Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 28)

14.1. Nhận xét, đánh giá

Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về bảo hộ NHHH và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đã được các nhà khoa học ở nước ngoài quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Bảo hộ quyền SHTT, trong đó có NHHH tại Việt Nam mặc dù mới tiếp cận từ khoảng cuối những năm 1980 trở lại đây nhưng cũng thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau. Còn đối với Lào vấn đề bảo hộ quyền SHTT vẫn còn tương đối mới mẻ, do đó, vấn đề này vẫn chưa thu hút

22

được các nhà khoa học nghiên cứu theo đúng tầm quan trọng của nó trong xu thế hiện nay.

Hầu hết các bài viết, công trình nghiên cứu về NHHH của tác giả Việt Nam thời gian qua đều tập trung phân tích, đánh giá các khía cạnh khác nhau về sự phù hợp của hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH ở Việt Nam và nhu cầu phát triển thực tế trong giai đoạn hiện nay; nêu ra một số định hướng và giải pháp nhất định nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ NHHH.

Các công trình nghiên cứu của các tác giả Lê Hồng Hạnh, Vũ Thị Hải Yến, Đàm Thị Diễm Hạnh, Lê Mai Thanh, RAVEEN Obhrai, Nguyễn Thị Quế Anh, chủ yếu nghiên cứu về những vấn đề lý luận về NHHH như, khái niệm, chức năng và vai trò của NHHH, phân biệt NHHH với một số đối tượng khác có liên quan, phân loại NHHH để góp phần trong việc đổi mới, hoàn thiện quy định pháp luật về NHHH. Ngoài ra, trong công trình của các tác giả Nguyễn Văn Luật và Lê Mai Thanh cũng phân tích rất rõ về lý luận NHHH.

Trong công trình của tác giả Phan Ngọc Tâm, Vương Thanh Thúy, Nguyễn Như Quỳnh, chủ yếu nghiên cứu và phân tích sâu các khía cạnh khác nhau trong lĩnh vực bảo hộ NHHH dưới sự so sánh với pháp luật của các nước phát triển như, Hoa Kỳ, Châu Âu và các điều ước quốc tế liên quan để góp phần đổi mới và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu trong công trình của các tác giả Nguyễn Đức Nga, Lê Việt Long, đề cập đến hoạt động đấu tranh phòng, chống tội xâm phạm quyền SHCN và quyền SHTT dưới góc độ của khoa học luật hình sự và tố tụng hình sự nên luận án tập trung nghiên cứu xoay quanh vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật SHCN và pháp luật SHTT. Trong công trình của tác giả Lê Hoài Nam, chủ yếu đề cập đến hoạt động phòng ngừa và đấu tranh chống

23

hành vi xâm phạm quyền SHTT theo chức năng của lực lượng cảnh sát nên tác giả không đi sâu nghiên cứu về nội dung phòng ngừa tội phạm về SHTT.

Trong công trình của tác giả Định Thị Mai Phương, chủ yếu tập trung nghiên cứu chuyên sâu vào nguyên tắc bồi thường thiệt hại và căn cứ xác định bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHCN để hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thị liên quan đến bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật xâm phạm quyền SHTT ở Việt Nam.

Trong công trình của các tác giả Nguyễn Văn Luật và Lê Mai Thanh, lần đầu tiên các vấn đề pháp lý về bảo hộ NHHH tại Việt Nam được đề cập tương đối toàn diện và có hệ thống. Một số giải pháp và kiến nghị nêu trong luận án góp phần vào việc đổi mới và hoàn thiện các quy định pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu của các công trình này so với hiện nay các quy định pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể để tương thích với các điều ước quốc tế liên quan và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Trong công trình của tác giả Nguyễn Bá Diễn, Lê Xuân Thảo, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Chiến Thắng … đều nghiên cứu trong phạm vi rộng hơn, đề cập đến vấn đề thực thi quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động thực thi quyền SHTT sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.

Có thể thấy rằng, trong thời gian qua có rất nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu dưới góc độ so sánh pháp luật bảo hộ NHHH với các nước phát triển trên thế giới và các điều ước quốc tế liên quan. Một số công trình còn tập trung nghiên cứu pháp luật bảo hộ NHHH theo pháp luật nước ngoài và các điều ước quốc tế liên quan.

24

Trong luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đăng Thị Thu Huyền và Phạm Thị Nhị, nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam với các nước phát triển về hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH như, Pháp và Hoa Kỳ, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam.

Trong công trình của các tác giả Phan Ngọc Tâm, Vương Thanh Thúy, Nguyễn Như Quỳnh, cũng nghiên cứu dưới góc độ so sánh giữa pháp luật bảo hộ NHHH ở các khía cạnh khác nhau như, bảo hộ NHNT, dấu hiệu mang chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu và hết quyền đối với nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước phát triển như, Hoa Kỳ, Châu Âu và các điều ước quốc tế liên quan.

