3.2.1. Nguyên tắc xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa
Theo pháp luật của các nước trên thế giới, NHHH có thể được bảo hộ hay xác lập trên hai cơ sở đó là xác lập quyền trên cơ sở sử dụng hoặc xác lập quyền trên cơ sở đăng ký [9, tr.75].
Tại Điều 6.1 của Công ước Paris buộc các quốc gia thành viên có nghĩa vụ thiết lập hệ thống đăng ký bảo hộ NHHH. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thiết lập hệ thống đăng ký nhãn hiệu trong nước của mình và việc xác lập quyền đối với NHHH đều thông qua việc đăng ký, trong đó có Việt Nam và Lào.
Đối với những nước xác lập quyền bảo hộ NHHH trên cơ sở đăng ký được gọi chung là các nước theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”. Nguyên tắc này là nguyên tắc xác lập quyền đối với NHHH cho người nào đăng ký đầu tiên, khi có hai hay nhiều người cùng nộp đơn xin đăng ký cho các NHHH giống nhau hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhau cho những hàng hóa cùng loại hay hàng hóa khác loại nhưng có cùng thuộc tính. Tuy nhiên, xác lập quyền đối với NHHH trên cơ sở sử dụng hoặc theo nguyên tắc “sử dụng đầu tiên” vẫn đóng vai trò rất quan trọng, nhiều quốc gia vẫn duy trì hệ thống bảo hộ này, việc đăng ký NHHH chỉ là hình thức khẳng định NHHH đã được xác lập do sử dụng. Hệ quả của hệ thống bảo hộ này là người sử dụng NHHH trước trong thương mại có quyền ưu tiên trong các vụ tranh chấp, chứ không phải là người đăng ký NHHH trước [61, tr.63,64].
74
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật SHTT 2011 Lào, quyền đối với NHHH được xác lập thông qua thủ tục đăng ký NHHH đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Riêng đối với NHNT, quyền được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Tương tự, Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT 2005 Việt Nam cũng quy định việc xác lập quyền đối với NHHH thông qua thủ tục đăng ký hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đối với NHNT, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Điều khác biệt ở đây là, hiện nay Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế NHHH. Do đó, ngoài việc xác lập quyền đối với NHHH theo thủ tục đăng ký, việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam còn dựa trên công nhận đăng ký NHHH quốc tế theo Thỏa ước và Nghị định thư Madrid. Đây là điều rất thuận lợi và có lợi thế đối với chủ NHHH của Việt Nam cũng như các nước thành viên khác của Thỏa ước và Nghị định thư Madrid.
3.2.2. Thực trạng áp dụng quy định về xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa hàng hóa
Lào và Việt Nam đều quy định cụ thể về căn cứ xác lập quyền đối với NHHH trên cơ sở đăng ký. Do đó, cá nhân, tổ chức kinh doanh muốn được pháp luật bảo hộ NHHH của mình phải đăng ký nhãn hiệu đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ở Lào và Việt Nam, cơ quan cơ thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ NHHH đều thuộc thẩm quyền của Cục SHTT, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ của hai nước.
Theo quy định của pháp luật Lào, Cục SHTT có các chức năng chính sau: nghiên cứu, triển khai đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ, kế hoạch, chương trình và dự án khác của Bộ; nghiên cứu trình lên Bộ và đưa ra
75
chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển bao gồm các văn bản pháp luật khác liên quan đến việc quản lý và bảo hộ quyền SHTT; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, rà soát, xét nghiệm và cấp văn bằng bảo hộ quyền SHTT; xem xét đơn yêu cầu, đơn khiếu nại, kiến nghị khác về SHTT và tiến hành giải quyết theo thủ tục hành chính... Ngoài ra, Cục SHTT Lào còn có quyền như: hướng dẫn, thông báo, cấp văn bằng, chứng chỉ khác liên quan đến SHTT; cấp, hoãn, rút hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền SHTT; trình lên Bộ để đưa ra các biện pháp giải quyết các hành vi xâm phạm quyền SHTT...[99, Điều 4].
Hiện nay, Cục SHTT Lào bao gồm các phòng chức năng như: Phòng quản lý tổng hợp; Phòng sáng chế; Phòng NHHH; Phòng bản quyền; Phòng xúc tiến và phát triển; và Phòng giải quyết tranh chấp quyền SHTT. Cục SHTT có cán bộ, chuyên viên tất cả 36 người, trong đó Phòng NHHH có 09 người [97].
-Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa: + Chủ thể có quyền đăng ký NHHH:
Luật SHTT 2011 Lào không có quy định cụ thể về chủ thể có quyền đăng ký NHHH. Về nguyên tắc, cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước đều có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ NHHH của mình Cục SHTT trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Lào. Cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài có mục đích đăng ký bảo hộ NHHH tại Lào phải có đại diện hợp pháp thành lập theo quy định pháp luật Lào. Đối với đối tượng không có cơ sở kinh doanh hoặc thường trú tại Lào phải có đại diện hợp pháp thành lập theo quy định pháp luật Lào để tiến hành hoạt động đăng ký bảo hộ NHHH của mình.
Khác với Luật SHTT Lào, Việt Nam quy định rất chi tiết về quyền đăng ký NHHH của các tổ chức, cá nhân tại Điều 87 Luật SHTT 2005 Việt Nam. Đây cũng là một điều cần được bổ sung trong Luật SHTT Lào trong thời gian tới.
76
+ Yêu cầu đối với đơn đăng ký NHHH:
Đơn đăng ký NHHH bao gồm các tài liệu như: Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định; Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện, trong đó giấy ủy quyền phải có tên và địa chỉ của đại diện ở Lào; Hình ảnh hoặc hình mẫu NHHH mà có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng; Nếu đơn đăng ký NHTT hoặc NHCN phải nêu rõ trong đơn và phải kèm theo quy chế sử dụng nhãn hiệu đó; Chứng từ nộp phí và lệ phí (Điều 33 Luật SHTT 2011 Lào).
Một đơn đăng ký chỉ có thể yêu cầu cấp giấy chứng nhận NHHH cho một NHHH, nhưng có thể xin đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ phù hợp với bảng phân loại theo Thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở nộp phí và lệ phí cho từng nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ.
-Nguyên tắc chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH:
Về nguyên tắc chấp nhận đơn đăng ký NHHH, Lào áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (First to File), có nghĩa là trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau nộp đơn xin đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ (Điều 28 Luật SHTT 2011 Lào).
Luật SHTT Lào không có quy định nào liên quan đến trường hợp có nhiều đơn đăng ký NHHH cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho ai.
Việt Nam cũng áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên tương tự với Lào. Nhưng Luật SHTT Việt Nam quy định cụ thể hơn trong trường hợp có nhiều
77
đơn đăng ký NHHH cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của những người nộp đơn; nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ (Khoản 3 Điều 90 Luật SHTT 2009 Việt Nam). Có nghĩa là đơn đăng ký NHHH của những người nêu trên sẽ không ai có thể được cấp văn bằng bảo hộ NHHH. Về vấn đề này, theo kinh nghiệm của một số nước lại quy định khác với pháp luật Việt Nam. Ví dụ như, Khoản 5 Điều 8 Luật NHHH năm 1959 của Nhật Bản quy định, nếu có trường hợp tương tự xảy ra như quy định trên của pháp luật Việt Nam thì Nhật Bản áp dụng biện pháp bốc thăm một cách công khai và công bằng cho những người nộp đơn. Đây có thể là biện pháp rất tốt mà Lào và Việt Nam cần tham khảo.
-Quyền ưu tiên:
Hiện nay, hầu như trong tất cả pháp luật của các nước trên thế giới đều thừa nhận quyền ưu tiên của người nộp đơn. Quyền ưu tiên được đề cập tại Điều 4 Công ước Paris, cụ thể là trên cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên được nộp tại một trong số các nước thành viên, trong một thời hạn 6 tháng đối với NHHH người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành viên nào khác và các đơn nộp sau được coi như được nộp cùng ngày với ngày nộp đơn đầu tiên. Điều này được cụ thể hóa tại Điều 29 Luật SHTT 2011 Lào và Điều 91 Luật SHTT 2009 Việt Nam.
- Quy trình và thời hạn xem xét đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ:
Đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH tại Lào sẽ được Cục SHTT thẩm định qua hai giai đoạn sau: Thứ nhất: Cục SHTT sẽ thẩm định về hình thức của đơn. Đây là việc Cục SHTT sẽ kiểm tra xem xét hồ sơ đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không và kiểm tra chứng từ nộp phí và lệ
78
phí. Nếu đơn được coi là hợp lệ, thì Cục SHTT xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn. Nếu đơn có các thiếu sót, Cục SHTT sẽ thông báo cho người nộp đơn sửa chữa lại các thiếu sót đó trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo trên (Điều 38 Luật SHTT 2011 Lào). Thứ hai: Cục SHTT sẽ thẩm định nội dung đơn: Việc thẩm định nội dung đơn được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật. Việc thẩm định nội dung đơn là việc của Cục SHTT sẽ đánh giá khả năng được bảo hộ của các đối tượng nêu trong đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ NHHH mà pháp luật quy định. Mục đích của thẩm định nội dung này thường là để đánh giá khả năng NHHH dó có đáp ứng các điều kiện bảo hộ hay không. Hiện nay, thời hạn thẩm định hình thức đơn và thẩm định nội dung đơn chưa được quy định trong Luật SHTT Lào.
