Kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 140 - 161)

Để đảm bảo cho việc bảo hộ NHHH theo pháp luật Lào có tính khả thi và đạt được kết quả cao và phù hợp, đầy đủ và hiệu quả theo đòi hỏi quốc tế, pháp luật bảo hộ NHHH của Lào cần hoàn thiện những điểm sau:

4.3.1.1. Hoàn thiện pháp luật liên quan đến xác lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa

Về cơ bản, thủ tục xác lập quyền đối với NHHH theo Luật SHTT 2011 Lào là tương đối phù hợp với các điều ước quốc tế và tương đồng với pháp luật của các nước. Nhưng trong thực tế áp dụng thì pháp luật về xác lập quyền đối với NHHH tại Lào vẫn còn nhiều bất cập do thiếu các quy định cụ thể, đầy đủ. Điều này khiến tỷ lệ nộp đơn đăng ký bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Lào hàng năm là rất khiêm tốn.

Như chúng ta biết, khi muốn đưa hàng hóa hoặc dịch vụ ra thị trường, việc quan trọng đầu tiên đối với các tổ chức, cá nhân phải làm là xác lập quyền đối với NHHH đó của mình. Bởi vì theo pháp luật của nước áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên thì quyền đối với NHHH sẽ được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký NHHH đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dựa

134

trên công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế. Còn đối với NHNT, quyền được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Do đó, thủ tục đăng ký NHHH phải được quy định trong pháp luật của mỗi quốc gia một cách cụ thể, chi tiết và thông thoáng để làm cơ sở cho các tổ chức, cá nhân đăng ký NHHH của họ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tránh các thủ tục rườm rà không cần thiết đối với người có nhu cầu đăng ký bảo hộ NHHH của mình.

Trước mắt, pháp luật liên quan đến xác lập quyền đối với NHHH theo quy định của pháp luật Lào, cần hoàn thiện một số điểm sau:

Thứ nhất: bổ sung các quy định nhằm cụ thể hóa quyền đăng ký NHHH. Thông thường, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đều có quyền tương tự nhau trong việc đăng ký NHHH của mình. Nhưng trong xu thế hiện nay, những chủ thể có quyền đăng ký NHHH là rất đa dạng. Chẳng hạn như tổ chức tập thể, tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ đều có quyền đăng ký NHTT và NHCN của mình. Do đó, pháp luật cần phải bổ sung quyền đăng ký nhãn hiệu của các tổ chức nêu trên. Hơn nữa, pháp luật cũng cần quy định tiêu chuẩn nhất định để có thể trở thành các tổ chức có chức năng chứng nhận chất lượng, chức năng kiểm soát… đối với hàng hóa hoặc dịch vụ.

Thứ hai: bổ sung thêm một số quy định liên quan đến nguyên tắc nộp đơn đầu tiên. Điều 28 Luật SHTT 2011 Lào chỉ quy định trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký NHHH trùng nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho NHHH trong đơn hợp lệ có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Theo nguyên tắc này có thể xảy ra trường hợp có nhiều đơn đăng ký các NHHH cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ

135

và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ sẽ được cấp cho ai. Trường hợp này pháp luật Lào sẽ giải quyết như thế nào và theo trình tự thủ tục nào vẫn còn chưa đề cập đến. Trong trường hợp nêu trên, kinh nghiệm của Việt Nam và Nhật Bản cũng đáng để cho nhà làm luật Lào tham khảo. Chẳng hạn như trường hợp trên xảy ra, pháp luật Việt Nam sẽ từ chối đăng ký cho tất cả những người nộp đơn đó hoặc cũng có thể áp dụng biện pháp bốc thăm theo biện pháp may rủi theo Luật NHHH của Nhật Bản.