Các công trình trên của tác giả Việt Nam chủ yếu phân tích, đánh giá mức độ phù hợp, tương thích và khác biệt so với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước như, Hoa Kỳ, Châu Âu, Pháp, Nhật, Trung Quốc và vv…

Nghiên cứu các công trình trên của các tác giả Việt Nam có thể thấy, các nhà khoa học Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu có hệ thống về bảo hộ NHHH; các công trình đó góp phần xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu nêu trên là cơ sở lý luận và kinh nghiệm quý báu để tác giả tham khảo, kế thừa, nối tiếp và học hỏi kết quả công trình khoa học và các bài viết trên đạt được trong quá trình hoàn thành luận án của mình.

Mặc dù, Việt Nam và Lào có nhiều nét tương đồng về hệ thống chính trị, pháp luật và là hai nước láng giềng có mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu so sánh pháp luật của Lào và Việt Nam về bảo hộ NHHH một cách toàn diện. Đây là một đề tài độc lập và không trùng lặp với các đề tài trên. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT nói chung và

25

NHHH nói riêng dưới góc độ so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam là cần thiết cho việc hoàn thiện và nâng cao hoạt động thực thi bảo hộ NHHH trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Lào trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án

- Kế thừa, nối tiếp kết quả của các công trình nghiên cứu được công bố ở nước ngoài, Việt Nam và Lào để thống nhất nhận thức lý luận về NHHH, lý luận về bảo hộ NHHH và lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH;

- Nghiên cứu về thực trạng quy định của pháp luật bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào trên cơ sở so sánh với pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam, từ đó chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong công tác bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào trong điều kiện hiện nay.

- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu qủa áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào dưới sự chú ý kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam đạt được trong điều kiện hiện nay.

Kết luận chƣơng 1

Luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu hiện có của Lào, Việt Nam và quốc tế liên quan đến đề tài. Luận án đã tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình nghiên cứu theo vấn đề liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án như: lý luận về pháp luật bảo hộ NHHH, các quy định pháp luật bảo hộ NHHH và thực trạng áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH. Ở mỗi vấn đề, luận án đánh giá lồng ghép các tình hình nghiên cứu ở phạm vi quốc tế, Việt Nam và Lào.

Do các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo hộ NHHH tại Lào còn hạn chế, nên luận án chủ yếu tập trung khái quát một số công trình nghiên cứu của tác giả Việt Nam. Trên cơ sở nhận xét, đánh giá khái quát kết quả nghiên

26

cứu của một số công trình trên, có thể thấy rằng, NHHH là một vấn đề quan trọng trong kinh tế thị trường. NHHH không đơn thuần chỉ là vấn đề nhận biết một hàng hóa nào đó mà nó còn là một tài sản thuộc quyền SHTT. Nó cũng thể hiện uy tín của mỗi doanh nghiệp, chất lượng của mỗi sản phẩm… nhiều NHHH còn thể hiện uy tín của quốc gia đó. Do đó, NHHH gây được sự chú ý trong giới khoa học và được tác giả Việt Nam nghiên cứu tương đối toàn diện. Các công trình nghiên cứu về bảo hộ NHHH của tác giả Việt Nam trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả mới, góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao pháp luật bảo hộ NHHH tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh một cách toàn diện về pháp luật bảo hộ NHHH giữa Việt Nam và Lào.

Qua đó luận án nhận xét, đánh giá và đề ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án để đưa ra những đề xuất, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào dưới sự chú ý kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam.

27

CHƢƠNG 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA 2.1. Khái quát chung về nhãn hiệu hàng hóa

2.1.1. Quá trình hình thành nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng SHTT phổ biến nhất trong cuộc sống và được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường vì nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Nguồn gốc của nhãn hiệu có thể được xem trở lại từ thời xa xưa, tức là bắt đầu từ khi có sự ra đời của việc lưu thông hàng hóa. Lịch sử của nhãn hiệu cũng dường như xuất phát cùng với lịch sử của nguồn nhân loại và tôn giáo của chúng ta [83, tr.1]. Khoảng 5000 năm trước công nguyên, loài người đã biết dùng một miếng kim loại nung đỏ để tạo ra dấu hiệu trên cổ những con bò, từ đó giúp chủ sở hữu dễ dàng phân biệt chúng với những con bò khác. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trên vách hang động hình ảnh của những con bò rừng Bizon cùng với các ký hiệu của chúng có nguồn gốc bắt đầu từ thời kỳ đó. Ngoại ra, nhiều dấu hiệu còn được tìm thấy trên các đồ gốm cùng thời [88].

