5. Cấu trúc luận án:
1.1. Nhìn con người trên "tinh thần giai cấp"
Trong bài luận chiến "Để đáp lời báo Ngày nay: dâm hay là không dâm" (14/3/1937), Vũ Trọng Phụng đã nói rõ cái mục đích mà ngòi bút ông cũng như các nhà văn hiện thực hướng đến: "Tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế, bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa, đừng có những chuyện ô uế, dâm đãng" [6, 218 - 219]. Những lời đanh thép dó là một phần trong những "tuyên ngôn" của một ngòi bút "tả thực" nhạy cảm với những bất công giai cấp trong xã hội. Thực ra, trước đó, trong tiểu thuyết Vỡ đê (1936). Vũ Trọng Phụng đã từng gọi thẳng tên cái nhìn của ông về xã hội và con người bằng một từ đích đáng: "tinh thần giai cấp". Trong khi mô tả cảnh lầm than, cực nhọc, bị hành hạ như súc vật của những người phu hộ đê, ông viết: "Trong những việc công cộng như thế, người ta lại thấy cái
tinh thần giai cấp hiện ra đến nỗi ngang tai chướng mắt, vì một bọn người vô tích sự, nhờ tài sản hoặc chức vụ, đã tưởng là mình có quyền, cái quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm là hành hạ một bọn người khác đông đúc hơn, tuy có ngu dốt hơn nhưng mà vất vả hơn, hữu ích hơn" [tr. 45].
Thực ra, cái "tinh thần giai cấp" mà Vũ Trọng Phụng nói đến chưa phải là sự giác ngộ về lý luận giai cấp như những người theo chủ nghĩa Mác Lênin quan niệm. Hoàn cảnh xã hội, chỗ đứng cá nhân chưa cho phép Vũ Trọng Phụng - cũng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan có được một cái nhìn đầy đủ về các phương diện địa vị xã hội, địa vị kinh tế, sở hữu tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm... như Lênin đã có lần đề cập trong định nghĩa giai cấp nổi tiếng của mình. Cái nhìn con người trên "tinh thần giai cấp" của Vũ Trọng Phụng trước hết xuất phát từ những trải nghiệm cá nhân của một nhà văn tiểu tư sản nghèo thất nghiệp, túng đói, nhìn thấy xung quanh hàng triệu số phận giống mình, trong khi đó "cái xa hoa chơi bời của bọn giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền bị lầm than, bị bóc lột". Cái nhìn trải nghiệm ấy lại được củng cố thêm bằng sách báo tiến bộ thời kỳ mặt trận dân chủ thường xuyên đề cập đến vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp. Và để tiến đến cái nhìn sắc bén nói trên, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã trải qua những nổ lực không nhỏ.
29
Tiểu thuyết Dứt tình ra đời trong thời kỳ sáng tác thứ nhất (1934) gây được sự
chú ý của dư luận. Tuy vậy, đề tài thời thượng và bút pháp lãng mạn đã làm lấn át những vấn đề xã hội đặt ra trong đó. Thực ra, dư luận cũng đã nhìn thấy một cái gì khác lạ trong đám nhân vật đang quay cuồng bởi dục vọng trong Dứt tình. Lê Tràng Kiều đã gọi họ là "một bọn người hèn hạ, độc ác nữa, một đàn sâu tàn nhẫn dành nhau mà bâu xé một cánh hoa tươi" (Đề tựa tiểu thuyết Dứt tình). Qua các nhân vật Đào Quân, Tiết Hằng, Ivonne..., đã bắt đầu mở ra cái nhìn chân thực về tầng lớp thượng lưu của xã hội, những kẻ "sống tầm thường, tục tĩu, rất không xứng đáng với địa vị của họ" [2, 33]. Tuy vậy, trong tác phẩm này, nguyên nhân tạo nên cái xấu, cái ác lại được lý giải chủ yếu từ những dục vọng bên trong nhân vật chứ không gắn liền với hoàn cảnh lịch sử - xã hội vây xung quanh chúng. Tác phẩm cũng không có một vang động nào của cuộc sống lầm than, cực khổ của quần chúng đông đảo. Vì thế, báo Đuốc nhà
Nam đã phải phàn nàn: "Từ một nhà văn của những kẻ khốn nạn, ông đã "tiến lên" nhà văn của bọn người quí phái phong lưu" [2, 42 - 43].
