Nó có ý nghĩa rất lớn đến sự thành công hay thất bại của công việc. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện và GDMT trong nhà trường.

Qua thực tiễn hoạt động và kết quả điều tra cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác này chưa cao. Do vậy, theo chúng tôi điều cần thiết là phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên để từ đó phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý GDBVMT cho học sinh trong nhà trường.

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong trường tiểu học, làm cho họ thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc quản lý GDBVMT cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Làm cho mọi người trong trường tùy theo địa vị công tác nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý GDBVMT cho học sinh, để họ có ý thức và trách nhiệm với công tác này.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cần yêu cầu phải thấm nhuần chủ trương đường lối của Đảng, quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học nói chung và công tác quản lý GDMT cho học sinh ở trường tiểu học nói riêng.

Đối với Đoàn viên giáo viên của chi đoàn, tổng phụ trách Đội, lực lượng nòng cốt trong nhà trường phải nắm bắt mọi chủ trương của Đảng, chính quyền, của ngành để có định hướng cho mọi hoạt động của chi đoàn.

Đối với đội ngũ giáo viên cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác giáo dục học sinh, để họ có nhận thức cao trong việc GDBVMT cho học sinh qua các bài giảng, mỗi giờ lên lớp nhằm góp phần cùng nhà trường quản lý tốt hơn mọi hoạt động của học sinh trong cũng như ngoài giờ học.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Trong năm học tổ chức thường xuyên các chuyên đề về GDMT, quản lý GDBVMT cho học sinh, có sự phân công cụ thể từng bộ phận có liên quan phải có tham luận nhằm yêu cầu họ phải tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này.

Phối hợp phòng Giáo dục và Đào tạo quận thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về chuyên đề GDMT, mời chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo phụ trách để trang bị một số vấn đề cơ bản về quản lý công tác GDBVMT cho đội ngũ sư phạm của nhà trường.

Thông qua các đợt thi đua nhân các ngày lễ trong năm, các phong trào do Chi đoàn, Đội TNTP của nhà trường phát động nhằm nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ sư phạm trong việc quản lý GDBVMT cho học sinh.

Tổ chức cho các bộ phận quản lý gặp gỡ trao đổi với học sinh, qua những buổi chuyện trò để hiểu được tâm tư, những suy nghĩ của học sinh, từ đó có sự điều chỉnh trong cả nhận thức và hành động cho phù hợp với thực tiễn.

3.2.3.Giải pháp thứ ba : Xây dựng kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho

học sinh ở các trường tiểu học một cách khoa học, chặt chẽ.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng đã có và những khả năng sẽ có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết.

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng được bản kế hoạch cụ thể, khoa học, có tính khả thi và tính hiệu quả cao nhằm định hướng các hoạt động GDBVMT và quản lý GDBVMT cho học sinh trong các trường tiểu học.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Trên cơ sở kế hoạch năm học chung của nhà trường, từng bước kế hoạch hóa các mặt hoạt động quản lý GDBVMT phù hợp với đặc thù của nhà trường, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân theo từng chức năng của đơn vị, tham gia hoạt động GDBVMT cho học sinh theo thời gian cụ thể trong năm.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, điều kiện khách quan, chủ quan tiến hành lập kế hoạch tổng thể, lấy ý kiến đóng góp của các tổ khối chuyên môn hoàn chỉnh và thông qua kế hoạch.

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng bộ phận mà xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng cấp, bộ phận tương ứng.

Đối với các trường tiểu học phải xây dựng kế hoạch chiến lược lâu dài nhằm định hướng cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có một kế hoạch cụ thể cho từng năm học, cho từng học kì, định hướng hoạt động cho các tổ khối chuyên môn, chi đoàn, Đội TNTP của nhà trường, các lực lượng phối hợp.

Các tổ khối chuyên môn cần phải xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động GDBVMT phù hợp với đặc điểm của từng khối lớp, căn cứ vào kế hoạch năm học. Đặc biệt đối với các tổ khối chuyên môn, việc lập kế hoạch hóa cho từng học kì, từng tháng, từng đợt thi đua đóng vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý. Kế hoạch càng cụ thể, chi tiết, càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Các tổ chức Đảng và chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình. Đoàn thanh niên và Đội TNTP cũng cần có kế hoạch cụ thể để phối hợp trong việc triển khai các hoạt động theo kế hoạch đã định.

Trước khi xây dựng kế hoạch, các trường tiểu học phải nắm chắc tình hình của đơn vị mình, tất cả các bộ phận thực hiện nghiêm túc chức năng nhiệm vụ được giao. Đảm bảo có sự phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận, các lực lượng phối hợp cũng như giữa các thành viên tham gia quản lý và tổ chức việc GDMT cho học sinh một cách hợp lý, đúng đắn và có hiệu quả. Kế hoạch có tính khả thi, tuân theo các bước trình tự tiến hành, tránh sự chồng chéo dẫm đạp nhau.

3.2.4.Giải pháp thứ tư : Tổ chức tốt việc triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở các trường tiểu học.

Tổ chức thực hiện kế hoạch đó chính là giai đoạn thực hiện hóa những ý tưởng đã được kế hoạch hóa để đưa công việc đến mục tiêu đã định. Đây chính là sự sắp đặt một cách khoa học những con người, những công việc một cách hợp lý để mỗi người đều thấy hài lòng và hào hứng với nhiệm vụ được giao, tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w