Các cơ quan bảo vệ quyền SHTT tại Lào bao gồm tòa án và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến quyền SHTT.
Nhưng theo pháp luật hiện hành của Lào, ngoài tòa án có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền đối với NHHH cũng như có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp, chế tài dân sự và xử lý hình sự liên quan đến hành vi xâm phạm NHHH thì pháp luật Lào vẫn chưa quy định chính xác về các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ quyền đối với NHHH cũng như có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp, chế tài hành chính. Theo quy định của Luật SHTT Lào, Chính phủ có chức năng quản lý nhà nước về SHTT trong phạm vi toàn quốc. Chính phủ giao trách nhiệm quản lý nhà nước về SHTT cho Bộ Khoa học và Công nghệ Lào thực hiện chức năng quản lý và phối hợp với các bộ ngành khác liên quan như: Bộ thương mại; Bộ nông nghiệp; Bộ văn hóa, thông tin; Bộ giáo dục; Bộ y tế; Bộ tài chính; và Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 146 Luật SHTT 2011 Lào).
Về nguyên tắc, Chính phủ sẽ thống nhất quản lý nhà nước về SHTT, tức là các cơ quan bảo vệ quyền SHTT sẽ được xây dựng một cách thống nhất từ Trung ương đến địa phương dưới sự quản lý của Chính phủ. Sau đó, Chính phủ phân công trách nhiệm cho từng bộ ngành liên quan. Các bộ ngành khác
118
có thẩm quyền bảo vệ quyền SHTT theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý nhà nước về SHTT cũng như bảo vệ quyền SHTT là Cục SHTT. Cục SHTT có chức năng cấp văn bằng bảo hộ đối với NHHH, xem xét và giải quyết khiếu nại về hành vi xâm phạm NHHH, hỗ trợ trong việc giám định về hành vi xâm phạm NHHH... Ở địa phương, trách nhiệm quản lý nhà nước và bảo vệ quyền SHTT do Sở khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố đảm nhiệm. Các cơ quan khác như: Sở thương mại, Sở tài chính, Sở nông nghiệp, Công an và Ủy ban nhân dân chưa được pháp luật phân định thẩm quyền một cách cụ thể. Các cơ quan này chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ trong việc bảo vệ quyền SHTT mà không phải là các cơ quan có thẩm quyền trực tiếp xử lý vi phạm quyền SHTT. Các cơ quan trên vẫn chưa có chức năng nhiệm vụ chính xác trong việc bảo vệ quyền SHTT. Khi có hoạt động kiểm tra hàng hóa vi phạm NHHH cũng như giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm NHHH thì Cục SHTT sẽ phối hợp với Sở khoa học và công nghệ ở các tỉnh và thành phố, sau đó Sở khoa học và công nghệ sẽ phối hợp với các ngành liên quan như: Sở thương mại, Công an, Sở tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đại diện của cơ quan khác liên quan cùng nhau kiểm tra và giải quyết vụ việc. Hoạt động kiểm tra, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm NHHH của các cơ quan này chỉ mang tính tạm thời, chưa thực hiện được tính thường xuyên và lâu dài.
Các cơ quan bảo vệ quyền SHTT theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng bao gồm tòa án và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến vi phạm quyền SHTT. Nhưng pháp luật Việt Nam quy định thẩm quyền bảo vệ cũng như thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT một cách cụ thể và chi tiết tại Luật SHTT 2005 Việt Nam và các văn bản hướng dẫn luật như Nghị định số 99/2013/NĐ-CP. Nghị định này đã thay thế Nghị định số
119 97/2010/NĐ-CP [48].
Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính như: Thanh tra khoa học và công nghệ, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an và Ủy ban nhân dân các cấp; các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN. Theo Nghị định này, mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500 triệu đồng và mức phạt tiền tối đa được áp dụng đối với cá nhân là 250 triệu đồng, thay vì mức cũ là 500 triệu đồng. Ngoài ra, Nghị định này, khung tiền phạt được điều chỉnh giảm so với quy định trong Nghị định 97/2010/NĐ-CP, đồng thời thu hẹp biên độ khung tiền phạt trong trường hợp quy định cả hình thức phạt cảnh cáo và phạt tiền để tránh sự khác biệt quá lớn giữa phạt cảnh cáo và phạt tiền.