Đến thời kỳ cuối 1935 đến hết 1936, không khí sôi nổi của phong trào quần chúng đã thổi một luồng sinh khí vào các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Ba cuốn tiểu thuyết xuất sắc nhất của thời kỳ này là Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê đã dựng lại những
bức tranh xã hội rộng lớn, phức tạp, đã bao quát hiện thực trên một phạm vi rộng, đã đề cập đến số phận của đủ mọi tầng lớp người trong xã hội: nông dân, địa chủ, tư sản, quan lại, trí thức v.v... Nhưng giá trị nổi bật của các tác phẩm này chưa phải ở bề rộng, ở qui mô hiện thực được phản ánh mà chủ yếu là ở chiều sâu nhận thức, ở sức công phá dữ dội đánh vào những thế lực thống trị, ở cái nhìn sắc sảo, soi thấu những tương quan xã hội, tương quan giai cấp.
Đương thời, Vũ Trọng Phụng luôn được coi là nhà văn "tả chân", nhà văn "xã hội". Trò chuyện với Ngô Tất Tố, ông cũng có lần khẳng định: "Tư tưởng xã hội của tôi, nó đã kết lại từ trong mạch máu" [72, 8]. Tuy vậy, không phải mọi tư tưởng xã hội đều dẫn đến nhãn quan giai cấp. Các nhà văn Tự lực văn đoàn, không phải là không quan tâm đến những vấn đề xã hội. Nhưng những vấn đề xã hội mà họ đề cập đến như đấu tranh chống đại gia đình phong kiến, bảo vệ quyền tự do cá nhân trong đó có quyền được hưởng hạnh phúc gia đình chưa phải là những vấn đề gay cấn nóng bỏng nhất thời bấy giờ. Những bão táp của cuộc sống, những mâu thuẫn mang tính giai cấp
30
trong cuộc đời nhiều khi đi vào tác phẩm Nhất Linh, Thạch Lam, Hoàng Đạo... đã biến thành những sự thỏa hiệp êm ả giữa các nhân vật hoặc trong cõi lòng nhân vật. Thạch Lam là một cây bút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn. Văn Thạch Lam làm xúc động lòng người bằng tấm lòng nhạy cảm, thương yêu đồng loại một cách chân thành. Nhưng lòng thương người của Thạch Lam ít khi gắn với lòng thù hận giai cấp. Trong
Người đầm, Đứa con, Một cơn giận..., Thạch Lam luôn là người đứng ra hòa giải những bất đồng, mong muốn mọi người hãy thức tỉnh lương tâm mà xích lại gần nhau, dù họ có thể đứng ở những trận tuyến đối lập nhau: kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược, bà chủ giàu có và người đầy tớ khốn khổ... Lại Nguyên Ân gọi đó là "giải pháp điều hòa xã hội" trong tác phẩm" Thạch Lam [5, 58 - 70]. Giải pháp ấy chi phối cả kết cấu lẫn cách thể hiện nhân vật trong nhiều tác phẩm của ông.
Nếu "cơ sở cấu trúc của tác phẩm văn học là xung đột trong sự biểu hiện nghệ thuật của nó" và "bất kỳ những xung đột nào của tác phẩm văn học bao giờ cũng phản ánh bằng cách này hay cách khác những mâu thuẫn của cuộc sống hiện thực" [64, 353 - 354] thì tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thời kỳ này đã hướng đến và giải quyết những xung đột xã hội theo cách khác hẳn Thạch Lam. Thế giới nhân vật của ông phân tuyến theo những tiêu chí xã hội - giai cấp rõ nét. Phía bên này là Mịch, Long, Hai Cò, Xã Đấu, những người nông dân làng Quỳnh Thôn, những người phu hộ đê... nghèo khổ, bị dồn đẩy đến bước đường cùng, còn phía bên kia là Nghị Hách, Phó Đoan, Văn Minh, tri huyện T, thầu khoán Khoát… giàu có, nhố nhăng, bịp bợm. Giữa hai trận tuyến đó, Vũ Trọng Phụng đã đứng về "cái phần nhân loại bị hóc lột" chống lại "với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác" (Vỡ đê - trang 240). Vũ Bằng lý giải một cách chính xác nguyên nhân tạo nên sức tác động mạnh mẽ của tác phẩm Vũ Trọng Phụng: "Sỡ dĩ văn anh đạt tới được tới chỗ đó, một phần lớn vì anh tha thiết thật tình với giai cấp bị bóc lột, anh là một tín đồ trung thành của chủ nghĩa xã hội, và anh phụng sự nghệ thuật vị nhân sinh thật" [11, 13].
Giông tố không phải là một cuốn tiểu thuyết "kể một việc báo ứng nhỡn tiền gieo vào gia đình một kẻ tai to mặt lớn" như nhận định của Hiên Chi trong Ích Hữu (số 66 ngày 25/5/1937) mà trước hết là một bức tranh xã hội được quan sát nhìn nhận từ góc độ mâu thuẫn xã hội cơ bản.