Nếu đơn đăng ký NHHH hợp lệ, đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn nộp phí và lệ phí, thì Cục SHTT sẽ quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về SHCN và công bố kết quả đăng ký trong Công báo SHCN. Trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày có kết quả đăng ký NHHH được công bố trên Công báo SHCN thì bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền yêu cầu phản đối hoặc hủy kết quả đăng ký NHHH đó.
Việc thẩm định đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH tại Việt Nam cũng được Cục SHTT Việt Nam thẩm định qua hai giai đoạn tương tự như Luật SHTT Lào quy định, nhưng điểm khác nhau cơ bản nhất giữa pháp luật của hai nước về quá trình xem xét đơn đăng ký NHHH là:
Thứ nhất, Luật SHTT Việt Nam quy định rất rõ thời hạn xử lý đơn đăng ký NHHH chẳng hạn như: đơn đăng ký NHHH được thẩm định hình thức trong thời hạn một tháng kể từ ngày nộp đơn và thẩm định nội dung đơn là không quá 9 tháng tính từ ngày thông báo chấp nhận đơn hợp lệ (Điều 119
79 Luật SHTT 2009 Việt Nam).
Thứ hai, sau khi thẩm định hình thức đơn, Cục SHTT sẽ công bố đơn trên Công báo về SHCN trong thời gian hai tháng để cho phép bất kỳ người thứ ba nào có quyền và lợi ích liên quan đều có thể có ý kiến với Cục SHTT về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đăng ký đó. Kể từ ngày đơn đăng ký NHHH được công bố trên Công báo SHCN đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ. Ngoài ra, Việt Nam còn quy định chi tiết về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc đăng ký NHHH tại Điều 14 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP [44]. Đây là quy định rất có lợi đối với người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký NHHH do cơ quan quản lý nhà nước về SHCN ban hành có quyền khiếu nại với lại cơ quan quản lý nhà nước về SHCN hoặc khởi kiện ra toà án theo quy định của Luật SHTT và pháp luật có liên quan của Việt Nam.
Ví dụ, trong bài viết của tác giả Đỗ Thị Minh Thủy về “Áp dụng pháp luật trong đánh giá khả năng “tương tự gây nhầm lẫn” của nhãn hiệu”, đăng tại Báo điện tử của Thanh tra Khoa học và Công nghệ ngày 23/9/2013 về vụ Công ty Demag Cranes & Components GmbH của Đức đã tiến hành khiếu nại Quyết định về việc giải quyết khiếu nại và Thông báo từ chối đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu đăng ký cho sản phẩm thuộc danh mục xin đăng ký tại Việt Nam với Cục SHTT Việt Nam, vì từ chối việc bảo hộ nhãn hiệu của Công ty này với lý do nhãn hiệu DONATI của Công ty này tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “MP, DONATI, hình” của Công ty DONATI SPA (Italy) đã đăng ký trước cho các sản phẩm cùng thuộc nhóm 6. Đại diện SHCN tại Việt Nam của Công ty Demag Cranes & Components GmbH cho rằng dấu hiệu đăng ký của mình không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ của Công ty DONATI SPA. Không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại
80
của Cục SHTT, đại diện người nộp đơn tiếp tục khiếu nại lên Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu của Công ty mình với lý do nhãn hiệu đăng ký đó không tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ. Cuối cùng thì Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định chấp thuận khiếu nại của người nộp đơn đối với Quyết định giải quyết khiếu nại của Cục SHTT. Hủy Quyết định giải quyết khiếu nại và Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT. Cục SHTT được giao thực hiện các thủ tục cần thiết để bảo hộ nhãn hiệu DONATI đối với sản phẩn thuộc nhóm 6 theo Đăng ký quốc tế của Công ty Demag Cranes & Components GmbH. Có thể nói, quy định về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại liên quan đến việc đăng ký NHHH là quy định rất bổ ích đối với người nộp đơn và mọi tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định hoặc thông báo liên quan đến việc xử lý đơn đăng ký NHHH theo pháp luật Việt Nam, đây là quy định đáng phải bổ sung trong pháp luật SHTT của Lào.
Phản đối đơn đăng ký NHHH có vai trò rất quan trọng đối với việc sử dụng quyền cũng như để ngăn chặn được hành vi sử dụng và đăng ký nhãn hiệu không đúng quy định của pháp luật. Theo Hiệp hội quốc tế về NHHH