4.2.1. Kinh nghiệm trong việc ban hành văn bản pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Như trình bày ở phần 2.2.1.2, Việt Nam đã ban hành văn bản pháp luật về bảo hộ NHHH bắt đầu từ năm 1982. Trước khi gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam đã có những thay đổi toàn diện về hệ thống pháp luật NHHH nhằm đưa ra một khung pháp lý đầy đủ về bảo hộ NHHH phù hợp với các quy định của Hiệp định TRIPs. Kể từ giai đoạn đầu của quá trình đàm phán gia nhập WTO các văn bản pháp luật chủ yếu về bảo hộ NHHH ở Việt Nam là Bộ luật Dân sự năm 1995 (Phần thứ VI) và một số Nghị định.
Sự ra đời của Luật SHTT 2005 có thể được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định cụ thể, đầy đủ, chi tiết nhất các vấn đề liên quan đến quyền SHTT, trong đó có NHHH. Việc ban hành Luật SHTT 2005 đánh dấu một bước phát triển mới trong hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là một dấu hiệu thể hiện rõ sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế nói chung và sự chuẩn bị nghiêm túc cho việc sẵn sàng thực thi các cam kết nghĩa vụ thành viên của Việt Nam đối với WTO về quyền SHTT [16, tr.46]. Có thể nói, Luật SHTT 2005 là một văn bản khá toàn diện, mang tính tổng hợp cao, đồng thời khá đầy đủ và cụ thể. Rất nhiều quy phạm pháp luật cụ thể đến mức có thể thi hành ngay được thể hiện trong luật. Mặc dù vậy, vẫn cần phải có những quy định chi tiết, cụ thể hóa thì mới bảo đảm thi hành được luật.
Sau khi ban hành Luật SHTT 2005, các cơ quan chức năng Việt Nam đã khẩn trương trong việc ban hành một số Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật SHTT 2005 liên quan đến NHHH như: Nghị định số 103/2006/NĐ-
126
CP; Nghị định số 105/2006/NĐ-CP [45]; Nghị định số 106/2006/NĐ-CP [46]; Nghị định số 97/2010/NĐ-CP [48]… trong đó, một số Nghị định này cũng được sửa đổi, bổ sung để có nội dung phù hợp với điều kiện áp dụng trong xu thế hiện nay. Ngoài ra, Bộ khoa học và công nghệ còn ban hành các thông tư hướng dẫn thi hành các Nghị định trên. Hệ thống văn bản này có thể bảo đảm cho việc thi hành các quy định trong Luật SHTT 2005 được tiến hành một cách đồng bộ, bảo đảm tính khả thi của đạo luật trên thực tế.
Để làm cho nội dung của Luật SHTT 2005 Việt Nam phù hợp hơn với các điều ước quốc tế và thực hiện có hiệu quả cam kết quốc tế, Việt Nam còn ban hành Luật SHTT sửa đổi, bổ sung năm 2009. Sau đó các văn bản hướng dẫn lần lượt được ban hành và sửa đổi để có nội dung phù hợp với Luật SHTT 2009. Có thể nói rằng pháp luật bảo hộ NHHH Việt Nam hiện nay là đầy đủ và tiếp cận được với tiêu chuẩn bảo hộ quốc tế, cụ thể là Hiệp định TRIPs.
4.2.2. Kinh nghiệm trong việc xáp lập quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa
Việc đăng ký bảo hộ NHHH trên thị trường Việt Nam trong những năm qua thu được một số thành công nhất định. Hoạt động đăng ký NHHH trên thị trường cũng diễn ra hết sức sôi động. Nhận thức của doanh nghiệp về ý nghĩa của việc bảo hộ NHHH ngày càng rõ rệt và cụ thể hơn, doanh nghiệp Việt Nam đã dần khắc họa được hình ảnh của mình nhờ chất lượng, uy tín của sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật SHTT ngày càng hoàn thiện hơn đã dần đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế.
Hiện nay việc xác lập quyền đối với NHHH theo pháp luật Việt Nam là tương đồng với pháp luật của các nước khác trên thế giới. Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể và chi tiết từng khâu của thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với NHHH từ việc quy định về điều kiện bảo hộ đối với NHHH; quyền đăng ký NHHH của các tổ chức, cá nhân; cách thức nộp đơn; nguyên tắc nộp đơn đầu tiên; yêu cầu đối với nội dung đơn đăng ký… đến thủ tục xử lý đơn và
127 việc cấp văn bằng bảo hộ.