31
Tác giả Giông tố tỏ ra hết sức nhạy bén với tình trạng bất công giai cấp hiện ra ở khắp nơi trong xã hội, hiện hình thành sự đối lập trớ trêu giữa túp lều nát của ông bà Đồ Uẩn với tòa ngang dãy dọc trong "Tiểu vạn Trường thành" của nhà triệu phú Tạ Đình Hách, giữa những bữa ăn ngô, ăn cháo cầm hơi của ông bà Đồ và Thị Mịch với những thực đơn tiếp khách sánh hàng vua chúa của nhà tư bản, giữa những kẻ đói khát, rách rưới, xô đẩy nhau đi lĩnh chẩn trước "Tiểu vạn Trường thành" và đám người no nê, béo tốt mỗi năm hai kỳ đến tính toán việc doanh thương với ông dân biểu Tạ Đình Hách.
Nếu ở thời kỳ trước, "niềm căm uất không nguôi" của Vũ Trọng Phụng chưa có được một đối tượng cụ thể thì ở thời kỳ này, kẻ thù giai cấp đã hiện hình một cách rõ nét. Ngòi bút đả kích của Vũ Trọng Phụng đã chĩa đúng vào những kẻ "tai to mặt lớn", vào "phái tư bản" cấu kết chặt chẽ với bọn quan lại, đế quốc để làm giàu trên sự thống khổ, bần cùng của số đông dân chúng. Nghị Hách là một điển hình nghệ thuật sắc sảo về tầng lớp tư sản bản xứ trong xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ. Ông Nghị giàu có đến bậc "phú gia địch quốc" này nắm trong tay "năm trăm mẫu đồn điền trên tỉnh" "một cái mỏ than ở Quảng Yên", "ba chục nóc nhà Tây ở Hà Nội, bốn chục nóc nhà nữa ở Hải Phòng"... Và đằng sau những tài sản lớn ấy là một bàn tay đầy tội ác đã từng giết người, cướp vợ bạn, bỏ bã rượu vào ruộng dân, lừa đảo, hiếp dâm... Để có thể tác oai tác quái, Nghị Hách phải cấu kết chặt chẽ với hệ thống chính quyền thực dân phong kiến để lũng đoạn pháp luật, đầu cơ chính trị, chèn ép những kẻ đối địch. Đúng như nhận xét của Nguyễn Hoành Khung: "Chưa thể nói Vũ Trọng Phụng đã chăm chú nghiên cứu quá trình làm giàu của giai cấp tư bản Việt Nam (quá trình đó chỉ được kể sơ sài gián tiếp), song nhà văn cũng đã làm nổi lên cái sự thật: Con đường tích lũy tư bản là con đường đầy tội ác và hết sức bẩn thỉu, mỗi chân lông đều đẫm máu - như cách nói của Mác" [70, 234]. Rõ ràng thành công của Vũ Trọng Phụng trong xây dựng nhân vật Nghị Hách chính là do cái nhìn sắc sảo về con người trên "tinh thần giai cấp."
Mặt khác, Giông tố cũng đã thể hiện được số phận bi đát của những con người bé nhỏ trong xã hội cũ. Gia đình ông bà Đồ Uẩn đang sống yên ổn trong cái nghèo thanh bạch của mình thì tai bay, vạ gió ập đến. Sau vụ kiện không thành, cả gia đình lâm vào tình cảnh sống dở, chết dở. Ông bà Đồ bị nghi kỵ, cô lập. Mịch bụng mang dạ chửa
32
phải đi bẻ trộm từng bắp ngô cứu đói cho gia đình. Long - người yêu của Mịch, lòng đầy phẫn uất muốn trả thù nhưng bất lực, tuyệt vọng. Cả dân làng Quỳnh Thôn lo sợ, né tránh thế lực của Nghị Hách. Quả là tác giả có phần phóng đại thế lực của bọn thống trị, nhưng hạn chế đó không làm mờ đi cái nhãn quan giai cấp sắc bén, trong đó tác giả đã vạch ra một cách chính xác những quan hệ xã hội có thực của đời sống đương thời.
