II. Những giải pháp chính trong sáng kiến cải tiến kĩ thuật
6. Gợi cho học sinh biết liên tưởng, tích hợp với một số tác phẩm đã học, đã đọc
bài Cho con:
Vì con, cơm áo mẹ nhường
Vì con, cha phải thất thường nắng mưa Vắt mình đến kiệt sớm trưa
Dạ cịn thắc thỏm lo chưa đủ đầy? Xác ve mẹ tĩp teo gầy, Để trịn trịa nét thơ ngây con cười Kể gì lặn ngọc biển khơi
Vì con, cha sẽ lên trời hái sao.
(Cho con- Nguyễn Ngọc Hưng)
giáo viên cĩ thể hướng dẫn cho học sinh nhận biết một số “tín hiệu” nghệ thuật để cảm nhận được nội dung ý nghĩa của bài thơ. Đĩ là cách dùng từ thật đắt địa: vắt, kiệt, thắc thỏm, xác ve, hái sao, rồi dùng những từ láy vừa giàu tính gợi hình vừa lại cĩ
sự đối lập: tĩp teo-trịn trịa...; đĩ là cách sử dụng một số biện pháp tu từ như đảo ngữ
(cơm áo mẹ nhường), điệp ngữ (vì con), cách nĩi thậm xưng (lặn ngọc biển khơi, lên
trời hái sao), ... Những nét đặc sắc nghệ thuật này giúp các em cảm nhận được sự hi
sinh và tình cảm yêu thương vơ bờ của cha mẹ dành cho con cái như thế nào.
6. Gợi cho học sinh biết liên tưởng, tích hợp với một số tác phẩm đã học, đã đọc đọc
Liên tưởng, so sánh, đối chiếu là những kĩ năng cần thiết của người dạy và học văn. Nếu cĩ ĩc liên tưởng thì ta sẽ dễ dàng “huy động” những kiến thức mà ta đã học, đã biết để vận dụng làm cho việc cảm thụ tác phẩm của chúng ta trở nên sâu sắc và phong phú hơn.
Sau khi đã học Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng (lớp 8) thì chỉ cần đọc Những đứa trẻ của Mác-xim Go-rơ-ki (lớp 9) là chúng ta nghĩ ngay đến điểm chung
của hai tác giả - hai con người cĩ số phận giống nhau khi tuổi thơ, rồi lại tương đồng khi trưởng thành (là những nhà văn lớn, cĩ nhiều đĩng gĩp cho nền văn học nước nhà). Khi học “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính” (Phạm Tiến Duật) ta lại liên tưởng đến hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu) để từ đĩ so sánh và thấy được những điểm chung và sự trưởng thành (sự khác biệt) của người lính Cụ Hồ qua hai thời kì kháng chiến. Hoặc khi học bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu thì ta sẽ nghĩ ngay đến chùm các bài thơ của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hồ Chí Minh, Sĩng Hồng viết khi bị giam trong tù.
Trong các tác phẩm văn học, tuy cùng một đề tài, nhưng mỗi nhà thơ, nhà văn lại các cách thể hiện riêng, khơng ai giống ai. Đã cĩ biết bao bài thơ hay viết về đề tài mùa thu nhưng khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, ta bắt gặp ở đĩ những điểm
mới, rất riêng, chưa từng gặp ở những bài thơ khác cùng đề tài (chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, ...).
Tương tự, trong Ngữ văn 9, khi nĩi đến ước nguyện sống cĩ ích và sự hi sinh, cống
hiến thì ta khơng thể khơng nhắc đến một số đoạn thơ, hình ảnh thơ tiêu biểu: Muốn làm con chim hĩt quanh lăng Bác/ Muốn làm đĩa hoa tỏa hương đâu đây/ Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.(Viếng lăng Bác, Viễn Phương); Một mùa xuân nho nhỏ/Lặng lẽ dâng cho đời/ Dù là tuổi hai mươi/ Dù là khi tĩc bạc. (Mùa xuân nho nhỏ,
Thanh Hải); Nếu là con chim, chiếc lá/ Thì con chim phải hĩt, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà khơng cĩ trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.(Một khúc ca xuân, Tố
Hữu)...
Tĩm lại, liên tưởng sẽ giúp nhiều cho ta trong việc khơi gợi trí nhớ. Vì thế, nếu cĩ ĩc liên tưởng thì bài viết ý sẽ phong phú hơn; minh chứng sẽ rõ ràng, đầy đủ hơn; diễn đạt sẽ linh hoạt, sinh động hơn; giúp ích rất nhiều cho việc cảm thụ của học sinh..