Các nhân vật "tha hoá" Nhưng thành công và những chông chênh, lạc

Một phần của tài liệu nhân vật trong tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 96 - 97)

5. Cấu trúc luận án:

2.4. Các nhân vật "tha hoá" Nhưng thành công và những chông chênh, lạc

Ở chương 1, chúng tôi đã nói đến con người "tha hoá" như một phương diện trong quan niệm nghệ thuật về con người của Vũ Trọng Phụng, ở đây, xin đề cập đến bút pháp của Vũ Trọng Phụng trong việc thể hiện những con người "tha hoá".

Như chúng tôi đã nói, kiểu nhân vật "tha hoá" được Vũ Trọng Phụng quan tâm đặc biệt, tồn tại có hệ thống từ tiểu thuyết đầu tiên đến tiểu thuyết cuối cùng của ông. Ở Giông tố, Trúng số độc đắc, Làm đĩ, các nhân vật tha hoá (Long, Phúc, Huyền) trở thành các nhân vật trung tâm của tác phẩm. Đi sâu tìm hiểu loại nhân vật này có ý nghĩa quan trọng trên cả hai phương diện:

- Đây là những con người "nhỏ bé", những nạn nhân đáng thương của xã hội cũ - loại nhân vật khá phổ biến trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam và thế giới. Thái độ đối với những con người này là một phương diện quan trọng thể hiện tình cảm nhân đạo, thái độ đối với con người.

- Khác với các nhân vật phản diện tính cách có sự biến đổi nhưng là biến đổi trong sự ổn định thì ở loại nhân vật này thường có sự biến động lớn trong tính cách do sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh, địa vị xã hội: Long, Mịch từ địa vị nghèo hèn trở nên giàu có, Phúc từ một kẻ thất nghiệp nhờ trúng số mà bỗng thành một tay tư bản, Huyền từ cô gái lương thiện trở thành gái đĩ. Rõ ràng, loại nhân vật này là chỗ thử thách ngòi bút "phân tích xã hội" và "phân tích tâm lý", khả năng điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa của nhà văn.

Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu nói chung không đánh giá cao ngòi bút Vũ Trọng Phụng trong thể hiện các nhân vật Long, Mịch, Phúc, Huyền... Có nhiều cách giải thích lý do sự không thành công đó. Có người cho rằng vì "tác giả là một đồ đệ của Freud" và chính vì "tin ở thuyết tính dục một cách thiên vị" đã làm hỏng hình tượng nhiều nhân vật [111, 153 - 158]. Người khác lại cho rằng vì "Vũ Trọng Phụng

97

tham lam vơ vét quá nhiều nên ông đưa văn nghị luận vào nhiều quá, rườm rà quá" [72, 151].

Cũng có người cắt nghĩa nguyên nhân ở sự "lệch lạc" trong cái nhìn về quần chúng, sự thiếu lòng tin ở con người... Cũng không phải không có những ý kiến khen, nhưng cũng chỉ khen những "sen con con" nào đó hoặc một số trang, một số đoạn miêu tả tâm lý Mịch, Huyền...

Những ý kiến trên có nhiều mặt xác đáng, nhưng cũng cần thiết đi sâu hơn vào những thành công và những thất bại của Vũ Trọng Phụng trong việc thể hiện các nhân vật loại này. Theo chúng tôi, ở đây vừa có những thành công đáng ghi nhận của một ngòi bút hiện thực chủ nghĩa sắc sảo, vừa có những chông chênh, chao đảo của cây bút ấy trong điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa, thậm chí còn có cả những lạc bước, sai lầm rơi vào chủ nghĩa tự nhiên với cái nhìn méo mó về con người.

Một phần của tài liệu nhân vật trong tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 96 - 97)