Cơ sở pháp lý của công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 32)

học

Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thể hiện qua việc Ban hành các Văn bản Pháp luật Công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường nói riêng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm từ nhiều năm nay và đã có những chủ trương, biện pháp giải quyết các vấn đề môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam:

- Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 25/6/1998 về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã chỉ rõ: “Bảo vệ môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xoá đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc đấu tranh vì hoà bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Chỉ thị đã đưa ra 8 giải pháp lớn về bảo vệ môi trường, trong đó giải pháp đầu tiên là: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường”.

Trong MT, về MT và vì MT

Nội dung GDMT

- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải pháp đầu tiên được nêu ra là: “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường”. Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”.

- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam).

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, Điều 5 và Điều 6 đề cập đến chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những hoạt động được khuyến khích, trong đó có công tác tuyên truyền, giáo dục. Riêng Chương XI, Điều 107. Giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, quy định rõ:

 Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trường.

 Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khoá của các cấp học phổ thông.

 Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường.

- Chỉ thị số 02/2005/CT-BGD&ĐT ngày 31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường.

- Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.

Kết luận chương 1

Tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng trong việc đào tạo các em trở thành các công dân tốt cho đất nước “Cái gì (Về nhân cách) không làm được ở cấp tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau.” Giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học tức là làm cho gần 10% dân số hiểu biết về môi trường và bảo vệ môi trường. Con số này sẽ nhân lên nhiều lần nếu các em biết và thực hiện được tuyên truyền về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, từng bước tiến tới trong tương lai ta có cả một thế hệ biết và hiểu về môi trường, sống và làm việc vì môi trường, thân thiện với môi trường.

Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực cần thiết phải đưa vào nhà trường Tiểu học nhất là trong giai đoạn hiện nay khi bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu. Nhà trường là nơi có nhiều cơ hội, điều kiện giáo dục môi trường cho học sinh.

Trong chương này, tác giả đã phân tích khái quát, đảm bảo tính cơ bản và khoa học một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài và đề cập lý giải một số lý thuyết của giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học như: mục tiêu,

nội dung, phương pháp, phương thức tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường, cũng như những cơ sở pháp lý của hoạt động quản lý giáo dục BVMT.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường tiểu học quận bình thạnh thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 32)