Theo thống kê của Cục SHTT Việt Nam, tính từ năm 1982 đến năm 2012 Cục đã tiếp nhận 302,550 đơn quốc gia đăng ký bảo hộ NHHH, bao gồm 209,455 đơn NHHH quốc gia và 92,094 đơn NHHH quốc tế chỉ định Việt Nam. Trong đó, có 197,945 đơn hợp lệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH, bao gồm 128,855 giấy chứng nhận đăng ký NHHH được cấp cho người nộp đơn Việt Nam và 69,090 giấy chứng nhận đăng ký NHHH được cấp cho người nước ngoài [13, tr.66,67]. Điều này chứng tỏ được sự thông thoáng, minh bạch của pháp luật Việt Nam quy định về thủ tục đăng ký NHHH và hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ NHHH của mình.
4.2.3. Kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa
Có thể nói, đến thời điểm này, pháp luật SHTT Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPs và các điều ước quốc tế quan trọng khác về bảo vệ quyền SHTT mà Việt Nam là thành viên.
Trong thập kỳ qua, Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ quyền SHTT. Đây là kết quả của quá trình cải cách liên tục nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật về bảo vệ quyền SHTT Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế với mục tiêu là cải cách và hội nhập kinh tế quốc tế [69].
Sau nhiều năm trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện các cam kết khi gia nhập, trong đó có việc thực hiện đầy đủ các cam kết về quyền SHTT. Theo đó, hệ thống pháp luật SHTT Việt Nam đã được hoàn thiện theo hướng tiệm cận dần đến các nguyên tắc và quy định của các tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia. Xây dựng và vận hành một hệ thống SHTT đầy đủ và có hiệu quả là mục tiêu quan trọng của Việt Nam. Việc bảo vệ nghiêm túc quy định pháp luật SHTT là bằng chứng cho thấy, Việt Nam đang năng động bảo vệ quyền SHTT nhằm thu hút đầu tư, khuyến
128
khích chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện đổi mới thương mại và khoa học kỹ thuật [18].
Để áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền đối với NHHH có hiệu quả, pháp luật SHTT Việt Nam đã phân định rõ ràng trách nhiệm cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT như: Thanh tra khoa học và công nghệ; Quản lý thị trường; Hải quan; Tòa án; Công an và Ủy ban nhân dân các cấp. Việc phân định phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan trên đã được cụ thể hóa tại các văn bản dưới luật khác. Ngoài ra, Luật SHTT Việt Nam còn bổ sung quy định về hoạt động giám định về SHTT, tạo cơ sở cho việc triển khai hoạt động này nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ quyền SHTT một cách có hiệu quả.
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã rất nỗ lực và quyết tâm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền đối với NHHH theo hướng ngày càng phù hợp với các điều ước quốc tế cũng như tình hình thực tế của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ra Chỉ thị cho các bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương phối hợp nhằm xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hoàn thiện hệ thống pháp luật về thực thi quyền SHTT, trong đó có NHHH, và tăng cường công tác quản lý và thực thi hiệu quả. Cụ thể là: Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg [4] và Chỉ thị số 845/CT-TTg [5]. Cả hai Chỉ thị này nêu rõ việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống sản xuất buôn bán hàng giả và thực hiện các quy định pháp luật về SHCN, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thực hiện các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ trên, các hoạt động nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật được triển khai nghiêm túc và hiệu quả. Về cơ bản Việt Nam đã xây dựng được hệ thống pháp luật bảo vệ quyền SHTT đồng bộ, rõ ràng, phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam và hội nhập quốc tế [64, tr.31]. Kể từ khi gia
129
nhập WTO, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành một số văn bản pháp luật hướng dẫn về việc bảo vệ quyền SHTT như: Thông tư liên tịch giữa các cơ quan hữu quan, Thông tư của các bộ ngành khác nhau để phục vụ cho công tác bảo vệ quyền SHTT thuộc chức năng, quyền hạn của mình.
Ngoài ra, Việt Nam còn sửa đổi và ban hành mới một số Nghị định về áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền SHTT như:
Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 [47]. Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền SHTT, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền SHTT, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến SHTT, cũng như hoạt động giám định SHTT và quản lý nhà nước về SHTT. Nghị định này nhằm thi hành Luật SHTT và đồng thời đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xử lý xâm phạm quyền SHTT.
Nghị định số 99/2013/NĐ-CP [49]. Nghị định này đã thay thế Nghị định số 97/2010/NĐ-CP. Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN.
Ngoài ra, Bộ luật hình sự năm 1999 cũng được sửa đổi, bổ sung một số điều và được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2009. Luật hình sự sửa đổi đã nâng mức phạt tiền đến một tỷ đồng đối với tội xâm phạm quyền SHCN quy định tại Khoản 2 Điều 171 trong trường hợp phạm tội có tổ chức và phạm tội nhiều lần để răn đe tội phạm về xâm phạm quyền SHCN và đảm bảo thi hành cam kết quốc tế của Việt Nam.
