Kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền đối vớ

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 134 - 137)

Có thể nói, đến thời điểm này, pháp luật SHTT Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs và các điều ước quốc tế quan trọng khác về bảo vệ quyền SHTT mà Việt Nam là thành viên.

Trong thập kỳ qua, Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT. Đây là kết quả của quá trình cải cách liên tục nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền SHTT Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế với mục tiêu là cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế [69].

Sau nhiều năm trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện các cam kết khi gia nhập, trong đó có việc thực hiện đầy đủ các cam kết về quyền SHTT. Theo đó, hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam đã được hoàn thiện theo hướng tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia. Xây dựng và vận hành một hệ thống SHTT đầy đủ và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng của Việt Nam. Việc bảo vệ nghiêm túc quy định pháp luật SHTT là bằng chứng cho thấy, Việt Nam đang năng động bảo vệ quyền SHTT nhằm thu hút đầu tư, khuyến

128

khích chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện đổi mới thương mại và khoa học kỹ thuật [18].

Để áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền đối với NHHH có hiệu quả, pháp luật SHTT Việt Nam đã phân định rõ ràng trách nhiệm cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT như: Thanh tra khoa học và công nghệ; Quản lý thị trường; Hải quan; Tòa án; Công an và Ủy ban nhân dân các cấp. Việc phân định phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trên đã được cụ thể hóa tại các văn bản dưới luật khác. Ngoài ra, Luật SHTT Việt Nam còn bổ sung quy định về hoạt động giám định về SHTT, tạo cơ sở cho việc triển khai hoạt động này nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ quyền SHTT một cách có hiệu quả.

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực và quyết tâm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền đối với NHHH theo hướng ngày càng phù hợp với các điều ước quốc tế cũng như tình hình thực tế của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra Chỉ thị cho các bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương phối hợp nhằm xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực thi quyền SHTT, trong đó có NHHH, và tăng cường công tác quản lý và thực thi hiệu quả. Cụ thể là: Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg [4] và Chỉ thị số 845/CT-TTg [5]. Cả hai Chỉ thị này nêu rõ việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả và thực hiện các quy định pháp luật về SHCN, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên, các hoạt động nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật được triển khai nghiêm túc và hiệu quả. Về cơ bản Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật bảo vệ quyền SHTT đồng bộ, rõ ràng, phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế [64, tr.31]. Kể từ khi gia

129

nhập WTO, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành một số văn bản pháp luật hướng dẫn về việc bảo vệ quyền SHTT như: Thông tư liên tịch giữa các cơ quan hữu quan, Thông tư của các bộ ngành khác nhau để phục vụ cho công tác bảo vệ quyền SHTT thuộc chức năng, quyền hạn của mình.

Ngoài ra, Việt Nam còn sửa đổi và ban hành mới một số Nghị định về áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT như:

Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 [47]. Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền SHTT, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền SHTT, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến SHTT, cũng như hoạt động giám định SHTT và quản lý nhà nước về SHTT. Nghị định này nhằm thi hành Luật SHTT và đồng thời đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xử lý xâm phạm quyền SHTT.

Nghị định số 99/2013/NĐ-CP [49]. Nghị định này đã thay thế Nghị định số 97/2010/NĐ-CP. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.

Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được sửa đổi, bổ sung một số điều và được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2009. Luật hình sự sửa đổi đã nâng mức phạt tiền đến một tỷ đồng đối với tội xâm phạm quyền SHCN quy định tại Khoản 2 Điều 171 trong trường hợp phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần để răn đe tội phạm về xâm phạm quyền SHCN và đảm bảo thi hành cam kết quốc tế của Việt Nam.

130

Nam cho đến nay ngày càng hoàn thiện và đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả theo quy định của pháp luật quốc tế, cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các văn bản pháp luật trên trở thành căn cứ pháp luật rất hữu ích cho công tác đấu tranh phòng chống hàng hóa giả mạo về NHHH, cũng như công tác xử lý hành vi xâm phạm NHHH của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Hiện nay, việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam chủ yếu được áp dụng biện pháp chế tài hành chính. Bởi vì, biện pháp này được coi là hiệu quả hơn vì thủ tục đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém so với thủ tục tố tụng tại tòa án. Các cơ quan thực thi biện pháp hành chính cũng được phân bổ ở nhiều cấp từ Trung ương đến địa phương và thẩm quyền của mỗi cơ quan cũng được quy định rõ trong Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn để làm căn cứ cho từng cơ quan trong công tác bảo vệ quyền SHTT trong phạm vi, quyền hạn của mình.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)