Thường xuyên trau dồi cho các em sự hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI (Trang 103 - 104)

II. Những giải pháp chính trong sáng kiến cải tiến kĩ thuật

1. Thường xuyên trau dồi cho các em sự hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học

II. Những giải pháp chính trong sáng kiến cải tiến kĩ thuật

Theo chương trình mới, sách giáo khoa Ngữ văn cấp THCS gồm cĩ ba phần chính: Đọc-hiểu văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn. Ba phần này cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cĩ liên quan mật thiết đến việc cảm thụ các tác phẩm văn học, trong đĩ phần Đọc-hiểu gĩp phần quan trọng trong việc giúp các em cảm thụ tác phẩm văn học mà các em được tiếp cận.

Đọc-hiểu là yêu cầu đặt ra cho mọi đối tượng đọc, với tất cả các kiểu văn bản, trong đĩ cĩ cả văn bản nghệ thuật. Cịn cảm thụ tác phẩm văn học (gọi tắt là cảm thụ văn học) là yêu cầu đặt ra cho những ai đọc-hiểu tác phẩm văn học. Cảm thụ văn học (CTVH) là đọc hiểu tác phẩm văn học ở mức cao nhất. Muốn vậy, người đọc tác phẩm văn học khơng chỉ nắm bắt thơng tin cĩ tính chất bề nổi mà phải cịn thẩm thấu được các thơng tin đĩ bằng những cách riêng mà tác giả đã sử dụng thơng qua một số hình thức nghệ thuật, tạo được mối giao cảm đặc biệt giữa người đọc với nhà văn thơng qua tác phẩm văn học đĩ. Như vậy, đọc-hiểu và cảm thụ cĩ sự tác động qua lại lẫn nhau, chúng thống nhất nhưng khơng đồng nhất với nhau. Cĩ thể nĩi “đọc” là khâu đầu tiên để giúp người đọc tiếp cận với văn bản, làm cơ sở cho việc tìm hiểu văn bản, “hiểu” tức là người đọc đã phát hiện các thơng tin mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình, nhất là việc phát hiện một số tín hiệu nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Cịn “cảm thụ” là quá trình người đọc thẩm thấu tác phẩm, nhập thân vào tác phẩm để sống với tác phẩm, hiểu được tư tưởng chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm thơng qua đứa con tinh thần của mình. Người cảm thụ vừa là người tiếp nhận, đồng thời vừa là người phản hồi, bày tỏ, chia sẻ những hiểu biết của mình về tác phẩm.

Và để cĩ năng lực cảm thụ văn học tốt, người đọc cần phải cĩ sự say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, chịu khĩ tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống cũng như về văn học, đồng thời phải cĩ phương pháp tiếp cận và tư duy thích hợp cùng với năng lực diễn đạt để bày tỏ cảm nhận của mình. Trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu, học hỏi, bản thân tơi đã tích lũy được một số biện pháp cơ bản để giúp học sinh bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của các tác phẩm văn chương.

1. Thường xuyên trau dồi cho các em sự hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học phẩm văn học

Sách là một thứ khơng thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người. Mỗi loại sách mang lại cho ta một lợi ích riêng. Sách văn học bồi bổ cho ta những tình cảm nhân văn cao cả, giúp cho chúng ta phân biệt tốt-xấu, bạn-thù, .... Vì vậy chúng ta phải thường xuyên trau dồi sự hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm văn thơ, xem đĩ là mĩn ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.Trong thực tế, một học sinh chưa yêu thích văn học, cịn thiếu sự say mê cần thiết để đọc sách thì khĩ cĩ thể cảm nhận tốt về tác phẩm đĩ. Cịn nếu chúng ta biết khơi gợi sự hứng thú khi tiếp xúc với văn thơ, các em sẽ vượt qua được những trở ngại và đĩ là điều kiện quan trọng để giúp các em rèn kĩ năng cảm thụ văn học tốt hơn.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (VNEN) Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHÚ BÀI (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)