130
Nam cho đến nay ngày càng hoàn thiện và đảm bảo tính đầy đủ và hiệu quả theo quy định của pháp luật quốc tế, cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay. Các văn bản pháp luật trên trở thành căn cứ pháp luật rất hữu ích cho công tác đấu tranh phòng chống hàng hóa giả mạo về NHHH, cũng như công tác xử lý hành vi xâm phạm NHHH của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Hiện nay, việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT tại Việt Nam chủ yếu được áp dụng biện pháp chế tài hành chính. Bởi vì, biện pháp này được coi là hiệu quả hơn vì thủ tục đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém so với thủ tục tố tụng tại tòa án. Các cơ quan thực thi biện pháp hành chính cũng được phân bổ ở nhiều cấp từ Trung ương đến địa phương và thẩm quyền của mỗi cơ quan cũng được quy định rõ trong Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn để làm căn cứ cho từng cơ quan trong công tác bảo vệ quyền SHTT trong phạm vi, quyền hạn của mình.
4.2.4. Kinh nghiệm trong việc nâng cao nhận thức xã hội về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hiệu hàng hóa
Cùng với việc xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT nhằm đáp ứng yêu cầu về tính đầy đủ của hệ thống SHTT, những năm qua Việt Nam chú trọng nhiều đến tính hiệu quả của hệ thống này trên cơ sở đẩy mạnh và thường xuyên nâng cao nhận thức và kiến thức về SHTT cho các chủ thể quyền SHTT, cán bộ của các cơ quan quản lý và bảo vệ quyền SHTT và công chúng nói chung nhằm làm cho hệ thống SHTT thực sự đi vào cuộc sống và góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam [11, tr.18]. Kinh nghiệm cho thấy, tại các quốc gia mà nhận thức của công chúng về SHTT càng cao thì tình trạng vi phạm quyền SHTT càng thấp và đó là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng về kinh tế - xã hội [41].
131
tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực SHTT tiếp tục được triển khai với sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong cả nước, cũng như các cơ quan, tổ chức SHTT quốc tế. Theo báo cáo thường niên về hoạt động SHTT thì từ năm 2008 đến hết năm 2013 Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn về SHTT cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực SHTT trong cả nước hàng năm được hơn 20 lớp và có hơn hàng nghìn lượt người tham gia.
Ngoài công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho các cán bộ chuyên môn trong các lĩnh vực SHTT, Việt Nam còn triển khai thường xuyên công tác phổ biến, tuyên truyền về SHTT với mức độ ngày càng chuyên sâu và đối tượng ngày càng được mở rộng, dưới nhiều hình thức phong phú, được đông đảo các tầng lớp quan tâm. Hoạt động này không chỉ do Cục SHTT Việt Nam trực tiếp thực hiện mà còn thông qua việc hướng dẫn và phối hợp với các Sở khoa học và công nghệ [12, tr.26].
Các công tác phổ biến, tuyên truyền nhận thức về SHTT cho công chúng trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, mạng… cũng được thành lập ra. Các nguồn thông tin điện tử của Cục SHTT Việt Nam là rất hữu ích đối với các cá nhân và tổ chức muốn tìm hiểu về SHTT. Những đổi mới trong cơ chế, chính sách và pháp luật SHTT được cập nhật kịp thời trên trang điện tử đáp ứng các nhu cầu thông tin chính thức về SHTT của xã hội. Các cơ quan bảo vệ quyền SHTT khác cũng lập chuyên mục riêng về SHTT cung cấp cho cá nhân, tổ chức được truy cập tìm kiếm những thông tin cần thiết.
Ngoài ra, còn có công tác nghiên cứu các đề tài, đề án, chuyên đề của các chuyên gia trong lĩnh vực SHTT và các học viên cao học, nghiên cứu sinh tại các Viện, Trường đại học… nhằm đề xuất, kiến nghị những giải pháp thích hợp nhất cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
132
đã được đánh giá là đầy đủ, hoàn toàn phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những năm qua Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ quyền SHCN và đạt được kết quả khả quan, được quốc tế ghi nhận. Số lượng NHHH được bảo hộ ngày càng tăng, các cơ quan chức năng đã xử lý ngày càng nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHCN.
Tuy nhiên, việc xâm phạm quyền SHCN vẫn có diễn biến phức tạp, kéo dài và còn khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, gây thiệt hại cho chủ sở hữu và người tiêu dùng, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế-xã hội cũng như uy tín của Việt Nam. Theo đánh giá của Phòng thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EUROCHAM) năm 2013 thì hiện nay công tác bảo vệ quyền SHTT Việt Nam vẫn chưa đủ để có thể thu hút thêm hoạt động sản xuất công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn vào Việt Nam.