Kinh nghiệm trong việc xáp lập quyền đối vớ

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 133 - 134)

Việc đăng ký bảo hộ NHHH trên thị trường Việt Nam trong những năm qua thu được một số thành công nhất định. Hoạt động đăng ký NHHH trên thị trường cũng diễn ra hết sức sôi động. Nhận thức của doanh nghiệp về ý nghĩa của việc bảo hộ NHHH ngày càng rõ rệt và cụ thể hơn, doanh nghiệp Việt Nam đã dần khắc họa được hình ảnh của mình nhờ chất lượng, uy tín của sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật SHTT ngày càng hoàn thiện hơn đã dần đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình hội nhập quốc tế.

Hiện nay việc xác lập quyền đối với NHHH theo pháp luật Việt Nam là tương đồng với pháp luật của các nước khác trên thế giới. Pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể và chi tiết từng khâu của thủ tục đăng ký xác lập quyền đối với NHHH từ việc quy định về điều kiện bảo hộ đối với NHHH; quyền đăng ký NHHH của các tổ chức, cá nhân; cách thức nộp đơn; nguyên tắc nộp đơn đầu tiên; yêu cầu đối với nội dung đơn đăng ký… đến thủ tục xử lý đơn và

127 việc cấp văn bằng bảo hộ.

Theo thống kê của Cục SHTT Việt Nam, tính từ năm 1982 đến năm 2012 Cục đã tiếp nhận 302,550 đơn quốc gia đăng ký bảo hộ NHHH, bao gồm 209,455 đơn NHHH quốc gia và 92,094 đơn NHHH quốc tế chỉ định Việt Nam. Trong đó, có 197,945 đơn hợp lệ và được cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH, bao gồm 128,855 giấy chứng nhận đăng ký NHHH được cấp cho người nộp đơn Việt Nam và 69,090 giấy chứng nhận đăng ký NHHH được cấp cho người nước ngoài [13, tr.66,67]. Điều này chứng tỏ được sự thông thoáng, minh bạch của pháp luật Việt Nam quy định về thủ tục đăng ký NHHH và hơn nữa các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ NHHH của mình.

Một phần của tài liệu So sánh pháp luật của cộng hòa dân chủ nhân dân lào và cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa (Trang 133 - 134)