Con người tự nhiên bản năng và con người mang màu sắc của "chủ nghĩa

Một phần của tài liệu nhân vật trong tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 46 - 56)

5. Cấu trúc luận án:

1.3. Con người tự nhiên bản năng và con người mang màu sắc của "chủ nghĩa

"chủ nghĩa định mệnh sinh lý"

Đọc tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng dễ dàng nhận thấy một thức tế không bình thường ở các nhân vật của ông: đó là sự trỗi dậy thái quá của đời sống bản năng sinh lý con người.

Những người chơi chữ đã tỏ ra chính xác khi chia tách chữ con người thành hai vế: con và người. Văn học – với tư cách là khoa học về con người cũng không thể trốn tránh một thực tế: trong con người luôn luôn tồn tại phần bản năng sinh vật, mà phần bản năng này không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của ý thức.

Cơ đốc giáo phương Tây cũng như Nho giáo phương Đông đều đề cao chủ nghĩa cấm dục, từ đó mà trói buộc những nhu cầu tự nhiên của con người. Tống Nho với phương châm: "Tồn thiên lý, diệt nhân dục" muốn biến tư tưởng cấm dục thành một nguyên tắc sống đối với mọi người. Nhưng những quan niệm trái tự nhiên đó không phải nhà văn nào cũng sẵn lòng chấp nhận. Tiếng cười của chủ nghĩa hoan lạc đã từng vang lên trong Gargantua và Pantaruel của Rabelais, chuyện mười ngày của Boccaccio. Ở Trung Quốc, từ đời Minh trở đi, xuất hiện cả một khuynh hướng tiểu thuyết "từ tình đến dục" mà Tư Hậu đã thống kê được đến 112 bộ, trong đó có cả những tiểu thuyết "tài tử giai nhân" như Vân Tiên tiếu, Kim Vân Kiều truyện, Kinh mộng đế… đã ít nhiều có ảnh hưởng đến văn chương Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX [139, 319]. Kim Bình Mai - tiểu thuyết mở đầu cho xu hướng này mô tả tính dục, đời sống bản năng một cách rất thoải mái, đề cao hết sức việc thỏa mãn thân xác tự nhiên. Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, tiểu thuyết nổi tiếng của văn học cổ

47

điển Trung Quốc, với giá trị tố cáo phong kiến và giá trị nhân đạo sâu sắc cũng quan niệm về tình yêu một cách rất toàn diện: trong tình yêu có tình dục, có bản năng. Rõ ràng, vấn đề bản năng, tính dục trong văn học là một vấn đề phức tạp, đã được đặt ra từ lâu, gắn liền với những tranh chấp dai dẳng trong lịch sử. Do đó, một vấn đề đặt ra là "cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tính dục và sáng tác văn nghệ trên cơ sở một quan niệm đúng đắn, khách quan về nhu cầu tính dục của con người" [91, 7]. Đây cũng là một lý do cắt nghĩa vì sao trong những vấn đề phức tạp mà Vũ Trọng Phụng đặt ra cho giới nghiên cứu thì vấn đề con người bản năng, tính dục là một đầu mối quan trọng của sự tranh cãi.

Ngay khi tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ ra đời, cách viết táo bạo của nhà văn khi đề cập đến cái dâm đã gây nên sự phản ứng mạnh mẽ của một số người. Nhất Chi Mai trong bài Dâm hay không dâm đả kích Vũ Trọng Phụng một cách cay độc và gọi văn chương của ông là "bẩn thỉu, nhơ nhớp, dơ đáy" (Ngày nay, số 51, 14/3/1937). Thái Phỉ trên báo Tin văn (số 25, 9/1936) cũng gọi văn chương của Vũ Trọng Phụng là "văn chương dâm uế". Vũ Trọng Phụng bằng những lời lẽ sắc bén, đứng vững trên lập trường của một nhà văn "tả chân", "vị nhân sinh" đã mạnh mẽ bảo vệ cho quan điểm của mình. Dư luận lúc đó chia sẻ sự đồng tình với ông vì sự dũng cảm đấu tranh cho khuynh hướng hiện thực, tiến bộ, chống lại trào lưu văn học tư sản mang tính trưởng giả, ích kỷ đương thời. Tuy vậy, trong lý lẽ của Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ một sự chông chênh khi cố bảo vệ cho cách viết tả thực "cái dâm" trong tác phẩm.

Những lời lẽ công kích đầy ác ý của Nhất Chi Mai, Thái Phỉ tất có liên quan đến sự đấu tranh giữa các khuynh hướng văn học, giữa các tờ báo có xu hướng khác nhau nên khó nói đến chuyện khách quan, chính xác. Nhưng đương thời, cũng không phải là không có những nhà văn, những nhà nghiên cứu đúng đắn, trong đó có những người thân thiết với Vũ Trọng Phụng cũng tỏ ra không đồng tình với cách thể hiện "cái dâm" của con người trong các tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ…Ở phần lịch sử vấn đề, chúng tôi đã dẫn các ý kiến của Lan Khai, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính phê phán Vũ Trọng Phụng ở phương diện này.

