Nghĩa của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 71 - 77)

Bảo hộ NHHH bằng pháp luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với các doanh nghiệp mà đối với toàn xã hội. Nó không những tác động tới sự phát triển của kinh tế nói riêng mà còn ảnh hưởng đến các mặt khác của đời sống xã hội. Điều này thể hiện qua các phương diện sau:

2.2.3.1. Bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa

Luật về bảo hộ nhãn hiệu ban đầu bắt nguồn từ luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, do các chủ thể kinh doanh có uy tín than phiền sản phẩm của mình bị giả mạo. Mục đích ban đầu của việc sử dụng nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, tuy nhiên khi sản phẩm đã chiếm được thị trường, nhãn hiệu trở thành biểu tượng của uy tín, chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu càng uy tín, càng dễ bị người khác lợi dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế nảy sinh nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu có uy tín với phạm vi rộng hơn các nhãn hiệu thông thường - đó là những NHNT. Đối với những nhãn hiệu loại này, việc bảo hộ không chỉ giới hạn ở những sản phẩm cùng loại, mà ở tất cả các loại hình sản phẩm.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền ngăn không cho người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hay tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ. Thông qua bảo vệ nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu bảo vệ uy tín thương mại của sản phẩm do mình sản xuất hay dịch vụ do mình cung cấp. Độc quyền nhãn hiệu chỉ thu hẹp trong phạm vi nhãn hiệu của những loại sản phẩm mà mình đã yêu cầu bảo hộ. Phạm vi bảo hộ độc quyền của văn bằng cũng có giới hạn về thời gian, không gian và nội dung bảo hộ. Tuy nhiên, nếu

65

một nhãn hiệu được công nhận là nổi tiếng thì phạm vi bảo hộ của nó có thể mở rộng với mọi loại sản phẩm.

2.2.3.2. Bảo vệ người tiêu dùng

Đứng trước vô vạn sản phẩm trên thị trường, người tiêu dùng luôn phải đối mặt với vấn đề lựa chọn giữa những sản phẩm giống nhau của các nhà sản xuất. Người tiêu dùng cần có những tiêu chí nhất định để lựa chọn sản phẩm một cách chính xác và nhanh nhạy nhất. NHHH là phương tiện chủ yếu giúp người tiêu dùng xây dựng các tiêu chí đó. Bởi vì NHHH là người bán hàng im lặng và trung thực, nó không chỉ thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ mà còn có tác dụng thông tin về sản phẩm và về nguồn gốc của sản phẩm. Do đó, nhãn hiệu giúp người tiêu dùng nhanh chóng tìm được sản phẩm mà mình tin tưởng, hài lòng về mặt giá cả cũng như chất lượng. Không những đem lại lợi thế về mặt thời gian cho khách hàng, NHHH còn giúp họ tránh được sự lừa dối và những nhầm lẫn về chất lượng khi lựa chọn sản phẩm [52, tr.26]. Chính vì thế, pháp luật của các nước quy định bảo hộ NHHH chính là bảo hộ người tiêu dùng khỏi sự nhầm lẫn, lừa dối khi có ý định mua sảm phẩm hoặc sử dụng dịch vụ chính mà mình đã định trước.

2.2.3.3.Bảo vệ lợi ích kinh tế đất nước

Việc bảo hộ NHHH chỉ mang tính lãnh thổ nên một nhãn hiệu được bảo hộ đầy đủ ở quốc gia này nó sẽ không được bảo hộ ở quốc gia khác nếu chủ sở hữu nhãn hiêu đó không mang NHHH của mình đăng ký bảo hộ ở quốc gia đó. Điều đó cho thấy rằng, hoạt động SHTT không chỉ là việc bảo hộ các đối tượng SHTT trong phạm vi quốc gia mà còn được mở rộng sang các nước và lãnh thổ khác, nhất là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay. Đây là cơ hội tốt nhất để doanh nghiệp của nước đang phát triển mua các công nghệ hiện đại do nước ngoài mang vào và đăng ký tại nước đó; đồng thời cũng là cơ hội nhằm thu hút đầu tư nước ngoài để tạo công ăn việc làm

66 cho người dân.

