- Kiểm định mô hình Kiểm tra giả thiết Đánh giá kết quả phân tích
3.4.1 Mẫu nghiên cứu
Đối tượng lấy mẫu nghiên cứu trong đề tài này là những người trong độ tuổi từ 18 tuổi trởlên, đã từng mua các sản phẩm thời trang của các thương hiê ̣u cao cấp, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và trình độ học vấn. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một hình thức chọn mẫu phi xác suất. Kích thước mẫu được xác định phụ thuộc vào cách phân tích dữ liệu, đối tượng được khảo sát, yếu tố tài chính và khảnăng cũng như cách tiếp cận đối tượng.
36
Khảo sát định lượng được tiến hành thực hiện tại TP.HCM bằng hai cách thức chính đó là phỏng vấn trực tiếp và qua internet.
Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Các nghiên cứu trong lĩnh vực này đều thống nhất là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995). Tuy nhiên kích thước mẫu bao nhiêu được cho là lớn thì vẫn chưa được xác định cụ thể. Có tác giả cho rằng kích thước mẫu tới hạn cần thiết là 200 (Hoeller 1983). Kích cỡ mẫu càng lớn thì tính chính xác càng cao. Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, trong nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo Gorsuch (1983) (trích dẫn bởi MacClalt, 1999) cho rằng sốlượng mẫu cần gấp 5 lần số biến quan sát trở lên. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cũng cho rằng tỷ lệđó là 5 lần. Nghiên cứu được thực hiện với 35 biến quan sát (35 biến quan sát x 5 = 175 mẫu) (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011) thì kích thước mẫu phải ít nhất là 175. Tuy nhiên đểđảm bảo tính khách quan cho kích thước mẫu lựa chọn, tác giả lựa chọn kích thước mẫu là n = 414 mẫu.