Khái niệm pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 68 - 71)

Trước khi đề cập đến khái niệm pháp luật bảo hộ NHHH, trước hết phải đề cập đến thuật ngữ bảo hộ NHHH. Theo từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “bảo hộ” hiểu theo nghĩa thông thường là “che chở, không để bị hư hỏng, tổn thất”. Bảo hộ NHHH cũng là sự “che chở”, bảo vệ, tránh bị tổn thất bởi các hành vi xâm phạm. Trong khoa học pháp lý Việt Nam đã có một số quan điểm khác nhau về khái niệm bảo hộ quyền SHTT. Có quan điểm cho rằng bảo hộ quyền SHTT là: việc nhà nước - thông qua hệ thống pháp luật - xác lập quyền của chủ sở hữu quyền SHTT bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng [68, tr.10].

Có quan điểm khác cho rằng bảo hộ quyền SHTT là việc nhà nước sử dụng công cụ pháp lý và quyền lực bảo đảm cho các chủ sở hữu hợp pháp các tài sản trí tuệ thực thi các quyền đối với tài sản trí tuệ của họ, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ và quyền đối với các tài sản đó do người thứ ba thực hiện [51, tr.20]. Ngoài ra, còn có quan điểm cho rằng, bảo hộ quyền SHTT là việc nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp và các cơ

62

quan có thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đã tạo ra hoặc nắm giữ tài sản trí tuệ đó và thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác [19, tr.195].

Trên thực tế, NHHH là một trong những đối tượng SHTT, là một loại tài sản vô hình dễ bị xâm hại. Khi khai thác NHHH với tư cách là một đối tượng SHTT chính là khai thác một loại quyền tài sản – quyền SHTT đối với NHHH. Nên bảo hộ NHHH chính là bảo hộ quyền SHTT.

Nhưng khác với đối tượng SHTT khác, do NHHH có tính đặc thù riêng, nên loại quyền SHTT này phải được nhà nước công nhận và bảo hộ mới thực sự chống lại được hành vi xâm phạm của bên thứ ba trong quá trình khai thác. Việc xác lập quyền đối NHHH dựa trên cơ sở công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thông qua cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định cho chủ thể có quyền sở hữu NHHH đó. Vì vậy, bảo hộ NHHH còn có thể được coi là phương tiện pháp lý hữu hiệu để nhà nước bảo vệ lợi ích về NHHH cho các tổ chức, cá nhân nhằm chống lại cạnh tranh bất hợp pháp của người khác trên thị trường [36, tr.40].

Qua tham khảo một số quan điểm và trên cơ sở nghiên cứu, chúng tôi đưa ra khái niệm bảo hộ NHHH như: Bảo hộ NHHH là sự bảo đảm từ phía nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp và các cơ quan có thẩm quyền, xác lập quyền đối với NHHH của các tổ chức, cá nhân đã tạo ra hoặc nắm giữ quyền đối với NHHH đó và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác.

Như vậy, nội dung pháp luật bảo hộ NHHH bao gồm những vấn đề cơ bản như: xác lập quyền đối với NHHH; nội dung quyền đối với chủ sở hữu NHHH; thực thi quyền của chủ sở hữu NHHH.

63

Chính vì vậy, bảo hộ NHHH trở thành một việc hết sức quan trọng đối với nhà sản xuất nhằm tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hoặc khu vực. Nhưng, với xu hướng toàn cầu hóa kinh tế thương mại, hàng hóa càng trở nên dễ lưu thông từ quốc gia này sang quốc gia khác, thậm chí cả ở những nơi xa xôi thì để bảo đảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó, chống lại hàng nhái, hàng giả cạnh tranh một cách bất chính, bảo hộ NHHH càng trở thành vấn đề cần thiết và cấp bách. Vì thế, việc bảo hộ NHHH không còn chỉ thực hiện tại nước xuất xứ, mà chủ NHHH cần phải mở rộng sự bảo hộ nhãn hiệu của mình đến cả những vùng lãnh thổ mà mình dự định xuất khẩu hàng hóa tới [63].

Thuật ngữ “pháp luật bảo hộ NHHH” được hiểu bao gồm tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật thể chế hóa toàn bộ chính sách bảo hộ từ phía nhà nước nhằm tạo môi trường pháp lý thích hợp đảm bảo căn cứ xác lập đối với NHHH [61, tr.32]. Có quan điểm cho rằng pháp luật bảo hộ NHHH được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật có mục đích bảo hộ quyền SHCN đối với nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu khỏi những hành vi xâm phạm của các chủ thể kinh doanh khác, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho chủ sở hữu NHHH khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả và phù hợp với lợi ích cộng đồng [52, tr.46].

Như vậy, pháp luật bảo hộ NHHH bao gồm tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo hộ NHHH như văn bản chuyên ngành và các văn bản có liên quan khác, trong đó có những văn bản như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Luật hải quan, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hình sự… Bên cạnh các văn bản pháp luật quốc gia, còn có pháp luật quốc tế bảo hộ NHHH trên cơ sở các quốc gia ký kết các điều ước quốc tế hoặc chấp nhận nguyên tắc có đi có lại với các quốc gia khác về vấn đề bảo hộ NHHH. Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện các cam kết của

64

mình về bảo hộ NHHH. Như vậy, pháp luật bảo hộ NHHH bao quát toàn bộ các văn bản pháp luật do quốc gia ban hành và các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên liên quan đến NHHH.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 68 - 71)