Nhìn chung, theo pháp luật Lào quy định đầy đủ các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền SHTT như tòa án và các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT. Nhưng việc bảo vệ quyền SHTT vẫn có nhiều hạn chế và chưa có hiệu quả cao so với quy định của pháp luật Việt Nam. Ví dụ, Cục trưởng Cục SHTT Lào cho rằng, hiện nay nạn hàng hóa giả mạo NHHH, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT tại thị trường ngày càng tăng lên [77]. Biết rõ tình trạng trên nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp hạn chế tình trạng hàng hóa xâm phạm quyền SHTT như thế nào. Trong thời gian qua các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT đã có hoạt động kiểm tra hàng hóa vi phạm quyền SHTT, đặc biệt là hàng vi phạm NHHH và vi phạm bản quyền. Ví dụ, ngày 30/10/2008 Sở khoa học và công nghệ Thủ đô Viêng Chăn cùng với các cơ quan liên quan khác đã tiêu hủy hàng hóa vi phạm có giá trị lên tới 351.362.000 Kíp (xấp xỉ 45.000USD). Ngày 25/12/2009 Sở khoa học và công
120
nghệ Thủ đô Viêng Chăn với các cơ quan liên quan cũng tiến hành tiêu hủy hàng hóa vi phạm quyền SHTT có giá trị lên tới 685.233.000 Kíp (xấp xỉ 85.000USD). Hàng hóa vi phạm chủ yếu là hàng giả mạo NHHH như dầu gội đầu, thuốc đánh răng, nước hoa, nước uống tăng lực… hàng vi phạm bản quyền chủ yếu là đĩa nhạc và đĩa phim [103]. Đây chỉ là hoạt động kiểm tra tại Thủ đô Viêng Chăn, nếu kiểm tra trên phạm vi toàn quốc thì hàng vi phạm quyền SHTT tại Lào có thể lên đến hàng tỷ Kíp mỗi năm.
Tình trạng xâm phạm quyền SHTT tại Lào là xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song có một nguyên nhân quan trọng đó là do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của quyền SHTT từ phía doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý và thực thi pháp luật, cũng như toàn thể xã hội trong việc bảo hộ quyền SHTT.
Mặc dù, NHHH có ý nghĩa sống còn với việc phát triển của doanh nghiệp, song hầu như các doanh nghiệp Lào vẫn chưa chú trọng trong việc đăng ký bảo hộ NHHH của mình. Thống kê từ Cục SHTT thì hàng năm số lượng đơn xin đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ NHHH cho doanh nghiệp Lào là chưa đến 100 đơn và có rất ít doanh nghiệp Lào đăng ký bảo hộ NHHH tại nước ngoài. Hơn nữa, có rất nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc họ thiết kế và sử dụng dấu hiệu nào đó đối với sản phẩm của mình là cứ coi như là mình có độc quyền sử dụng đối với NHHH đó mà không quan tâm tới việc đăng ký NHHH. Đây là cách hiểu lầm của không ít doanh nghiệp Lào, nếu tiếp tục có cách hiểu như vậy và không nhanh chóng đăng ký bảo hộ NHHH của mình ở trong và ngoài nước mà đến khi nhãn hiệu của mình có tên tuổi thì có thể vấp phải sai lầm tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam trước đây đã bị các doanh nghiệp nước ngoài đánh cắp những nhãn hiệu được coi là nổi tiếng ở Việt Nam như nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên, cà phê Buôn Ma Thuật, thuốc lá VINATABA, Petro Vietnam, kẹo dừa Bến Tre,... vì những
121
doanh nghiệp này chậm chân trong việc đăng ký bảo hộ NHHH của mình ở nước ngoài.
Đối với người tiêu dùng và xã hội thì quan niệm và khả năng tiếp cận chính sách bảo hộ NHHH của họ còn hạn chế. Đa số người tiêu dùng Lào, vẫn còn nghèo nên khi chọn mua hàng hóa là ít khi quan tâm tới chất lượng, chỉ quân tâm tới giá cả hàng hóa. Ngoài ra, nhận thức của cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ NHHH vẫn còn thiếu trình độ hiểu biết về NHHH. Chính vì vậy, việc củng cố, kiện toàn các cơ quan bảo vệ quyền SHTT là nhiệm vụ cấp bách nhằm đáp ứng đòi hỏi thực tế hiện nay của Lào.
Kết luận chƣơng 3
Quyền đối với NHHH theo quy định của pháp luật Lào và Việt Nam hiện nay được xác lập dựa trên cơ sở đăng ký NHHH. Sau khi được cấp văn bằng bảo hộ thì chủ sở hữu NHHH có độc quyền trong việc sử dụng NHHH đối với hàng hóa hoặc dịch vụ của mình thuộc danh mục đăng ký kèm theo NHHH đó. Ngoài độc quyền trong việc sử dụng NHHH vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, chủ sở hữu NHHH còn có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng NHHH trùng hoặc tương tự cho hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại gây nhầm lẫn với hàng hóa hoặc dịch vụ của mình. Ngoài ra, chủ sở hữu NHHH còn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ NHHH khi có hành vi vi phạm của người khác gây ra. Ngoài quyền được cấp, chủ sở hữu NHHH còn có nghĩa vụ sử dụng liên tục NHHH được đăng ký đó với hàng hóa hoặc dịch vụ và nộp lệ phí duy trì hiệu lực đối với NHHH của mình. Nếu không sử dụng NHHH đó một cách liên tục thì quyền sở hữu NHHH đó có thể bị chấm dứt hiệu lực.
122
Như chúng ta biết, việc xác lập quyền đối với NHHH là bước quan trọng đầu tiên trong việc bảo hộ NHHH, nhưng nó sẽ không mang lại lợi ích gì cho chủ sở hữu nếu thiếu đi cơ chế bảo vệ quyền đó một cách hữu hiệu. Bảo vệ quyền đối với NHHH có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự đầy đủ, chi tiết của các quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức xử lý đối với hành vi xâm phạm, hơn nữa, các chế tài pháp luật phải mạnh để xử lý người vi phạm.