Tiểu thuyết Vỡ đê cùng sáng tác năm 1936 (Đăng trên tờ Tương lai) cũng là một bức tranh xã hội rộng lớn, thể hiện những nhận thức mới mẻ về những bất công trong xã hội xây dựng trên quyền bóc lột sức lao động của bọn nhà giàu đối với quần chúng nghèo khổ. Nhưng sự căm uất, chống đối ở Vỡ đê đã không còn mang tính chất cá nhân và dễ dàng bị đè bẹp như trong Giông tố. Niềm phẫn uất bị dồn nén lâu ngày, do được khơi lên đúng lúc, đã biến thành những cuộc đấu tranh chính trị trực tiếp, đầy khí thế. Cuộc đấu tranh này đã có lúc cuốn theo được cả những kẻ thất học, dốt nát, vô nghĩa lý như Hai Cò, Xã Đấu. Vỡ đê "có thể coi là một trong những tác phẩm hợp pháp đầu tiên thời thuộc Pháp đã chọn đề tài đấu tranh chính trị ngoài xã hội" [99, 33].
Những nhân vật phản diện trong Vỡ đê tuy không được xây dựng sinh động như Nghị Hách nhưng chúng vẫn mang đầy đủ dấu ấn của giai cấp mình. Không phải không có điểm tương đồng giữa Nghị Hách và thầu khoán Khoát. Nếu Nghị Hách dùng tiền để hối lộ quan trên, mua hàng chục nàng hầu, ăn chơi phè phỡn và càng ăn chơi phè phỡn càng phải xoay tiền bằng mọi cách thì thầu khoán Khoát cũng chộp rất đúng cơ hội để làm tiền và cũng là sự làm tiền hết sức bẩn thỉu. Thờ ơ trước sinh mạng của hàng nghìn con người, hắn trao đổi với bạn - Tri huyện T một cách trâng tráo: "Ông... ông chỉ muốn xoay một vố! Nhân vụ đê điều này, có số tre đấy ắt ăn được. Mày để tao thầu cho nhé? Nhất là lụt thì ông hả quá! Mày ạ, tao có hai nghìn tấn gạo sắp mốc, thế có chết không? với lại bốn nghìn bao gai mà phòng thương mại nó không lấy nữa, chó thế. Mày thử nghĩ hộ tao xem có cách gì làm tiền" (trang 41). Đúng là những đứa con của giai cấp tư sản thật giống nhau trong suy nghĩ và hành động.
Thái độ của tác giả trong Vỡ đê cũng rất rõ ràng. Ông đứng về phía những người nông dân bị áp bức, bóc lột thậm tệ, lại phải chịu đủ thứ tai trời ách đất, để cất lên tiếng nói mạnh mẽ đòi cơm áo, đòi dân chủ, đòi phá vỡ những trật tự vô lý trong xã hội.
33
Nếu như ở Giông tố, Vỡ đê, Vũ Trọng Phụng đã thể hiện được tính cách và số phận của nhiều tầng lớp người ở cả hai phía: thống trị và bị trị thì Số đỏ chỉ tập trung phản ánh đời sống của tầng lớp thượng lưu thành thị đang chạy theo phong trào "âu hóa" một cách lố lăng, kệch cỡm. Số đỏ vẫn là một cuốn tiểu thuyết chứa đựng cái nhìn giai cấp sắc bén được thể hiện qua tiếng cười trào phúng giòn giã. Tuy vậy, xung quanh vấn đề này không phải là không tồn tại những ý kiến trái ngược nhau.
Trong lời giới thiệu Số đỏ (Nxb văn học, Hà nội, 1988) có viết: "Dùng tiếng cười làm vũ khí, Số đỏ đánh vỗ mặt vào cả một lũ lĩ những "ông chủ", "bà chủ" của xã hội
cũ". Nguyễn Đăng Mạnh cũng có quan điểm như trên khi ông viết: "Giá trị hiện thực của tác phẩm Số đỏ chính là ở chỗ, qua vận mệnh thằng Xuân, đã phát hiện được cái bản chất bịp và cơ chế bịp ấy của tầng lớp những ông chủ, bà chủ của xã hội thành thị ngày xưa" [100, 124]. Nguyễn Hoành Khung không phải là không có điểm đồng tình với các tác giả trên: "Tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng trước đây lắm khi bị sử dụng bừa bãi thì giờ đây trong Số đỏ đã nhắm khá đúng vào tầng lớp thống trị, cụ
thể là bọn tư sản thành thị học đòi văn minh rởm khi đó" [70, 216].
Ngược lại với các ý kiến trên, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: "Không thể nói rằng đối tượng trào phúng của tác giả Số đỏ chỉ giới hạn ở những "ông chủ" "bà chủ" của xã hội cũ", "Phân tích Số đỏ không nên đặt vấn đề mũi nhọn trào phúng chĩa vào giai cấp
nào?", "Nội dung tư tưởng của Số đỏ đạt tới trình độ phổ quát, tác giả phê phán một loạt thói rởm, tật xấu có thể trở thành phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội" [54, 106 – 107 -