5. Cấu trúc luận án:
2.1. Nhìn chung về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng
phong phú, phức tạp trong các hình thức khái quát hóa nghệ thuật. Có nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều loại phương pháp sáng tác, nhiều loại bút pháp ở tiểu thuyết của ông: hiện thực, lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, văn học suy đồi. Sự đa dạng này không đơn giản chỉ là dấu hiệu của tài năng mà còn bao hàm trong đó cả những mâu thuẫn, sự không đồng đều của trình độ nghệ thuật. Theo chúng tôi, khi xem xét sự phong phú và phức tạp của các hình thức khái quát hóa trong xây dựng nhân vật, không thể không gắn liền với kiểu nhân vật, loại hình nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.
2.1. Nhìn chung về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng Phụng
Qua các tiểu thuyết, Vũ Trọng Phụng đã tạo ra được một thế giới nhân vật riêng, một thứ "nhân loại" của riêng mình. Đó là một thế giới hết sức đông đúc, phức tạp, được đặt vào một bối cảnh xã hội hỗn loạn, bát nháo, đầy biến động.
Ấn tượng về sự đông đúc, phức tạp của thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng thể hiện rõ nhất ở các tiểu thuyết sáng tác năm 1936 - thời kỳ Mặt trận Dân chủ. Chưa có cây bút hiện thực phê phán nào sắc sảo trong việc tái hiện những bức tranh toàn cảnh rộng lớn, bao quát số phận của nhiều tầng lớp, nhiều hạng người trong xã hội như Vũ Trọng Phụng. Giông tố có thể xem là một bức tranh thu nhỏ về xã hội Việt Nam trước cách mạng. Không gian nghệ thuật trong Giông tố trải rộng từ nông thôn đến thành thị, với nhiều môi trường sinh hoạt khác nhau, làm nền hoạt động cho hàng mấy chục nhân vật với đủ mọi thành phần: nông dân, tư sản, quan lại, trí thức, cộng sản... Nguyễn Thị Lê Thanh thống kê chi tiết trong Giông tố có đến 89 nhân vật (chưa kể những đám đông hậu trường) [146, 23]. Địa bàn của Số đỏ có hẹp hơn, song tác giả cũng tạo ra được một xã hội đông đúc, phức tạp với đủ mọi gương mặt của thành thị "âu hóa" đương thời. Vỡ đê cũng bao quát hiện thực trên một phạm vi rộng với đủ các tầng lớp xã hội: nông dân, địa chủ, cường hào, quan lại, thầu khoán, công chức, gái mới... Các tuyến nhân vật không chỉ đông đúc mà còn đan xen vào nhau, chi phối lẫn nhau hết sức sinh động dưới bàn tay tổ chức tài tình của tác giả.
67
Trên cái nền của những "bức phông xã hội vĩ đại" này (chữ dùng của Phạm Thế Ngũ), Vũ Trọng Phụng thỉnh thoảng lại dùng ống kính chiếu cận cảnh một đám đông nho nhỏ nào đấy. Trong Giông tốcó đám đông mấy chục người của giới doanh thương tụ tập ở phòng khách nhà Nghị Hách, đám đông xã hội "làng bẹp" ở tiệm hút chú Sềnh, đám "thiếu niên tri thức" bất mãn trong đêm dạ tiệc cuối cùng của Long. Trong
Số đỏ cũng có đám đông thượng lưu đi đưa ma cụ Cổ Tổ, đám đông dân chúng tụ tập nghe Xuân Tóc Đỏ diễn thuyết, Trong Vỡ đê thì có đám dân phu bị đối xử như súc vật trên mặt đê.
Thế giới nhân vật đông đúc này thường được đặt vào trong cái bối cảnh xã hội đầy biến động, với những vấn đề nóng hổi của cuộc sống đương thời. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng đúng là tiểu thuyết của "cái hiện tại" ngổn ngang, bề bộn. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: "Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê hệt như những cuốn phim thời sự. Đương thời ít có cuốn tiểu thuyết nào lại gần với không khí chính trị của thời đại đến như thế. Tiểu thuyết mà như muốn chạy đua với thông tin báo chí" [99, 47]. Ngòi bút tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, vì thế có pha màu sắc phóng sự rõ nét. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông - đặc biệt là các nhân vật phản diện thường là chân dung sinh động của những con người đang sống sờ sờ ngoài xã hội. Trên báo Tinh hoa, phê bình Giông tố Nguyễn Lương Ngọc cho biết: "Ta có thể gọi rõ mặt những người ông (Vũ Trọng Phụng) ám chỉ trong mấy tên: Long, Mịch, Vạn Tóc Mai, Nghị Hách". Trương Chính cũng xác nhận: "Hắn (Nghị Hách) là một nhân vật quan trọng trong xã hội ngày trước. Và nếu ai tò mò thì có thể tìm thấy tên và ảnh hắn trong cuốn Những nhân vật ở Đông dương in năm 1941" [72, 189]. Các nhân vật phản diện của Số đỏ cũng rất gần với các nguyên
mẫu. Nguyễn Tuân trong Một đêm họp đưa ma Phụng đăng Tao Đàn số đặc biệt cũng khẳng định điều này: "Nhiều người còn sống sờ sờ kia, oán thằng Phụng lắm. Chúng nhìn thấy hình ảnh chúng ở Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ" [72, 18].