Theo đánh gía, so sánh thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào với Việt Nam, có thể thấy rằng, pháp luật bảo hộ NHHH của Lào và Việt Nam hiện nay có nét tương đồng với nhau chỉ về pháp luật khung. Pháp luật bảo hộ NHHH của hai nước đều quy định tất cả các khía cạnh pháp luật bảo hộ NHHH như khái niệm, điều kiện bảo hộ, thủ tục xác lập quyền, nội dung và giới hạn quyền đến các biện pháp và chế tài bảo vệ quyền đối với NHHH. Sự tương đồng đó xuất phát từ hai nước đều là thành viên của WTO, do đó phải quy định đầy đủ về bảo hộ NHHH theo đòi hỏi của pháp luật quốc tế đưa ra.
Nhưng so với pháp luật nội đung giữa hai nước thì vẫn còn có nhiều sự khác nhau. Sự khác nhau đó xuất phát từ hoàn cảnh phát triển kinh tế cũng như về tập quán pháp luật bảo hộ quyền SHTT của hai nước. So với pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam hiện nay thì pháp luật bảo hộ NHHH của Lào vẫn còn có nhiều hạn chế, xuất phát từ việc thiếu kinh nghiệm của nhà lập pháp dẫn đến việc quy định về pháp luật bảo hộ NHHH của Lào thiếu tính chi tiết, cụ thể và thiếu tính khả thi trên thực tế áp dụng. Trong khi đó, pháp luật bảo hộ NHHH của Việt Nam được đánh giá là đầy đủ và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, cũng như đảm bảo được hiệu quả thực thi của các cơ chế pháp lý này cho quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam.
123
CHƢƠNG 4
NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA TỪ
KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM
4.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật bảo hộ NHHH của Lào trong sự so sánh với pháp luật Việt Nam, có thể thấy rằng, để đảm bảo cho pháp luật bảo hộ quyền SHTT của Lào tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực, cũng như thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT một cách có hiệu quả và toàn diện, việc hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền SHTT, trong đó có NHHH, phải được thực hiện theo từng mục tiêu cụ thể.
Trước hết, Lào cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo lập môi trường pháp lý đáp ứng tiêu chí đầy đủ và hiệu quả về bảo hộ quyền SHTT theo yêu cầu của Hiệp định TRIPs. Như phần trên đã phân tích, mặc dù Lào đã là thành viên của WTO được hơn một năm nay, nhưng không có nghĩa là các văn bản pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của Lào đã đầy đủ và hiệu quả theo yêu cầu của các điều ước quốc tế đưa ra vì hiện nay Lào vẫn còn đang ở trong quá trình xin gia hạn thực hiện cam kết về bảo hộ quyền SHTT đến hết năm 2015 để hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hộ quyền SHTT của mình.
Mặc dù, việc ban hành Luật SHTT năm 2007 của Lào, đã khắc phục được tình trạng các quy định về SHTT rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Luật này là sự tổng hợp các quy định liên quan đến các đối tượng SHTT từ nhiều văn bản pháp luật. Các quy định liên quan đến NHHH trong Luật SHTT năm 2007 góp phần cải thiện cơ chế pháp luật về bảo hộ NHHH ở Lào trên cơ sở hệ thống hóa toàn bộ các quy định pháp luật và làm cho các quy
124
định đó có hiệu lực cao hơn. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện, Luật SHTT năm 2007 bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung nhằm nội luật hóa những quy định của điều ước quốc tế về SHTT mà Lào là thành viên. Do đó, việc ban hành Luật SHTT năm 2011 của Lào là điều rất cần thiết để góp phần quan trọng trong việc phát huy năng lực sáng tạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, thu hút đầu tư, từ đó nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và góp phần phát triển kinh tế. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, chưa quen thuộc với quyền SHTT và cấp bách trong việc gia nhập WTO, Luật SHTT năm 2011 cũng chưa khắc phục được tồn tại và bất cập đáng kể so với Luật SHTT năm 2007.
Bước tiếp theo, Lào phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật một cách đầy đủ, toàn diện, rõ ràng, minh bạch phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như tương đồng với pháp luật của các nước trong khu vực về bảo hộ NHHH. Nhưng theo quy định của Luật SHTT hiện hành, thì bao gồm tất cả các đối tượng SHTT, NHHH được quy định chung với quyền SHCN nên nó chưa bao quát toàn bộ quan hệ pháp luật. Do đó, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể hóa một số khía cạnh pháp lý về NHHH như: quy định cụ thể về thủ tục xác lập quyền; quy định chi tiết về chủ thể quyền, nội dung và giới hạn quyền; cụ thể hóa các hành vi xâm phạm quyền đối với NHHH và cụ thể hóa, chi tiết hóa các biện pháp bảo vệ quyền đối với NHHH. Ngoài ra, các chế tài áp dụng đối với hành vi xâm phạm NHHH phải đủ răn đe các hành vi vi phạm tiếp diễn,