Có một chi tiết trong bài hồi ức của Tam Lang: "Vài kỷ niệm về Vũ Trọng Phụng" (Tao đàn số đặc biệt tháng 12/1939) rất đáng được để ý. Tam Lang - người có công dẫn dắt Vũ Trọng Phụng vào con đường văn chương có tiết lộ cái lý do khiến cho các

48

tác phẩm đầu tay của Vũ Trọng Phụng lọt vào con mắt của ông: "Tôi chú ý nhất mấy bài tả những chuyện dâm đãng. Cái đề đã là quá bạo, mà lối văn lại tả chân một cách bạo hơn nữa, bạo đến sỗ sàng"... [72, 39]. Ấn tượng ấy, có lẽ cũng là ấn tượng chung của nhiều người lần đầu tiếp xúc với các tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

Nguyễn Triệu Luật, bạn văn đồng thời là bà con của Vũ Trọng Phụng cũng cho biết rằng khi bệnh tái phát nặng, Vũ Trọng Phụng có nói với ông: "Tôi bị mang tiếng là viết văn khiêu dâm nhiều quá, tiếng ấy có khi cũng oan, nhưng nó vẫn là một cái thiết án. Vì vậy tôi muốn viết một cuốn thật đứng đắn, thật khá để tỏ với đời rằng thằng Phụng không toàn nhiên chứa những ác ý như người ta tưởng" [72, 53 - 54]. Điều này chứng tỏ không phải Vũ Trọng Phụng không có băn khoăn gì về phản ứng của dư luận đương thời.

Khi sóng gió nổi lên với Vũ Trọng Phụng thì vấn đề thể hiện "cái dâm" của con người trong các tiểu thuyết của ông cũng là một căn cứ để ông bị vùi dập thêm. Có người kết án Vũ Trọng Phụng một cách nặng nề: "Trong việc miêu tả về quan hệ nam nữ, có người cho Vũ Trọng Phụng là quá lõa lồ, dâm uế. Miêu tả một cách lõa lồ, quá dâm uế cố nhiên không phải là tốt. Nhưng ở đây, không phải là vấn để miêu tả mà là thái độ đối với cái miêu tả. Ở tác phẩm Vũ Trọng Phụng, đâu chỉ là lõa lồ, dâm uế mà còn là cả một ý thức thừa nhận thú tính, cổ lệ nhục dục" [72, 236].

Quả là cho đến nay, chưa có ai dám đứng ra trực tiếp biện hộ cho Vũ Trọng Phụng về phương diện này. Và về khách quan cũng khó có thể biện hộ khi sự nhấn mạnh một cách thái quá đời sống bản năng đã thâm nhập một cách khá hệ thống vào hình tượng tác phẩm. Phan Cự Đệ cho rằng: "Các nhân vật như Huyền (Làm đĩ), Thị Mịch (Giông tố), bà Phó Đoan và cậu Phước "em chã" (Số đỏ) đều được lý giải theo học thuyết Freud" [39, 112]. Nguyễn Đăng Mạnh cũng chỉ rõ: "Quan niệm về "căn tính dâm đãng" của loài người từ đó, đã góp phần chi phối hệ thống tình tiết của tác phẩm của ông, tạo nên một loạt mô típ rất phổ biến của tiểu thuyết và phóng sự Vũ Trọng Phụng, có thể gọi là những tai biến "dâm sự" [99, 50].

Trên chỗ đứng đạo đức, Vũ Trọng Phụng là một người bảo thù, một người muốn bảo vệ cái "xã hội thuần túy trọng tinh thần". Vũ Bằng cho biết rằng: "Vũ Trọng Phụng theo Tây học từ nhỏ, nhưng phục đạo Khổng và theo đạo Phật" [72, 92]. Lan Khai nhận xét: "Phụng vẫn chỉ coi các huấn điều luân lý của Khổng Tử là vĩnh viễn bất khả

49

xâm phạm như thường"... "Trong các văn phẩm táo bạo cùa Phụng, vẫn phảng phất cái vị bảo thủ mà đáng lẽ ra không ai dám đợi chờ ở nhà văn sĩ ấy" [72,61 - 63].

