Tình hình giáo dục của quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh ( trong đó có giáo dục tiểu học)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 43)

( trong đó có giáo dục tiểu học)

2.1.3.1.Về quy mô giáo dục của quận

• Quy mô trường lớp, học sinh: Bảng 2.1 2009 - 2010 2010 - 2011 2011 - 2012 - TS TRƯỜNG: + Mầm non: 38 40 41 Công lập: 25 25 25 - MG - MN Ngoài công lập: 14 15 16 - MG 6 8 9 - MN 7 7 7 - Nhóm trẻ gia đình 73 + Tiểu học: 28 28 29 - Công lập 23 23 23

+ THCS: 19 16 17 - Công lập 15 15 15 - Ngoài công lập 4 1 2 - TS. SỐ LỚP 1638 1724 1796 + Mầm non: 509 596 636 Công lập: 250 246 266 - NT 76 72 77 - MG 174 174 189 Ngoài công lập: 259 350 370 - NT 13 20 25 - MG 80 78 85 - Nhóm trẻ gia đình 166 252 260 + Tiểu học: 708 713 720 - Công lập 625 626 630 - Ngoài công lập 83 87 90 + THCS: 439 415 440 - Công lập 421 414 440 - Ngoài công lập 18 1 - TS. SỐ HỌC SINH + Mầm non: 14908 16168 16400 Công lập: 8378 9194 9200 - NT 1783 2209 2250 - MG 6595 6985 6950 Ngoài công lập: 6530 6974 7200 - NT 265 415 450 - MG 1817 3542 3150 - Nhóm trẻ gia đình 4448 3017 3400 + Tiểu học: 27272 26283 26700 - Công lập 25583 24592 25000 - Ngoài công lập 1689 1691 1700 + THCS: 18412 - Công lập 17943 17018 17300 - Ngoài công lập 469 7 • Về đội ngũ (NH 2010-2011): + Cán bộ quản lý:

Bảng 2.2

Trên chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn + Mầm non: - Công lập: 74/74(100%) - Ngoài công lập 10/14(71.4%) 4/14(28.6%) + Tiểu học: - Công lập: 66/66(100%) - Ngoài công lập 12/15(80%) 3/15(20%) + THCS: - Công lập: 43/43(100%) - Ngoài công lập 1/1(100%) + Giáo viên:

Trên chuẩn Đạt chuẩn Chưa đạt chuẩn + Mầm non: - Công lập: 249/479(51.9%) 230/479(48.1%) - Ngoài công lập 256/450(56.8%) 194/450(43.2%) + Tiểu học: - Công lập: 699/770(90.8%) 71/770(9.2%) - Ngoài công lập 78/176(44.3%) 98(55.7%) + THCS: - Công lập: 667/810(82.4%) 143(17.6%) - Ngoài công lập 56/66 10/66 2.1.3.2. Về chất lượng giáo dục

- Thực hiện Quyết định số 02/2003/QĐ-UB ngày 03/01/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố đến năm 2020, trong 5 năm qua Hội đồng Giáo dục quận đã tham mưu Quận ủy, UBND quận từng bước đầu tư cải tạo mở rộng, nâng cấp, xây mới trường lớp để đảm bảo đủ phòng học, giảm sĩ số học sinh trong một lớp, tăng tỉ lệ học sinh học 2 buổi/ngày ở tất cả các ngành học.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục để đạt và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể là:

Giáo dục mầm non:

Trong thời gian từ 2006 đến 2010, ngành học mầm non tập trung thực hiện tốt các chủ trương đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục và đạt được những kết quả như sau:

- Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:

+ Duy trì tốt mô hình chăm sóc nuôi dưỡng tại các trường công lập, cơ sở dân lập, tư thục và nhóm trẻ gia đình qua việc tuyên truyền thực hiện chương trình quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng và phòng chống thừa cân, béo phì. (Hàng năm tỉ lệ giảm suy dinh dưỡng trên 70% đến 90% và dư cân – béo phì giảm từ 10 đến 15% so với đầu vào); 100% các trường đều có bản tin tuyên truyền đến phụ huynh cùng phối hợp với nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng … + Cán bộ-Giáo viên-Công nhân viên và các cháu được khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.

+ Hàng năm thường xuyên tổ chức các chuyên đề: Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát chất lượng bữa ăn, đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ.

