Quá trình hình thành nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 34 - 35)

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những đối tượng SHTT phổ biến nhất trong cuộc sống và được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nền kinh tế thị trường vì nó gắn liền với quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ.

Nguồn gốc của nhãn hiệu có thể được xem trở lại từ thời xa xưa, tức là bắt đầu từ khi có sự ra đời của việc lưu thông hàng hóa. Lịch sử của nhãn hiệu cũng dường như xuất phát cùng với lịch sử của nguồn nhân loại và tôn giáo của chúng ta [83, tr.1]. Khoảng 5000 năm trước công nguyên, loài người đã biết dùng một miếng kim loại nung đỏ để tạo ra dấu hiệu trên cổ những con bò, từ đó giúp chủ sở hữu dễ dàng phân biệt chúng với những con bò khác. Ngày nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trên vách hang động hình ảnh của những con bò rừng Bizon cùng với các ký hiệu của chúng có nguồn gốc bắt đầu từ thời kỳ đó. Ngoại ra, nhiều dấu hiệu còn được tìm thấy trên các đồ gốm cùng thời [88].

Khoảng 4000 năm về trước thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư đã sử dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượng để phân biệt sản phẩm. Thợ gốm La Mã đã sử dụng hơn 100 dấu hiệu khác nhau để phân biệt các tác phẩm của mình, nổi tiếng nhất là nhãn hiệu FORTIS mà nhiều sản phẩm giả đã bắt chước. Người ta tin rằng các thợ thủ công đó sử dụng nhãn hiệu cho nhiều mục đích bao gồm: quảng cáo người làm ra các sản phẩm đó hoặc làm bằng chứng khẳng định sản phẩm thuộc về một thương gia cụ thể nào đó khi có tranh chấp về sở hữu cũng như sử dụng để đảm bảo về chất lượng [30, tr.149-150].

Bước vào thời kỳ Phục hưng, khi Đế chế Roman tan rã, những tài liệu miêu tả việc sử dụng các dấu hiệu trong thời kỳ này không được tìm thấy

28

nhiều. Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ định là các dấu hiệu vẫn không ngừng được sử dụng với mục đích khác nhau trong suốt thời gian này. Thoạt đầu, các dấu hiệu được sử dụng để xác định nhà sản xuất, với mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng. Sau đó, các dấu hiệu lại được sử dụng để xác định sự gắn bó, mối liên kết giữa nhà sản xuất với một phường hội nhất định, đồng thời để bảo hộ sự độc quyền của các phường hội này. Có thể thấy, các dấu hiệu trong giai đoạn sau thường được sử dụng với vai trò thể hiện lợi ích của nhà sản xuất hơn mục đích bảo vệ người tiêu dùng. Đến giai đoạn quảng cáo được coi như là một hành vi không lành mạnh, dấu hiệu được các nhà sản xuất sử dụng để xác định thương hiệu của họ trên thị trường. Sau cùng, các dấu hiệu đã chính thức được pháp luật công nhận giá trị tài sản của chúng, tương đương với những tài sản khác [67, tr.22]. Sau đó, các dấu hiệu hay gọi theo thuật ngữ pháp lý là NHHH được chấp nhận và sử dụng với ý nghĩa đích thực của chúng cho tới ngày nay.

Thời đại ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của nền sản xuất hàng hóa thương mại toàn cầu, nhiều chủng loại hàng hóa, dịch vụ, kèm theo đó là chiến lược quảng cáo, tiếp thị của các nhà sản xuất, kinh doanh…, làm cho việc phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ của người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt hàng hóa và dịch vụ cùng loại đó. NHHH không chỉ còn là thông điệp về sự bảo đảm chất lượng của các nhà sản xuất, kinh doanh đối với người tiêu dùng mà trở thành giá trị kết cấu của nền kinh tế, vì thế sự bảo hộ của nhà nước và rộng hơn là pháp luật quốc tế đối với hàng hóa và NHHH luôn là vấn đề thời sự quan trọng [36, tr.8].

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 34 - 35)