Bên cạnh đó, việc đăng ký bảo hộ NHHH ở một hoặc một số nước chính là nhằm giành được độc quyền sử dụng đối với NHHH ở nước đó. Vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với nhãn hiệu. Sản phẩm xuất khẩu mang nhãn hiệu trong nước có chất lượng cao, nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đó ở nước nhập khẩu thì khi nhãn hiệu trở thành nổi tiếng và đạt được uy tín với người tiêu dùng, sản phẩm này chắc chắn sẽ có người bắt chước cả về nhãn hiệu, thị trường tiêu thụ có thể giảm hoặc mất hoàn toàn; vì vậy, đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài để bảo vệ mặt hàng xuất khẩu trở thành vấn đề rất quan trọng và bức thiết đối với các doanh nghiệp tiến hành mở rộng thị trường kinh doanh thông qua xuất khẩu hàng hoá. Cho nên nước xuất xứ của những NHNT, được nhiều người biết đến đa số là ở các nước có doanh nghiệp phát triển mạnh. Bởi vì nhiều doanh nghiệp mạnh kết hợp lại sẽ làm nên một nền kinh tế phát triển và giàu có.

Ngoài ra, pháp luật bảo hộ NHHH còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Khi tìm hiểu cơ hội đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến tài sản của họ khi đầu tư vào một nước có thể được pháp luật bảo hộ hay không, đặc biệt là các tài sản trí tuệ, trong đó có NHHH. Nếu đứng trước thực trạng NHHH không được bảo hộ hoặc bảo hộ kém hiệu quả, họ luôn dự kiến được khả năng hàng hóa của mình sẽ bị sao chép, làm giả hoặc sẽ có rất nhiều khả năng là sẽ lựa chọn một quốc gia khác nơi mà NHHH của họ được bảo hộ tốt hơn để đầu tư vào.

2.2.3.4. Đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế

Hiện nay, trên thế giới xuất hiện rất nhiều các điều ước và công ước quốc tế quy định về bảo hộ NHHH, đặc biệt là Hiệp định TRIPs. Hiệp định này đề ra yêu cầu tối thiểu đối với các nước thành viên và các nước đang ở trong quá trình đàm phán vào WTO. Đối với NHHH, Hiệp định này có các quy định

67

chung mà cho các nước thành viên phải tuân theo để cho pháp luật của các nước trên thế giới có sự hài hòa với nhau về việc quy định bảo hộ NHHH. Cho nên pháp luật quốc gia của các nước thành viên WTO trước khi ban hành phải đảm bảo được tính phù hợp với quy định mà Hiệp định này đòi hỏi.

Kết luận chƣơng 2

Nhãn hiệu hàng hóa có lịch sử hình thành và phát triển từ thời cổ đại. Thậm chí từ lúc con người còn tự cung tự cấp những gì họ cần cho bản thân nhiều hơn là mua chúng từ những người thợ thủ công. Nhãn hiệu hàng hóa từ lâu đã được sử dụng để nhận biết nguồn gốc của sản phẩm hàng hóa. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, bảo hộ NHHH có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Thực tiễn cho thấy, nhiều công ty, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đã rất thành công và trở nên nổi tiếng nhờ khai thác có hiệu quả bảo hộ NHHH. Nhãn hiệu hàng hóa có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với chủ sở hữu NHHH như bảo vệ uy tín sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn đối với người tiêu dùng khỏi sự nhầm lẫn, lừa dối khi có ý định mua sản phẩm hàng hóa mà mình đã định trước. Do đó, vấn đề bảo hộ NHHH từ lâu đã được pháp luật của các quốc gia trên thế giới quan tâm bảo hộ.

