5. Cấu trúc luận án:
3.2.2. Kịch hóa trong tự sự và tính kịch trong ngôn ngữ nhân vật
Sống trong một xã hội bịp bợm, dối trá, các nhân vật Vũ Trọng Phụng thường hay đóng kịch và đóng rất sinh động. Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng cũng có rất nhiều các tình tiết sân khấu mà các nhà nghiên cứu thường gọi là "sự kịch hóa" trong tự sự. Do đặc trưng của kịch bị qui định bởi tính biểu diễn, bởi sân khấu một chiều và sự hạn hẹp của thời gian nên kịch buộc phải chú trọng đặc biệt đến mâu thuẫn, xung đột, đến hành động và đối thoại để khắc phục sự vắng mặt của người trần thuật trực tiếp. Trong
Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê... có nhiều chương được cấu trúc chặt chẽ như một vở kịch với vai trò chủ đạo của các hành động bên ngoài, gắn với các xung đột do tình huống tạo ra. Các chương III, VI, VII, X, XV, XIX trong Số đỏ, các chương IX, XXVIII, XXIX
trong Giông tố, các chương VII, VIII, IX trong Vỡ đê... có thể dễ dàng chuyển thành các vở kịch ngắn sinh động.
Hãy phân tích chương XIV trong Số đỏ (Ôi nhân tình thế thái. Người bạn gái trung thành. Chết, quan đốc Xuân nổi giận) dưới cái nhìn của thể loại kịch:
- Mâu thuẫn xuyên suốt: Cuộc đấu tranh giữa hai tuyến nhân vật trong gia đình Văn Minh về việc giữ lại hay đẩy Xuân ra khỏi tiệm may Âu hóa sau khi có tin là nó đã "làm hại" đời cô Tuyết.
120
- Nhân vật: Hầu hết các thành viên trong gia đình Văn Minh, thêm Xuân Tóc Đỏ, vợ chồng ông Típ Phờ Nờ, mấy cô khâu, mấy bác thợ may.
- Màn 1: Địa điểm diễn ra tại hiệu may Âu hóa. Nhân vật có đủ thành phần ở trên, chỉ vắng Xuân Tóc Đỏ.
Cuộc khẩu chiến giữa hai phái "tán thành" và "phản đối" đang vào hồi quyết liệt. Phái "phản đối" do ông mỹ thuật Típ Phờ Nờ đứng đầu gồm ông Típ, cậu Tú Tân, bà vợ ông Phán mọc sừng đồng tình đuổi Xuân về ở hẳn với Phó Đoan vì như vậy "tiệm may Âu hóa tránh được một cái nạn có một người nhơ bẩn". Ngược lại, phái "tán thành" gồm ông Phán mọc sừng, Cô Tuyết; bà vợ ông Típ Phờ Nờ, mấy cô khâu, mấy bác thợ may "thì lại rất tiếc việc xảy ra ấy coi như vậy sẽ thiệt hại cho thương mại, sẽ ế hàng". Không khí căng thẳng. Hai phía tìm cách lôi kéo thêm những người trung gian, lưng chừng gồm cụ Cố Hồng, cụ bà, vợ chồng Văn Minh. Nhưng cụ ông thì lải nhãi không ăn nhập gì vào câu chuyện: "Biết rồi, khổ lắm, nói mãi". Cụ bà giữ thái độ lừng khừng: "để dò xem con bé đã hư hỏng chưa rồi sẽ định liệu". Tuyết, một đầu mối gây nên mâu thuẫn thì giữ vẻ im lặng, chỉ nói một câu: "ông Xuân, đối với tôi, chỉ là một người bạn giai mà thôi".
- Màn 2: Địa điểm diễn ra trên đường. Nhân vật gồm có Xuân Tóc Đỏ, bà Típ Phờ Nờ,
Xuân Tóc Đỏ đi chén thịt chó về, miệng đầy hơi men, gặp bà Típ Phờ Nờ đi dạo. Sau vài câu chào hỏi đầy tình ý, họ nhìn trước nhìn sau rồi trao đổi kín đáo với nhau. Bà Típ Phờ Nờ bí mật thông báo cho Xuân tin cụ Hồng muốn gả Tuyết cho nó. Xuân hết sức sung sướng nhưng vẫn vờ thở dài mà rằng: "cái ấy mà thật thì chí nguy! không biết rồi từ chối thế nào cho lịch sự đây!". Bà Típ Phờ Nờ "sửng sốt". Xuân vờ vĩnh giải thích: "Tôi sợ nhất cái mọc sừng. Lấy Tuyết thì có phen người ta có thể đem tôi ra nấu thành cao ban long". Bà Típ Phờ Nờ tiếp tục báo cho Xuân biết danh sách những kẻ gièm pha, đặc biệt là việc bà Hồng muốn nhổ vào mặt nó. Xuân giận dữ, tức tối ra mặt, đòi "lại ngay nhà bà ấy". Bà Típ Phờ Nờ thấy tình hình căng thẳng, sợ hãi an ủi Xuân nhưng Xuân không nghe, gọi ngay hai xe cao su về thẳng nhà cố Hồng.
- Màn 3: Địa điểm diễn ra tại nhà cố Hồng. Nhân vật gồm Xuân Tóc Đỏ, cụ Hồng, cụ bà, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, có thêm cụ cố Tổ ốm nằm trên giường.