Thứ ba: bổ sung thủ tục công bố đơn và phản đối đơn đăng ký NHHH sau khi Cục SHTT thẩm định hình thức đơn để làm cho Luật SHTT Lào phù hợp hơn với các quy định của Hiệp định TRIPs và Công ước Paris mà Lào là thành viên. Hiện nay, theo pháp luật của các nước trên thế giới đều quy định về thủ tục phản đối đơn đăng ký NHHH sau khi đơn được chấp nhận là hợp lệ để cho bất cứ người thứ ba nào có quyền liên quan đến việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đó có quyền được phản đối. Khoản 5 Điều 15 Hiệp định TRIPs yêu cầu các quốc gia thành viên phải công bố NHHH trước hoặc ngay sau khi NHHH đó được đăng ký và phải dành cơ hội hợp lý cho người khác nộp đơn yêu cầu hủy bỏ việc đăng ký đó. Ngoài ra, các nước thành viêc có thể quy định cơ hội để được phản đối việc đăng ký NHHH. Thông thường, các lý do dẫn đến việc phản đối đơn là do nhãn hiệu trong đơn xin đăng ký đó có thể trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHHH của chủ thể khác đã đăng ký trước đó hoặc với đơn của chủ thể khác nộp trước đó hoặc đơn NHHH trong đơn có thể trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với NHNT. Việc phản đối đơn cũng là căn cứ duy nhất để Cục SHTT quyết định có cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đăng ký NHHH. Ví dụ: trường hợp NHHH trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được bảo hộ. Rất khó để Cục SHTT biết được sự trùng lặp này nếu như tên thương mại đó không quá nổi tiếng. Mặt khác không có gì có thể đảm bảo rằng Cục SHTT sẽ

136

thẩm định đơn đăng ký NHHH một cách chính xác nhất.

Theo quan điểm của nhà lập pháp Lào, việc không đưa ra các quy định về thủ tục công bố đơn cũng như quy định về phản đối đơn đăng ký NHHH theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của một số nước là xuất phát từ việc muốn làm đơn giản hóa thủ tục hành chính và bảo đảm cho việc đăng ký một số lượng lớn đơn xin đăng ký NHHH một cách nhanh chóng và kịp thời [91, tr.15]. Như vậy, tổ chức, cá nhân và người thứ ba khác có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ NHHH phải đợi đến khi nào việc cấp văn bằng bảo hộ được công bố trên Công báo SHCN cho đến hết thời hạn 5 năm, mới có quyền yêu cầu hủy bỏ kết quả đăng ký NHHH đó với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tư: bổ sung thời hạn xử lý đơn đăng ký NHHH. Cụ thể là thời hạn trong việc thẩm định hình thức đơn và thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký NHHH. Ý nghĩa của việc quy định thời hạn này là tạo sự thông thoáng của pháp luật trong việc xác lập quyền đối với NHHH. Tạo niềm tin cho các chủ thể nộp đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ NHHH có thể yên tâm hơn là việc đăng ký NHHH đó của mình tại Cục SHTT là mất bao lâu thời gian. Hơn nữa, thời hạn này là thời hạn bắt buộc cơ quan đăng ký phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo trình tự, thủ tục luật định một cách nghiêm túc hơn.

Thứ năm: sớm tham gia vào công ước quốc tế về đăng ký NHHH. Hiện nay, ngoài trở thành thành viên công ước Paris và Hiệp định TRIPs, Lào vẫn chưa là thành viên của điều ước quốc tế như Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế NHHH. Ngày nay, việc bảo hộ NHHH trên cơ sở đăng ký là một nguyên tắc được chấp nhận và áp dụng rộng rãi, chính vì vậy, việc đăng ký NHHH là hết sức quan trọng, nó là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh quyền sở hữu của chủ thể quyền đối với NHHH đó. Do vậy, để một NHHH được bảo hộ, nhất thiết chủ sở hữu NHHH đó phải tiến