+ Thường xuyên quan tâm và đẩy mạnh công tác phòng bệnh, phòng dịch và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các bệnh dịch xảy ra trong trường mầm non, mẫu giáo, nhóm trẻ gia đình. Ngoài ra còn thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng, chủng ngừa các dịch bệnh theo mùa.

- Công tác chăm sóc giáo dục:

+ Thực hiện tốt các chuyên đề: bé tập làm nội trợ, tăng cường vận động cho trẻ dư cân – béo phì, giáo dục dinh dưỡng, ứng dụng chương trình Kidsmart,

Mindjet - Mindmanager vào việc tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi, soạn giáo án mới.

+ Nâng cao chất lượng các chuyên đề: cho trẻ làm quen văn học – chữ viết, làm quen với Toán, hoạt động thử nghiệm khám phá, môi trường xanh – vườn cây của bé, giáo dục an toàn giao thông, xây dựng thư viện của bé, các hoạt động nghệ thuật trong phòng hoạt động âm nhạc, đổi mới việc đánh giá hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, hoạt động giáo dục lễ giáo, hoạt động với nước và bảo vệ môi trường, tổ chức các hoạt động lễ hội, giáo dục kỹ năng xã hội, truyền thông “Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS”

+ Hầu hết các trường mầm non công lập và tư thục thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, mục tiêu của chương trình giúp cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần, rèn luyện kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy tối đa những khả năng tiềm ẩn, mạnh dạn, tự tin, hồn nhiên gắn với cuộc sống và kinh nghiệm.

Giáo dục phổ thông:

Ngành học Phổ thông đã tập trung chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện chương trình thay sách, gắn việc đổi mới chương trình với đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh.

Các trường kết hợp với Hội đồng giáo dục địa phương và Hội cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm trong việc tổ chức giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh.

Ngành đã tổ chức các chuyên đề – thao giảng – hội giảng ở nhiều bộ môn từ Tiểu học đến Trung học cơ sở nhằm bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, tháo gỡ những vấn đề vướng mắc trong trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học, đưa sinh hoạt tổ khối chuyên môn đi vào nề nếp.

Nhiều trường đã mạnh dạn đầu tư phương tiện dạy học hiện đại, mua sắm thêm đồ dùng dạy học.

Qua 5 năm triển khai, việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở các cấp học đã được đội ngũ cán bộ - giáo viên nhận thức đúng mức. Nhiều giáo viên tự nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, đầu tư nghiên cứu bài dạy khi lên lớp, vận dụng phương pháp dạy học tích cực khá linh hoạt, hầu hết các giờ lên lớp đều sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức thảo luận theo nhóm nhỏ giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới một cách dễ dàng. Đặc biệt, ở một số tiết dạy trên lớp, giáo viên đã mạnh dạn sử dụng phương tiện hiện đại (máy chụp ảnh 3 chiều, máy chiếu đa phương tiện kết hợp vi tính, bảng thông minh…) minh hoạ cho bài giảng thêm sinh động, kích thích hứng thú học tập của học sinh.

Kết quả cụ thể:

+ Công tác chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở được tiếp tục giữ vững, nâng cao.

+ Năm 2010, UBND Thành phố tiếp tục công nhận quận hoàn thành phổ cập Bậc Trung học cơ sở và trung học phổ thông.

+ Hiệu suất đào tạo: Trong 5 năm qua hiệu suất đào tạo của các bậc học đều tăng: năm học 2006-2007 ở Tiểu học là 92.2% và THCS là 90.4 %; đến năm học 2010-2011 ở Tiểu học là 98,7% và THCS là 91.79%.

+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hàng năm được duy trì khá ổn định: năm học 2006-2007 ở Tiểu học là 99.7% và THCS là 98,9 % ; đến năm học 2010-2011, Tiểu học là 100% và THCS là 98,5 %.

+ Tỉ lệ học sinh cuối cấp thi nghề phổ thông do Thành phố tổ chức hàng năm đều đạt kết quả cao từ 80% đến 97%.

+ Học sinh giỏi lớp 9 cấp thành phố: trong 5 năm qua đã có 556 em học sinh được công nhận (trong đó đạt giải nhất: 88 em, giải nhì 163 em, giải ba 305 em, 01 HS đạt thủ khoa bộ môn toán và 01 em đạt giải á khoa môn Sử cấp thành phố, 01 học sinh đạt giải nhất cấp toàn quốc trong kì thi viết thư UPU lần thứ 37).

