Đánh giá về thực trạng quản lý công tác GDBVMT ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 69)

học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Qua điều tra khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động GDBVMT cho HS ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh, chúng tôi nhận thấy các ưu điểm, nhược điểm và các nguyên nhân sau đây:

2.3.1. Ưu điểm:

- Tuyệt đại bộ phận CBQL và GV ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GDBVMT là hoạt động rất cấp thiết, không thể thiếu nhằm giáo dục ý thức, thái độ, hiểu biết, các chuẩn mực, hành vi ứng xử đúng đắn với MT cho học sinh và mọi người trong thời đại ngày nay – thời đại CNH và HĐH đất nước, là hoạt động quan trọng trong chương trình giảng dạy, giáo dục ở các bậc học, cấp học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Hầu hết Hiệu trưởng và CBQL các trường tiểu học đều xây dựng và phổ5 biến, chỉ đạo tốt công tác kế hoạch GDBVMT cho toàn trường trong cả năm học, từng học kì, từng tháng và theo chủ đề.

- Đại đa số CBQL và GV đã tích cực giảng dạy, giáo dục MT và BVMT lồng ghép kiến thức MT qua các môn học cụ thể. Thực hiện tương đối có chất lượng việc GDBVMT cho học sinh ở các trường tiểu học đối với phương pháp dạy học tích cực, các phương thức tổ chức dạy học ở ngoài lớp, trong lớp đa dạng và phong phú.

- Những yếu tố quản lý hoạt động GDBVMT cho học sinh ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh được CBQL và GV hết sức quan tâm và thực hiện tốt như: nâng cao nhận thức cho mọi người về GDBVMT; công tác kế hoạch hóa hoạt động GDBVMT; công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL và GV về kiến thức BVMT và GDBVMT; GDBVMT lồng ghép trong chương trình dạy học; tổ chức GDBVMT ở trong lớp, ngoài lớp đa dạng, phong phú; nói chuyện chuyên đề về GDBVMT; xây dựng MT xanh – sạch – đẹp và trường học thân thiện.

Do đó kết quả đạt được về quản lý GDBVMT cho học sinh với thành tích rất tích cực, khả quan, đáng được khen ngợi trong các năm học ở các trường tiểu học quận Bình Thạnh.

2.3.2. Tồn tại:

- Còn có một số ít trường triển khai hoạt động GDBVMT chưa tích cực, công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch GDBVMT thiếu tính khoa học, chi tiết, cụ thể, chưa được thường xuyên.

- Phương pháp giảng dạy mới, các hình thức tổ chức GDBVMT ở một số nơi chưa linh hoạt, chưa phong phú và đa dạng, hoạt động theo các chuyên đề

GDBVMT nghèo nàn về nội dung, hình thức và cũng không được tiến hành thường xuyên.

- Việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức GDBVMT cho CBQL và GV chưa đạt yêu cầu, chất lượng kiến thức cơ bản không cao, số lượng kiến thức mới, hiện đại chưa nhiều, tính cập nhật yếu. Thiếu đổi mới nội dung và phương pháp tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại kiến thức và phương pháp GDBVMT.

- Còn có một số không nhỏ GV tiểu học không nhiệt tình, thiếu tích cực giảng dạy lồng ghép kiến thức MT vào môn học, bài học thuộc chuyên môn mình giảng dạy.

- Còn một số nhà quản lý nhà trường tiểu học hoạt động quản lý GDBVMT theo các yếu tố chưa được toàn diện, phong phú và không thường xuyên lien tục trong năm học , nên hạn chế đến kết quả GDBVMT cho HS, chưa tạo nên một MT trường học đúng với yêu cầu của nó.

- Kinh phí và cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho hoạt động GDBVMT và quản lý công tác trong các trường tiểu học quận Bình Thạnh.

Đây là một loại kiến thức mới mẻ, chưa phải là một bộ môn độc lập, mà phải được lồng ghép qua các môn học khác để truyền tải, nên gặp không ít khó khăn, hạn chế, mặt khác một số CBQL chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý hoạt động này. Vì vậy cần được thường xuyên đúc kết rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, để ngày một tốt hơn cho công tác quản lý và GDBVMT cho HS trong các trường tiểu học quận Bình Thạnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 69)