121
Xuân bước vào nhà đột ngột, "chào một lượt, mặt hằm hằm". Hắn đi lại giường vấn an cụ Tổ để giúp mọi người nhớ lại công lao cứu người trước đây. Sau đó hắn vờ vĩnh hỏi thăm Văn Minh: "Từ độ tôi không lại giúp được thì cửa hàng vẫn đông khách chứ?". Văn Minh im lặng, vợ Văn Minh tìm cách đỡ lời. Xuân "vênh váo", "đút hai tay vào túi quần" "đi đi lại lại" hậm hực, thỉnh thoảng nói móc máy một câu đầy ẩn ý. "Cụ Bà lấm lét nhìn Xuân một cách rất sợ hãi", Tuyết vẫn im lặng nhưng có phần sung sướng vì "yên trí rằng người sêu tết cô đã nói nhảm". Vợ chồng Văn Minh "đã lộn ruột lắm, đã muốn lột mặt nạ của Xuân lắm" nhưng đành im lặng bất lực. Mâu thuẫn kịch lên đến đỉnh điểm.
Tình huống bất ngờ xẩy ra ngoài dự kiến, đồng thời là tình huống "mở nút" để kết thúc. Sân khấu có thêm ông Phán mọc sừng xuất hiện. Xuân đang "lầm lầm cái mặt" thấy ông Phán thì như quên hết mọi sự vì "chợt nghĩ đến số tiền năm đồng mà nó có thể trả nợ sư ông Tăng Phú một chầu chay", bèn ưỡn ngực nói: "Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng".
Sau câu nói đó, tình huống hài kịch chuyển sang bi kịch: "tất cả mọi người đều như là điện giật", "ông Phán dây thép ôm lấy ngực ngã khuỵu xuống đất", cụ Tổ "nấc một cái to, ngã xuống giường", cả nhà nhao lên chia làm hai tốp đỡ cụ Tổ và ông Phán, "bà cụ cuống cuồng kêu van" mong Xuân rủ lòng thương chữa chạy cho người sắp chết. Xuân thì vừa lúng túng, vừa sợ hãi thú tội một cách thành thực: "Thưa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt ban quần, hạ lưu, không biết thuốc ạ!". Sau lời thú tội bất ngờ, "nó ra cửa, chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp". Màn hạ.
Trong chương trên, quả là đã có sự giản lược tối đa vai trò của người trần thuật để "trao quyền" cho các nhân vật, với dày đặc ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Qua những mâu thuẫn căng thẳng giữa chúng, tính cách, tâm lý từng nhân vật được bộc lộ một cách rõ rệt.
Cùng với "kịch hóa tự sự" là sự xuất hiện dày đặc các tình huống kịch và ngôn ngữ đối thoại giàu tính kịch. Chính điều này góp phần đắc lực trong việc khắc họa tính cách nhân vật. Những "sen" quan huyện Cúc Lâm xử kiện, Nghị Hách đêm tân hôn... (Giông tố); những "sen" Xuân Tóc Đỏ và Phó Đoan trong phòng khách, Xuân Tóc Đỏ và sư Tăng Phú, ông Phán và tình địch "tranh nhau rnọc sừng" ở khách sạn Bồng lai... (Số đỏ), quả là những mẫu mực của những vở hài kịch ngắn, sinh động.
122
Phan Ngọc có một phát hiện thú vị là trong tác phẩm rất giàu tính kịch là Truyện Kiều, "chỉ có Kim Trọng và Từ Hải là không đóng kịch mà thôi" và "có những nhân vật như Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến luôn luôn đóng kịch" [103, 194]. Nhiều nhân vật của Vũ Trọng Phụng như ông huyện Cúc Lâm già, Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, Văn Minh chồng... cũng thường vào vai kịch rất giỏi để che dấu những suy nghĩ, tình cảm thực của mình. Ông huyện già đóng vai thần công lý một cách trơ trẽn. Bà Phó Đoan thích đóng vai mệnh phụ thủ tiết, có lòng thương người. Xuân Tóc Đỏ thì thường đóng vai "nhà cải cách" một cách rất hồn nhiên, vô ý thức. Ở chương VI của Số đỏ có một màn kịch độc đáo, trong đó Xuân Tóc Đỏ đóng vai "đốc tờ" như một con vẹt, còn Văn Minh thì đóng kịch lừa dối cả ông bố của mình:
"Lúc ấy, bà Phó Đoan lại hỏi cụ Hồng: - Thế cụ nhà ta đau như thế nào?
- Nhiều chứng bệnh lắm! Ho khạc rên, suốt ngày đêm! Thế mà hỏi thì lại bảo là đau dạ dày mới quái chứ!
Xuân Tóc Đỏ nhanh nhảu hỏi:
- Bẩm cụ, thế bệnh nhân có khó thở, có mắc đờm không? - Dễ có.
- Bẩm thế là suyễn. Thuốc nào có vị Long diên hương thì khỏi. - Nhưng lại đau cả dạ dày kia mà.
- Bẩm thế bệnh nhân mắc cả hai thứ bệnh, chắc là đã có tuổi lắm (...) Cụ Hồng kính cẩn hỏi Xuân:
- Bẩm ngài, ngài làm gì mà giỏi về y lý như vậy thế ạ? Xuân chưa kịp đáp thì Văn Minh đã vội đứng lên đỡ lời:
- Một sinh viên trường thuốc, bạn con, con quên chưa giới thiệu với ba (tr. 326 - 327).
Qua màn đối thoại này, Xuân Tóc Đỏ thì lộ ra cái quãng đời "ngồi đọc quảng cáo cho một hiệu thuốc vào phóng thanh" "cho một ông vua thuốc lậu Nam kỳ". Còn Văn Minh thì trơ ra cái bản tính giả dối đến trơ trẽn. Từ cái dối trá trong màn kịch này, ông Văn Minh sẽ còn phải tiếp tục chơi nốt cuộc diễn ở nhiều màn kịch tiếp theo nữa (ở chương XII, chương XV, chương XX).
123