+ Giáo viên giỏi cấp Thành phố: đạt 01 giải nhất và 01 giải nhì hội thi GV giỏi cấp thành phố.

+ 113 giáo viên giỏi giải Chu Văn An cấp Quận (từ lần VII đến lần XI). Có 5 giáo viên được vinh dự tuyên dương giải Võ Trường Toản cấp thành phố.

+ Hàng năm ngành Giáo dục và Đào tạo duy trì tổ chức Hội thi Giáo viên Giỏi giải Chu Văn An, nhằm động viên giáo viên phấn đấu vươn lên trong việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao trình độ chính trị - chất lượng chuyên môn và kỹ năng sư phạm trong đội ngũ Cán bộ quản lý - Giáo viên toàn ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

2.1.3.3.Công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ Cán bộ quản lý – Giáo viên :

Trong những năm qua, ngành giáo dục đã tập trung chỉ đạo các hoạt động bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều hình thức phù hợp với từng ngành học, cấp học : tổ chức thăm lớp, dự giờ, thanh kiểm tra toàn diện giáo viên để đánh giá xếp loại tay nghề, bồi dưỡng các chuyên đề trọng tâm. Thời gian qua, trường Bồi dưỡng Giáo dục đã thực hiện tốt công tác bồi dưỡng thường xuyên cho ngành học Mầm non và bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III (2004 – 2007) cho giáo viên phổ thông.

+ Bậc Mầm non: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, 64.47% có bằng A ngoại ngữ và 84.21 % có bằng A tin học trở lên.

+ Bậc Tiểu học: 100% đạt chuẩn, 98.5% trên chuẩn, 89.3% có bằng A ngoại ngữ và 91% có bằng A tin học trở lên.

+ Bậc Trung học cơ sở: 100% đạt chuẩn, 97.6% trên chuẩn, 52.38% có bằng A ngoại ngữ và 83.3% có bằng A tin học trở lên.

- Về đội ngũ giáo viên:

+ Bậc Mầm non có 100% giáo viên đạt chuẩn, trong đó 89.6% trên chuẩn, 59.03 % có bằng A ngoại ngữ và 64.2 % có bằng A tin học trở lên.

+ Bậc Tiểu học có 99.8% giáo viên đạt chuẩn trong đó 93,4% đạt trên chuẩn, 70% có bằng A ngoại ngữ và 79.5% có bằng A tin học trở lên.

+ Bậc Trung học cơ sở có 99,3% giáo viên đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là 74.8%, 36.98% có bằng A ngoại ngữ và 68.61% có bằng A tin học trở lên.

2.1.3.4.Công tác xã hội hóa:

Bên cạnh hệ thống trường lớp công lập, loại hình trường lớp dân lập, tư thục cũng ngày càng phát triển từ mầm non đến trung học phổ thông đã góp phần rất lớn trong việc huy động học sinh ra lớp.

Trên địa bàn quận hiện có 91 cơ sở mẫu giáo tư thục, nhóm trẻ gia đình, 5 trường Tiểu học dân lập, 10 trường cấp 2-3 dân lập, tư thục với hơn 2.992 học sinh.

Nhằm tập trung nguồn lực cho Giáo dục – Đào tạo về mọi mặt, công tác xã hội hóa giáo dục trong thời gian qua đã được quán triệt và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả. Bên cạnh nguồn kinh phí nhà nước, công tác vận động hợp tác với các ngành chức năng và các đơn vị đoàn thể, các công ty hỗ trợ chăm lo công tác giáo dục trên địa bàn quận: hàng năm, Hội Khuyến học quận hỗ trợ

hơn 300 triệu đồng dưới hình thức Khuyến học – Khuyến tài để khen thưởng giáo viên tài năng, giáo viên vượt khó, hạn chế lưu ban bỏ học, dành nhiều phần thưởng cao cho học sinh giỏi cấp Toàn quốc, Thành phố. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quận đã dành nhiều học bổng chăm lo cho học sinh nghèo hiếu học như học bổng Nụ cười hồng, học bổng Nguyễn Đức Cảnh, học bổng Vũ Đình Tụng . . .

2.2. Thực trạng quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh ở

các trường tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w