Khái quát chung về bảo vệ quyền đối vớ

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 95 - 98)

Hệ thống pháp luật SHTT, trong đó có NHHH, bên cạnh các quy định về xác lập, nội dung quyền của các chủ thể quyền SHTT còn có các quy định liên quan đến bảo vệ quyền SHTT. Bảo vệ quyền SHTT được hiểu theo hai

89

nghĩa sau: Theo nghĩa rộng: Bảo vệ quyền SHTT là các biện pháp tác động bằng pháp luật lên hành vi và xử sự của các chủ thể, qua đó đảm bảo cho chủ thể của quyền SHTT thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các đối tượng

của quyền SHTT. Theo nghĩa hẹp: Bảo vệ quyền SHTT là những biện pháp

cụ thể được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm. Phạm vi của khái niệm này chỉ giới hạn ở các biện pháp áp dụng khi có hành vi xâm phạm quyền SHTT được thực hiện trên thực tế [50, tr.167-168]. Có ý kiến cho rằng, bảo vệ quyền SHTT là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thông qua hệ thống chính sách và pháp luật, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền SHTT nhằm chống lại bất kỳ sự vi phạm nào của phía thứ ba [68, tr.11].

Tóm lại, bảo vệ quyền SHTT được hiểu là những cách thức được chủ thể quyền SHTT hoặc được nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền SHTT khi các quyền này bị xâm phạm. Bảo vệ quyền SHTT, trong đó có NHHH, trong phạm vi luận án này được tiếp cận theo nghĩa hẹp, tức là bảo vệ quyền đối với NHHH là các biện pháp cụ thể được pháp luật cho phép để bảo vệ quyền của chủ thể quyền khi có hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH xảy ra trên thực tế.

Việc bảo vệ quyền SHTT phải thỏa mãn được lợi ích của bốn chủ thể [42, tr.186], đó là: chủ sở hữu quyền được bảo vệ uy tín hàng hóa hoặc dịch vụ; người tiêu dùng khỏi bị nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả; các nhà sản xuất khác được cạnh tranh một cách bình đẳng và Nhà nước được bảo đảm một hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả, chống thất thu thuế.

Bảo vệ quyền SHTT là một vấn đề trọng tâm và được coi là tiến bộ vượt bậc của Hiệp định TRIPs so với các điều ước quốc tế có trước đó. Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, các vấn đề nảy sinh trong việc bảo hộ các chuẩn mực quyền SHTT đều không thể giải quyết được trừ khi có một hệ thống bảo vệ

90

quyền được quy định chặt chẽ [16, tr.52]. Việc bảo vệ quyền SHTT kém hiệu quả có thể khuyến khích kinh doanh hàng giả, do đó gây tổn hại tới quyền lợi thương mại của các chủ thể quyền SHTT [60, tr.188].

Hiệp định TRIPs đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về bảo vệ quyền SHTT, đồng thời quy định các thủ tục và giải pháp bảo vệ các tiêu chuẩn đó. Các thủ tục và hình thức quy định đối với việc bảo vệ quyền SHTT phải hợp lý, công bằng và không được phức tạp và tốn kém đến mức không cần thiết và không được kéo dài một cách bất hợp lý và không có lý do. Hiệp định TRIPs còn yêu cầu các quốc gia thành viên phải quy định các biện pháp bảo vệ quyền SHTT và một số thủ tục một cách công khai đối với chủ sở hữu quyền, trong đó có các biện pháp bảo vệ như, biện pháp dân sự, hình sự và hành chính, bao gồm các biện pháp tạm thời, bồi thường thiệt hại, tiêu hủy vật vi phạm và biện pháp kiểm soát biên giới.

Do đó, Hiệp định TRIPs có vị thế độc nhất trong số các điều ước quốc tế về quyền SHTT bởi lẽ việc trở thành thành viên WTO đồng nghĩa với việc các quốc gia thành viên phải tham gia “trọn gói” các hiệp ước. Nói cách khác, các quốc gia thành viên WTO không được phép lựa chọn các Hiệp ước mà phải tuân thủ tất cả các Hiệp ước đa phương của WTO, bao gồm cả Hiệp định TRIPs [57].

Lào là nước thành viên mới của WTO, do đó, phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả các cam kết quốc tế trong lĩnh vực SHTT. Các biện pháp bảo vệ quyền SHTT theo quy định của pháp luật Lào phải được xây dựng một cách khoa học, đồng bộ, có hệ thống và chặt chẽ ngang tầm với khu vực và quốc tế. Các biện pháp chế tài quy định trong pháp luật phải thích hợp và đủ mạnh, thủ tục tiến hành các biện pháp phải linh hoạt, nhanh chóng và thuận tiện. Các cơ quan bảo vệ phải phát huy có hiệu của thẩm quyền và năng lực của mình.

91

quan đến việc bảo vệ quyền SHTT, có thể thấy rằng Luật SHTT Lào chỉ đáp ứng được tính đầy đủ mà chưa đáp ứng được tính hiệu quả theo quy định trong Hiệp định TRIPs.

Do đó, Lào xin gia hạn về việc bảo vệ quyền SHTT một cách đầy đủ và hiệu quả theo yêu cầu của Hiệp định TRIPs đến hết năm 2015 để xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật SHTT Lào phù hợp với chuẩn mực của Hiệp định TRIPs. Hơn nữa, Lào cũng rất cần sự hỗ trợ kỹ thuật từ WTO để tập huấn và nâng cao trình độ, nhận thức về SHTT cho cán bộ cũng như toàn thể xã hội về bảo hộ quyền SHTT [92, tr.43].

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)