Cái "vị bảo thủ" ấy trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có lúc đã hóa thân thành các hình tượng nhân vật: Huỳnh Đức hiển nhân, quân tử rất đáng làm gương cho đám người chạy theo dục vọng trong Dứt tình; Phán Hòa (Lấy nhau vì tình) lớn tiếng răn dạy đạo lý cho Liêm, kẻ luôn "ngày cũng như đêm mơ màng về những sự ám thị của tình dục". Thế nhưng, như một điều trớ trêu, khó lý giải, trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng lại là người thích viết nhiều, viết kỹ về đời sống bản năng con người. Vũ Ngọc Phan đã rất tinh ý nhận ra điều trái ngược ấy từ năm 1942 trong Nhà văn hiện đại: "Trong khi đưa chúng ta vào mấy bụi cây và phòng ngủ để nhìn cho rõ cái dâm của loài người với hết cả mọi sự suồng sã, tác giả lại khoác áo nhà mô phạm và giảng giải cho chúng ta biết sự rùng rợn của những việc về xác thịt. Như vậy, thật là rất khó, vì hai sự hành động ấy không đi đôi được với nhau" [111, 155].

Khi lý giải mâu thuẫn nói trên, ý kiến của các nhà nghiên cứu không phải đã hoàn toàn thống nhất. Lan Khai dùng ngay lý thuyết Freud để giải thích. Ông xem những trang viết của Vũ Trọng Phụng chỉ là sự giải thoát những "bản năng" bị đè nén. Một số nhà nghiên cứu lại cho rằng đó là sự chạy theo thị hiếu của một cây bút phải cạnh tranh, bươn chải trong cơ chế thị trường, không loại trừ cả những "ngón nghề" câu khách mang tính nghề nghiệp. Trương Chính từ năm 1939 đã phê phán thẳng thừng: "Lỗi lớn của ông Vũ Trọng Phụng là đã hy sinh nghệ thuật mình để chiều theo một số độc giả trụy lạc" [72, 138]. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng một trong những lý do không thể loại trừ là những "ngón chuyên môn" nghề nghiệp: "Bản thân cái nghề làm báo chuyên nghiệp của ông mà sự thúc bách của cơm áo hàng ngày nhiều khi cũng buộc phải giở đến những ngón chuyên môn không lấy gì làm đạo đức cho lắm" [98, 97]. Nguyễn Hoành Khung trong giáo trình Văn học Việt Nam nhận xét rõ hơn: "Việc thích đi vào những đề tài "giật gân" về lưu manh, me Tây, việc đề cập nhiều đến cái dâm... trong nhiều sáng tác Vũ Trọng Phụng cũng có phần là do chạy theo thị hiếu đám công chúng thị dân, một biểu hiện của quan điểm nghệ thuật tư sản, khi mà văn chương trở thành một thứ hàng hóa và bị chi phối bởi qui luật thị trường" [70, 211].

Đúng là không thể phủ nhận lý do chạy theo thị hiếu của một cây bút buộc phải tồn tại trong cảnh túng quẫn của mình và của cả gia đình. Nhưng theo chúng tôi, ngoài

50

lý do trên, lý do chính phải tìm trong quan niệm của Vũ Trọng Phụng về con người: Ông nhìn con người vừa như nạn nhân của hoàn cảnh, vừa như nạn nhân của chủ nghĩa "định mệnh sinh lý". Hoàn cảnh - trong cách nhìn của Vũ Trọng Phụng nhiều lúc mang màu sắc của một thứ "chủ nghĩa định mệnh lịch sử - xã hội" (chữ dùng của nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung) đè nặng lên các nhân vật. Nhưng hoàn cảnh sở dĩ có thể dễ dàng tấn công, hủy hoại con người là bởi vì trong bản thân con người cũng có những "chỗ hèn yếu", mà "căn tính dâm đãng" là chỗ yếu nhất của nó.

Vì gắn với quan niệm về con người nên Vũ Trọng Phụng thường thể hiện bản năng tính dục như một "căn tính" chung của loài người, bất kể họ ở tầng lớp nào, giai cấp nào. Trong những khái quát triết lý về con người (của người trần thuật, của nhân vật), có khá nhiều những triết lý về phương diện này:

- "Đã là người thì ai cũng dâm"

- "Đã là đàn bà thì ai cũng hư hỏng ráo, cũng đáng khinh đáng ghét hết" (Giông tố, Hà Nội báo, 1936 - bị bỏ trong bản in năm 1956).

- "Dục tình cũng lại mạnh hơn ái tình... Vả lại bao nhiêu cuộc ái ân của người đời lại không bắt đầu chỉ vì dục tình?" (Giông tố - tr. 301).

- "Nói đến ái tình lý tưởng mà không đếm xỉa đến cái dâm, đó chỉ là việc của hạng mơ mộng hão huyền" (Làm đĩ, tr. 32).

- "Cái dâm thuộc về quyền sinh lý học chứ luân lý không kiềm chế nổi nó" (Làm đĩ, tr. 33) v.v...

