Kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức xã hội về bảo hộ

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 137 - 140)

hiệu hàng hóa

Cùng với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT nhằm đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ của hệ thống SHTT, những năm qua Việt Nam chú trọng nhiều đến tính hiệu quả của hệ thống này trên cơ sở đẩy mạnh và thường xuyên nâng cao nhận thức và kiến thức về SHTT cho các chủ thể quyền SHTT, cán bộ của các cơ quan quản lý và bảo vệ quyền SHTT và công chúng nói chung nhằm làm cho hệ thống SHTT thực sự đi vào cuộc sống và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam [11, tr.18]. Kinh nghiệm cho thấy, tại các quốc gia mà nhận thức của công chúng về SHTT càng cao thì tình trạng vi phạm quyền SHTT càng thấp và đó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội [41].

131

tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực SHTT tiếp tục được triển khai với sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong cả nước, cũng như các cơ quan, tổ chức SHTT quốc tế. Theo báo cáo thường niên về hoạt động SHTT thì từ năm 2008 đến hết năm 2013 Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn về SHTT cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực SHTT trong cả nước hàng năm được hơn 20 lớp và có hơn hàng nghìn lượt người tham gia.

Ngoài công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực SHTT, Việt Nam còn triển khai thường xuyên công tác phổ biến, tuyên truyền về SHTT với mức độ ngày càng chuyên sâu và đối tượng ngày càng được mở rộng, dưới nhiều hình thức phong phú, được đông đảo các tầng lớp quan tâm. Hoạt động này không chỉ do Cục SHTT Việt Nam trực tiếp thực hiện mà còn thông qua việc hướng dẫn và phối hợp với các Sở khoa học và công nghệ [12, tr.26].

Các công tác phổ biến, tuyên truyền nhận thức về SHTT cho công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng… cũng được thành lập ra. Các nguồn thông tin điện tử của Cục SHTT Việt Nam là rất hữu ích đối với các cá nhân và tổ chức muốn tìm hiểu về SHTT. Những đổi mới trong cơ chế, chính sách và pháp luật SHTT được cập nhật kịp thời trên trang điện tử đáp ứng các nhu cầu thông tin chính thức về SHTT của xã hội. Các cơ quan bảo vệ quyền SHTT khác cũng lập chuyên mục riêng về SHTT cung cấp cho cá nhân, tổ chức được truy cập tìm kiếm những thông tin cần thiết.

Ngoài ra, còn có công tác nghiên cứu các đề tài, đề án, chuyên đề của các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT và các học viên cao học, nghiên cứu sinh tại các Viện, Trường đại học… nhằm đề xuất, kiến nghị những giải pháp thích hợp nhất cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

132

đã được đánh giá là đầy đủ, hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những năm qua Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ quyền SHCN và đạt được kết quả khả quan, được quốc tế ghi nhận. Số lượng NHHH được bảo hộ ngày càng tăng, các cơ quan chức năng đã xử lý ngày càng nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Tuy nhiên, việc xâm phạm quyền SHCN vẫn có diễn biến phức tạp, kéo dài và còn khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại cho chủ sở hữu và người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như uy tín của Việt Nam. Theo đánh giá của Phòng thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) năm 2013 thì hiện nay công tác bảo vệ quyền SHTT Việt Nam vẫn chưa đủ để có thể thu hút thêm hoạt động sản xuất công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn vào Việt Nam. EUROCHAM còn đưa ra kiến nghị rằng, Việt Nam cần tập trung phát triển các đội ngũ cán bộ thực thi phù hợp, có khả năng chống lại nạn hàng giả, các hàng hóa vi phạm quyền SHTT một cách hiệu quả, kịp thời trên phạm vi rộng để có thể thực sự ngăn chặn được tình trạng vi phạm quyền SHTT. Hơn nữa, Việt Nam cũng cần nâng cao kiến thức cho các cơ quan hành chính và tư pháp để có thể xử lý được các vụ việc với tính chất phức tạp. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải triển khai nhiều chương trình hơn nữa để nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp về SHTT [53, tr.14].

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do vẫn còn nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa thực sự coi trọng công tác quản lý và thực thi quyền SHCN, chưa tích cực chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ xâm phạm quyền SHCN, công tác quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực này cũng chưa được thực hiện đầy đủ và kịp thời [5]. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động áp dụng các biện pháp tự bảo vệ sản phẩm của mình, chưa thường xuyên hợp tác chặt

133

chẽ với cơ quan nhà nước có chức năng để xử lý hàng hóa xâm phạm NHHH của mình [4].

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các giải pháp như phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ quyền SHTT. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về SHCN và xử lý vi phạm theo đúng thẩm quyền; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về SHCN trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng các biện pháp tiên tiến khác.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 137 - 140)