137

hành thủ tục đăng ký NHHH tại các quốc gia nơi NHHH có nhu cầu bảo hộ. Chủ sở hữu NHHH muốn bảo hộ NHHH của mình tại quốc gia khác cần phải tiến hành đăng ký tại từng quốc gia riêng biệt, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Lào, phải đăng ký NHHH của mình ở lần lượt từng quốc gia nếu muốn NHHH của mình được bảo hộ ở nhiều quốc gia khác nhau. Ngược lại, các quốc gia khác khi muốn đăng ký NHHH của họ tại Lào cũng phải nộp đơn xin đăng ký trực tiếp với Cục SHTT để được cấp văn bằng bảo hộ đối với NHHH đó. Điều này, gây rất nhiều khó khăn không những đối với doanh nghiệp Lào muốn đăng ký bảo hộ NHHH của mình tại quốc gia khác mà còn gây khó khăn cho cả các doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký bảo hộ NHHH của họ tại Lào. Vì các doanh nghiệp Lào muốn được bảo hộ NHHH của mình tại nước ngoài phải nộp đơn đăng ký NHHH đó tại từng quốc gia, điều này dẫn đến việc mất nhiều thời gian, tiền của và công sức của chủ sở hữu NHHH.

Việc gia nhập các điều ước quốc tế về đăng ký quốc tế NHHH sẽ tạo thuận lợi trong quá trình xác lập quyền và bảo vệ quyền. Trên cơ sở đó, các nhà đầu từ nước ngoài sẽ có cơ hội được bảo hộ NHHH của họ tại Lào trên cơ sở các tiêu chí tương đồng, minh bạch và khả đoán. Ngược lại, các doanh nghiệp Lào cũng có thể bảo hộ NHHH của mình tại nước thành viên của các điều ước quốc tế liên quan đến hệ thống đăng ký NHHH quốc tế. Như vậy, những tiêu chí tương đồng giữa các nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp và các nhà đầu từ nước ngoài tại Lào và ngược lại.

Trong điều kiện hiện nay, tác giả kiến nghị Lào gia nhập Nghị định thư Madrid hơn Thỏa ước Madrid liên quan đến đăng ký quốc tế NHHH. Vì theo Nghị định thư Madrid, có những nước phát triển và nước có nền kinh tế vững mạnh toàn cầu tham gia như Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ... So với Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid có những lợi thế hơn sau:

138

1) Đơn đăng ký quốc tế dựa trên đơn quốc gia, có nghĩa là có thể nộp đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thư ngay sau khi nộp đơn đăng ký quốc gia, mà không bắt buộc phải đợi đến thời điểm NHHH đó được đăng ký quốc gia như trong trường hợp nộp đơn đăng ký quốc tế theo Thỏa ước;

2) Thời hạn xem xét bảo hộ tại cơ quan đăng ký quốc gia là 18 tháng dành cho các bên tham gia có cơ hội phản đối đơn, thay cho thời hạn 12 tháng quy định tại Thỏa ước;

3) Có thể chọn sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong đơn đăng ký quốc tế NHHH theo Nghị định thư;

4) Có thể nộp đơn đăng ký NHHH quốc gia tại các nước được chỉ định để chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia do đơn đăng ký NHHH hoặc giấy chứng nhận đăng ký NHHH ở nước xuất xứ bị mất hiệu lực và trong trường hợp đó các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia được giữ nguyên ngày nộp đơn, ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký quốc tế;

Như vậy, đăng ký quốc tế NHHH theo Nghị định thư có một số lợi thế đối với chủ sở hữu NHHH. Sau khi nộp đơn đăng ký với Cơ quan xuất xứ, chủ sở hữu NHHH chỉ phải nộp một đơn bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh cho Văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan xuất xứ kèm theo một khoản lệ phí chung. Văn phòng quốc tế sẽ kiểm tra xem đơn có hay không đáp ứng các yêu cầu của Nghị định thư và kiểm tra xem lệ phí theo quy định được nộp hay chưa. Nếu đơn quốc tế đáp ứng các yêu cầu quy định, NHHH sẽ được ghi nhận vào Đăng bạ quốc tế và được công bố trên Công báo quốc tế. Sau đó, Văn phòng quốc tế sẽ thông báo cho Cơ quan quốc gia được yêu cầu bảo hộ. Đăng ký quốc tế cũng có lợi cho các Cơ quan quốc gia. Ví dụ, các Cơ quan quốc gia không cần thẩm định về mặt hình thức của đơn hoặc công bố NHHH [8, tr.176].