Nhãn hiệu hàng hóa còn có chức năng quan trọng khác như, chức năng chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, chức năng quảng cáo, tiếp thị sảm phẩm hàng hóa và chức năng bảo đảm chất lượng của sản phẩm. Pháp luật của các nước trên thế giới đã phân loại nhãn hiệu khác nhau như: NHHH, nhãn hiệu dịch vụ, NHTT, NHCN và NHNT. Trong điều kiện hiện nay đã xuất hiện một số khái niệm liên quan đến NHHH mà nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn như: khái niệm chỉ dẫn địa lý và tên thương mại.

68

Do hoàn cảnh lịch sử và phát triển kinh tế xã hội đặc thù của Lào, khái niệm NHHH xuất hiện trong văn bản pháp luật Lào tương đối muộn so với các nước trên thế giới và khu vực như, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Về cơ bản, khái niệm NHHH theo pháp luật hiện hành của Lào là khá tương đồng với khái niệm NHHH theo quy định luật pháp của các nước và pháp luật quốc tế đề ra. Đối với điều kiện dấu hiệu có khả năng dùng làm NHHH quy định trong pháp luật của các nước là không hoàn toàn giống nhau. Dấu hiệu được dùng làm NHHH theo pháp luật Lào và Việt Nam chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống như, các từ, tên, chữ số… Trong khi đó, theo pháp luật của một số nước còn mở rộng đến khả năng đăng ký đối với các dấu hiệu như, dấu hiệu âm thanh và dấu hiệu mùi. Điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển và truyền thống pháp luật về bảo hộ NHHH của mỗi quốc gia.

Hiện nay, bảo hộ NHHH trở thành một việc hết sức quan trọng đối với nhà sản xuất kinh doanh nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực. Để bảo đảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, chống lại hàng nhái, hàng giả cạnh tranh một cách bất chính, bảo hộ NHHH càng trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, bảo hộ NHHH có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với toàn xã hội.

69

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA CỦA LÀO TRONG SỰ SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trên thực tế, có rất nhiều cách xây dựng pháp luật một cách có hiệu quả, phù hợp với các điều ước quốc tế và tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực. Trong đó, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là tăng cường việc học hỏi kinh nghiệm quốc gia tiên phong như Việt Nam là rất quan trọng và bổ ích đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào. Việc học hỏi kinh nghiệm cũng như so sánh pháp luật giữa Việt Nam và Lào về bảo hộ NHHH, xuất phát từ các lý do chính sau:

Thứ nhất, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có nhiều nét tương đồng về địa lý, văn hóa, xã hội, cũng như vận mệnh lịch sử. Nhân dân hai nước vốn có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, gắn bó từ lâu đời và ngày càng phát triển. Mối quan hệ máu thịt, hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kayxon Phomvihan đặt nền móng xây dựng đã được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước không ngừng dày công vun đắp [31].

Thứ hai, Việt Nam và Lào có hệ thống chính trị cũng như hệ thống pháp luật rất tương đồng với nhau.

Thứ ba, từ năm 1989 đến năm 2012 Việt Nam là nước đứng đầu về đầu tư tại Lào trên cả nước láng giềng khác như Thái Lan và Trung Quốc. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam và Lào còn có kế hoạch tăng cường thương mại song phương từ 725 triệu đô la hiện nay lên đến 2 tỷ đô la trong năm 2015 và lên đến 5 tỷ đô là trong năm 2020 [89].

Thứ tư, Việt Nam là thành viên WTO kể từ năm 2007. Do đó, hệ thống bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam được xây dựng tương đối hoàn thiện và

70

củng cố một cách tích cực để thực hiện đầy đủ và hiệu quả cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Đây sẽ là kinh nghiệm rất bổ ích đối với Lào để rút ra bài học trong việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền SHTT trong tương lai.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 71 - 77)