Động viên học sinh viết đúng, hướng dẫn cách sửa cho học sinh viết chưa đúng,

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI (Trang 45 - 46)

yêu cầu học sinh viết lại lần hai, lần ba (nếu cần).

- Đối với bài dạy cĩ 2 chữ ghi âm (vần) mới, cách hướng dẫn viết chữ ghi âm (vần) mới thứ hai tương tự như trên.

- Giáo viên chỉ vào mẫu và hướng dẫn học sinh nhận xét về độ cao của các chữ cái trong chữ ghi tiếng, quy trình viết và cách nối nét, cách đặt dấu thanh.

Giáo viên viết mẫu chữ ghi tiếng – từ mới theo cỡ vừa, trên dịng kẻ ly ở bảng phụ, sau đĩ cho học sinh tập viết vào bảng con (bảng lớp) từ 1 đến 2 lần.

+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết

- Sau khi hướng dẫn học sinh tập viết trên bảng con và luyện đọc từ ngữ, câu ứng dụng, giáo viên dành khoảng 10 phút cho học sinh tập viết trong vở tập viết theo nội dung quy định. Ở bước này giáo viên hướng dẫn ngắn gọn để học sinh cĩ thời gian luyện viết.

- Giáo viên dùng que chỉ tơ lại từng chữ cái (vần) theo mẫu trên bảng (vừa tơ vừa kết hợp mơ tả lại cách viết) nhắc học sinh lưu ý ở những nét khĩ viết hoặc dễ viết sai.

- Yêu cầu học sinh tập viết từng dịng (chữ cái hoặc vần) theo mẫu đã hướng dẫn trong vở tập viết.

- Giáo viên viết mẫu (hoặc tơ lại) chữ ghi tiếng từ mới trên bảng, nhắc nhở học sinh một vài điểm cần chú ý khi viết (VD: Độ cao của chữ, khoảng cách).

- Yêu cầu học sinh tập viết từng dịng theo mẫu.

- Giáo viên nhận xét một số bài tại lớp của học sinh và biểu dương những học sinh viết đẹp.

* Thực hành: Soạn giáo án và dạy tiết Tập viết lớp Một 4.4. Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh viết chữ đúng, đẹp - Dùng tên gọi các nét cơ bản để hướng dẫn học sinh viết chữ

Trong quá trình hình thành biểu tượng về chữ và hướng dẫn học sinh viết chữ. Giáo viên thường sử dụng tên gọi các nét cơ bản để mơ tả hình dạng, cấu tạo quy trình viết 1 chữ cái theo các nét đã quy định ở bảng mẫu chữ.

Mẫu chữ cái viết thường trong bảng mẫu chữ viết được triển khai từ năm học 2002 – 2003 đến nay vẫn sử dụng tên gọi 5 loại nét cơ bản theo các tài liệu hướng dẫn.

- Mơ tả chữ viết để hướng dẫn học sinh viết chữ

Theo quy định của chương trình Tiếng Việt lớp Một: Cùng với việc dạy học sinh đọc các chữ in thường, giáo viên dạy cho học sinh tập viết các chữ cái viết thường theo cỡ vừa, viết các vần, tiếng, từ ứng dụng theo cỡ vừa và cỡ nhỏ (cuối học kì II). Do vậy, để giúp học sinh dễ hình dung biểu tượng chữ viết và thực hiện quy trình chữ viết trên bảng con hay trong vở tập viết, giáo viên thường mơ tả đặc điểm, cấu tạo, cách viết từng chữ cái cỡ vừa theo dịng kẻ ơ li.

- Cách dùng từ, thuật ngữ trong dạy Tập viết

Phân mơn Tập viết cĩ những nét đặc trưng riêng. Do đĩ, trong hoạt động dạy học, giáo viên phải dùng từ và sử dụng một số thuật ngữ để diễn đạt sao cho học sinh hiểu rõ và thực hiện đúng yêu cầu luyện tập. Về cơ bản việc sử dụng thuật ngữ cần đảm bảo tính khoa học, đồng thời phải chú ý đến tính sư phạm. Dưới đây là một số thuật ngữ và cách sử dụng chúng trong việc dạy tập viết ở tiểu học:

- Chữ: Dùng chữ để ghi tiếng, mỗi tiếng được viết thành một chữ. Giữa các chữ thường cĩ khoảng cách bằng một chữ cái o hoặc cĩ gạch nối (VD: ê – đê)

- Chữ cái: Dùng chữ cái để ghi nguyên âm, phụ âm.

- Dấu thanh: Dấu thanh gồm cĩ: Thanh (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng). Cách đánh dấu thanh cũng cần đảm bảo sự hài hịa, cân đối và mang tính thẩm mỹ.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI (Trang 45 - 46)