Khoảng 4000 năm về trước thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư đã sử dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượng để phân biệt sản phẩm. Thợ gốm La Mã đã sử dụng hơn 100 dấu hiệu khác nhau để phân biệt các tác phẩm của mình, nổi tiếng nhất là nhãn hiệu FORTIS mà nhiều sản phẩm giả đã bắt chước. Người ta tin rằng các thợ thủ công đó sử dụng nhãn hiệu cho nhiều mục đích bao gồm: quảng cáo người làm ra các sản phẩm đó hoặc làm bằng chứng khẳng định sản phẩm thuộc về một thương gia cụ thể nào đó khi có tranh chấp về sở hữu cũng như sử dụng để đảm bảo về chất lượng [30, tr.149-150].

Bước vào thời kỳ Phục hưng, khi Đế chế Roman tan rã, những tài liệu miêu tả việc sử dụng các dấu hiệu trong thời kỳ này không được tìm thấy

28

nhiều. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ định là các dấu hiệu vẫn không ngừng được sử dụng với mục đích khác nhau trong suốt thời gian này. Thoạt đầu, các dấu hiệu được sử dụng để xác định nhà sản xuất, với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng. Sau đó, các dấu hiệu lại được sử dụng để xác định sự gắn bó, mối liên kết giữa nhà sản xuất với một phường hội nhất định, đồng thời để bảo hộ sự độc quyền của các phường hội này. Có thể thấy, các dấu hiệu trong giai đoạn sau thường được sử dụng với vai trò thể hiện lợi ích của nhà sản xuất hơn mục đích bảo vệ người tiêu dùng. Đến giai đoạn quảng cáo được coi như là một hành vi không lành mạnh, dấu hiệu được các nhà sản xuất sử dụng để xác định thương hiệu của họ trên thị trường. Sau cùng, các dấu hiệu đã chính thức được pháp luật công nhận giá trị tài sản của chúng, tương đương với những tài sản khác [67, tr.22]. Sau đó, các dấu hiệu hay gọi theo thuật ngữ pháp lý là NHHH được chấp nhận và sử dụng với ý nghĩa đích thực của chúng cho tới ngày nay.

Thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của nền sản xuất hàng hóa thương mại toàn cầu, nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ, kèm theo đó là chiến lược quảng cáo, tiếp thị của các nhà sản xuất, kinh doanh…, làm cho việc phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại đó. NHHH không chỉ còn là thông điệp về sự bảo đảm chất lượng của các nhà sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng mà trở thành giá trị kết cấu của nền kinh tế, vì thế sự bảo hộ của nhà nước và rộng hơn là pháp luật quốc tế đối với hàng hóa và NHHH luôn là vấn đề thời sự quan trọng [36, tr.8].

2.1.2. Chức năng của nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hóa là một dấu hiệu gắn với hàng hóa, dịch vụ dùng trong hoạt động thương mại của các nhà sản xuất, kinh doanh. Việc bảo hộ NHHH không chỉ bảo hộ lợi ích chính đáng của chủ sở hữu, mà còn bảo hộ

29

người tiêu dùng để tránh khỏi bị nhầm lẫn giữa hàng giả và hàng thật khi họ quyết định mua sản phẩm nào đó.

Nhãn hiệu hàng hóa có ba chức năng cơ bản được người ta công nhận rộng rãi như: chức năng chỉ dẫn nguồn gốc, chức năng quảng cáo hoặc tiếp thị và chức năng bảo đảm chất lượng [3, tr.3].

-Chức năng chỉ dẫn nguồn gốc:

Luật nhãn hiệu có sự phát triển từ những hành vi đánh lừa hoặc sự mạo nhận gây thiệt hại cho người khác, đó là hành vi theo thông luật nhằm ngăn chặn việc đánh cắp uy tín thương mại của người khác. Nhãn hiệu được coi là biểu tượng tinh túy quý giá nhất của uy tín thương mại của một doanh nghiệp, thương nhân. Thiệt hại do xâm phạm độc quyền đối với nhãn hiệu gây ra là việc tách hàng hóa ra khỏi người sở hữu nhãn hiệu hoặc là làm cho uy tín thương mại của chủ sở hữu giảm sút trầm trọng. Do vậy, nguyên tắc ban đầu của luật nhãn hiệu là nhãn hiệu phải thể hiện nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ. Việc xâm phạm nhãn hiệu xảy ra khi một người thể hiện sai về nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Sự mập mờ về chức năng nguồn gốc của nhãn hiệu xuất hiện cùng với sự phát triển của tiếp thị toàn cầu thông qua việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Ở nhiều nước, toà án được lập ra để thúc đẩy hoạt động chuyển quyền sử dụng, với điều kiện chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền kiểm soát đối với chất lượng của hàng hóa được bán bởi bên được

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 28)