Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 90 - 91)

Luật SHTT Lào không có điều khoản nào quy định cụ thể về chủ sở hữu NHHH. Điều 46 Luật SHTT 2011 Lào chỉ quy định chung về chủ sở hữu quyền SHCN như: chủ sở hữu quyền SHCN là tổ chức cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Như vậy, chủ sở hữu NHHH được quy định chung với chủ sở hữu của các đối tượng SHCN như: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, bí mật kinh doanh… Tuy nhiên, chủ sở hữu đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và NHHH là tổ chức cá nhân được cơ quan nhà nước cấp văn bằng bảo hộ, nhưng các đối tượng SHCN khác như tên thương mại, bí mật kinh doanh là không phải thông qua thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền vẫn được pháp luật bảo hộ. Ví dụ như chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh. Do đó, quy định tại Điều 46 trong Luật SHTT 2011 Lào là hoàn toàn chưa hợp lý.

Hơn nữa, Luật SHTT 2011 Lào cũng chưa đề cập đến chủ sở hữu NHHH có đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận và chủ sở hữu

84

NHNT. Nhãn hiệu nổi tiếng là không phải thông qua thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ với cơ quan có thẩm quyền như NHHH thông thường vì quyền đối với NHNT được xác lập trên cơ sở sử dụng nhãn hiệu đó mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Khác với pháp luật Lào, Điều 121 Luật SHTT 2005 Việt Nam quy định cụ thể về chủ sở hữu các đối tượng SHCN, trong đó có chủ sở hữu NHHH. Theo đó, chủ sở hữu NHHH là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ NHHH hoặc có NHHH đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có NHNT.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)