Đúng là không thể đánh giá quan niệm về con người của nhà văn chỉ thông qua các triết lý trực tiếp. Nhưng ở Vũ Trọng Phụng, các triết lý này còn thâm nhập sâu vào thế giới nhân vật, trong đó có những nhân vật chính mà ông gửi gắm khá nhiều tâm huyết.

Nếu như Freud nhìn "lương tâm cũng như mọi quan hệ và tình cảm đạo đức đều liên đới và đối ứng với tính đục" [90, 154] thì Vũ Trọng Phụng cũng cường điệu hóa vai trò tính dục trong đời sống tâm lý của nhân vật. Nhân vật Mịch - một cô gái quê ngây thơ, trong trắng, sau khi "biết mùi đời" trong chiếc xe hòm thỉnh thoảng lại nhớ lại cảm giác khoái lạc như một kẻ đói ăn khát uống: "Cái lúc ấy thật là gớm giếc, thật là bẩn thỉu, thật là đau đớn, nhưng trong đau đớn không phải là không có một thứ khoái lạc trong xác thịt nó làm cho đỡ thấy đau... Trong lúc này con vật đã nổi dậy

51

trong lòng cô gái quê mập mạp, trẻ trung, đương thì... Mịch nhớ lại lúc ấy một cách say sưa như người háu đói vậy" (tr. 360). Cảm giác "háu đói" này còn bộc lộ rõ rệt hơn ở Phó Đoan: "Từ khi bị hiếp, những cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả, rất kỳ quái, cứ theo mãi bà như bóng theo người, lâu dần, việc ấy thành một sự ám ảnh" (tr. 289 - 290). Sự "ám ảnh" này cũng được Vũ Trọng Phụng nhiều lần nói đến với nhân vật Liêm trong Lấy nhau vì tình. Ông từng gọi đó là "tính chất của cái giống đực dã man, từ đời thượng cổ đến nay vẫn là bất di dịch giữa mọi sự biến hóa của y phục, ngôn ngữ, lễ giáo, văn minh" (tr. 140).

Ở đây có thể Vũ Trọng Phụng - người có lần tự nhận là đồ đệ của Freud, đã vận dụng lý thuyết phân tâm học về mối xung đột giữa vô thức và ý thức con người, về sự "ám ảnh" và "xâm tràn" của khoái lạc vào cõi ý thức dể "tự thỏa mãn" [16], [17], [124]. Với nhân vật Mịch, Vũ Trọng Phụng không chỉ một lần phát hiện ra xung đột ấy trong tâm lý. Sau khi lấy Nghị Hách và bị bỏ rơi, một mình cô đơn, trống trọi trong căn phòng tĩnh mịch, trước khi hiến thân cho Long, Mịch đã "tự thỏa mãn" bản năng bằng cách "mơ mộng đến những người lạ mặt, những người qua đường... Cố lục tìm trong trí nhớ, để chạy theo một cái ảo tưởng mà luân lý ngăn cấm, để ngoại tình bằng tinh thần, làm một việc khoái lạc mà người ngoài không biết được" (tr. 397). Vũ Ngọc Phan, khi mới được đọc một số tờ của Hà Nội báo đăng đoạn tiểu thuyết này của Vũ

Trọng Phụng đã tinh tường nhận xét: "Tác giả là một đồ đệ của Freud" [111, 147]. Trong Giông t, nhân vật Long có khác Mịch về địa vị xã hội, thành phần xuất thân. Mịch có thể là cô gái quê ít được học hành mà ít học, văn hóa thấp kém là một nguyên nhân đễ đưa con người đến chỗ hư hỏng (theo cách giải thích của Vũ Trọng Phụng trong Lục Xì). Nhưng Long lại là người có học thức, có lòng tự trọng, thế mà cũng không thoát khỏi sự chi phối nặng nề của bản năng. Ở phần trên, chúng tôi đã phân tích một nguyên nhân quan trọng khiến cho Long "tha hoá": đó là cái "bả vật chất", sức cuốn hút của "đời sống trưởng giả". Ngoài nguyên nhân đó, Vũ Trọng Phụng còn chú ý đến một nguyên nhân thứ hai - nguyên nhân bên trong góp phần tác động để hạ gục Long một cách nhanh chóng - đó là "con vật người" luôn hiện hình để đòi hỏi thỏa mãn dục vọng. Ôm mộng báo thù, thế mà khi gặp được hai cô con gái nhà Nghị Hách, ở trong Long cũng xảy ra những xung đột không khác gì ở Mịch, đó là xung đột giữa "ái tình" và "dục tình". Tác giả đã phân tích say sưa và đầy chủ quan về những xung

52

đột ấy theo những luận đề định sẵn mà ông cố láy đi láy lại: "Dục tình cũng lại mạnh

Một phần của tài liệu nhân vật trong tiểu thuyết vũ trọng phụng (Trang 46 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)