Để tạo cơ sở thuận lợi cho việc gia nhập Nghị định thư Madrid, pháp luật Lào phải quy định bổ sung những thủ tục tương ứng đối với đơn quốc tế theo

139

quy định của Nghị định thư. Ngoài ra, còn bổ sung quy định về việc chấp nhận đơn đăng ký quốc tế và thủ tục phản đối đơn trên cơ sở thẩm định nội dung và phản đối đơn đăng ký NHHH.

Thứ sáu: Bổ sung thủ tục công nhận NHNT. Hiện nay Luật SHTT năm 2011 của Lào vẫn chưa có quy định cụ thể về thủ tục công nhận NHNT. Cục SHTT cũng chưa lập được danh sách các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng theo pháp luật Lào.

Một kết quả tất yếu đối với NHNT là sự thu hút của khách hàng lớn hơn, thị phần cũng lớn hơn so với nhãn hiệu thông thường, vì vậy sự xâm phạm NHNT sẽ trở nên thường xuyên và khốc liệt hơn. Ngoài ra hành vi nhái lại hay lợi dụng NHNT cho công việc kinh doanh ở các ngành, hàng khác với các nhãn hiệu đó cũng sẽ gây tổn thất về uy tín cho nhãn hiệu này. Do đó, vấn đề bảo hộ NHNT và coi việc tạo cho chúng sự bảo hộ đặc biệt hơn trở thành mối quan tâm cũng như sự đồng thuận của các quốc gia từ cuối thế kỷ XIX khi Công ước Paris ra đời đến ngày nay [27, tr.58]. Lào là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và trong những năm gần đây đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việc quan tâm đến bảo hộ NHNT cũng trở thành vấn đề quan trọng trong nhu cầu hoàn chỉnh khung pháp luật SHTT phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước và thu hút đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, Lào là thành viên của Công ước Paris và Hiệp định TRIPs nên có trách nhiệm thực hiện các cam kết về bảo hộ NHNT.

Việc không có quy định cụ thể về thủ tục công nhận NHNT sẽ gây nhiều khó khăn cho cả chủ sở hữu NHNT và các cơ quan thực thi. Thực tế cho thấy, một NHNT thường bị nhiều doanh nghiệp khác bắt chước. Nếu không có quyết định công nhận NHNT của Cục SHTT hoặc tòa án, thì với mỗi vụ việc khác nhau chủ sở hữu NHNT lại phải thu thập bằng chứng chứng minh nhãn hiệu của mình là nổi tiếng. Việc này gây phiền hà, tốn kém về tiền bạc và thời

140

gian, đồng thời cũng gây khó khăn cho cơ quan thực thi phải mất thời gian xem xét và đánh giá lại chứng cứ, dẫn đến kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp. Vì vậy, việc quy định thủ tục công nhận và ghi nhận NHNT là cần thiết để giảm bớt khó khăn, vướng mắc cho cả chủ sở hữu NHNT và cơ quan thực thi. Tuy nhiên, thủ tục này phải được quy định một cách hợp lý để không trở thành một hình thức đăng ký bảo hộ phức tạp, tốn nhiều thời gian, trái với nguyên tắc bảo hộ NHNT như quy định tại Công ước Paris. Thủ tục này phải được coi là một tùy chọn cho chủ NHNT [21].

4.3.1.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa

Thứ nhất: bổ sung quyền định đoạt của chủ sở hữu NHHH. Theo pháp luật Lào quy định, chúng ta có thể liệt kê quyền của chủ sở hữu quyền SHCN tại Điều 47 Luật SHTT 2011 Lào thành ba nhóm sau: quyền sử dụng quyền SHCN; quyền ngăn cấm người khác sử dụng quyền SHCN; và quyền định đoạt quyền SHCN.

Đây là nguyên tắc chung đối với quyền của chủ sở hữu quyền SHCN, trong đó có NHHH. Nhưng trong phần quy định về quyền của chủ sở hữu

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 140 - 161)