Trong cái xã hội "ối a ba phèng"(Chữ dùng của Nguyễn Tuân) này, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện được một cách hết sức ấn tượng bộ mặt dâm ác, đểu giả của tầng lớp thống trị, bọn con buôn hãnh tiến và những quái thai đi cùng với chúng. Bọn người này hoạt động một cách nhốn nháo, quyết liệt, liên kết với nhau lũng đoạn xã hội, chi phối pháp luật, chèn ép người lương thiện. Trong Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã phơi trần những cuộc móc ngoặc bẩn thỉu giữa Nghị Hách với quan tổng đốc, quan công sứ,
68
với đại diện của "một hội lý tài" ở chính quốc. Ông cũng phanh phui cái động lực sâu xa của những trò hề tranh cử dân biểu, tâng bốc bình dân, phát chẩn cho dân đói. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng lôi lên sân khấu cả một lũ những gương mặt đang chi phối cuộc sống chốn thị thành bao gồm những chủ hiệu, me tây, gái mới, nhà chính trị bảo hoàng, nhà sư hổ mang, cho đến cả vua ta, vua Xiêm, toàn quyền, thống sứ với đủ thứ khẩu hiệu dối trá của chúng như "văn minh", "âu hóa", "cải cách y phục", "cải cách Phật giáo"… Trong Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng cũng phơi bày sự móc ngoặc làm tiền của
một quan lại và một tư sản là tri huyện T và thuầu khoán Khoát, và chính vì sự lũng đoạn đó mà bao nhiêu tai họa đổ ập xuống đầu những người nông dân vô tội. Vì tài năng và bút lực của Vũ Trọng Phụng trước tiên thể hiện ở sự khắc họa sinh động đám người phản diện đểu giả này, nên những người không đọc kỹ Vũ Trọng Phụng hoặc thiếu thiện chí thường dễ nghĩ đến một nhân loại "toàn những kẻ giết người, làm đĩ, ăn tục, nói càn, một thế giới khốn nạn vô cùng" [95] trong tác phẩm của ông.
Rõ ràng, ở đây không chỉ có vấn đề vốn sống, sự hiểu biết mà còn có một tài năng khái quát, tưởng tượng sắc bén, một bút lực mãnh liệt để tái hiện cuộc sống, để hư cấu sáng tạo nên những hình tượng sinh động. Điều độc đáo là ngay cả những người muốn "hạ bệ" Vũ Trọng Phụng trước đây cũng đã phải thừa nhận tài năng hiếm có này của ông. Hoàng Văn Hoan trong bài viết quy chụp của mình đã khẳng định: "Vũ Trọng Phụng" là một tay viết tiểu thuyết thạo, rất biết xây dựng hình tượng nhân vật mà ngụ vào việc của con người" [72, 243]. Năm 1987, trong bài Bút lực của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Quang Sáng rất chính xác khi viết rằng: "Nhà văn Vũ Trọng Phụng có một bút lực ghê gớm, dữ dội (…) ít có nhà văn hiện thực nào đưa vào trang sách lời nguyền rủa chua cay độc địa cái xã hội thối nát ấy như ông khi ông tạo dựng nên một thế giới hỗn loạn, bát nháo, dâm loạn, mưu mô thủ đoạn, trong đó không có một kẻ nào thoát khỏi tấn bi kịch "lên voi xuống chó" qua những diễn biến bất ngờ" [141, 213].
Như vậy, Vũ Trọng Phụng - cũng như Balzac đã làm tròn trách nhiệm "người thư ký trung thành" của thời đại mình. Và đó là một người thư ký tài năng đã tái hiện được nhiều phương diện quan trọng, cơ bản của cuộc sống đương thời, đã sáng tạo được nhiều điển hình phản diện bất hủ sống mãi với thời gian. Ông là người đã đưa tư duy
69
"phân tích xã hội" của chủ nghĩa hiện thực và bút pháp điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa lên một trình độ mới cao hơn, sắc nét hơn.
Nếu càn phân loại thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng thì có thể nói rằng trong tiểu thuyết của ông có đủ mọi loại nhân vật theo các cách phân chia của lý luận văn học: nhân vật chính (Nghị Hách, Thị Mịch, Huyền...) và nhân vật phụ (ông bà Đổ Uẩn, Duyên, Phán Hòa...); nhân vật chính diện (Hải Vân, Tú Anh, Phú...) và nhân vật phản diện (Nghị Hách, Phó Đoan, thầu khoán Khoát...); nhân vật chức năng (thầy bói, thầy tướng), nhân vật tính cách (Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ...) và cả nhân vật tư tưởng (Tú Anh, Huyền, Phán Hòa...) v.v...
Trong thế giới nhân vật rất đông đúc và phức tạp của Vũ Trọng Phụng, hiện lên đậm nét ba loại người được nhà văn tỏ ra quan tâm đặc biệt, thường có mặt trong hầu hết tiểu thuyết của ông, đó là:
- Những kẻ ác, đểu (nhân vật phản diện)
- Những con người tốt, có lý tường (nhân vật chính diện, tích cực).
- Những con người yếu hèn, sa ngã (chúng tôi gọi là loại nhận vật "tha hóa"). Những loại nhân vật khác nhau nói trên đi liền với sự thay đổi, đa dạng, sự không đồng đều trong các hình thức khái quát hóa đối với nhân vật.
2.2. Các nhân vật phản diện và thành công xuất sắc trong điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa