5. Kết cấu của luận văn
4.1.1. Các mục tiêu chủ yếu về kinh tế-xã hội tác động đến việc thực hiện chế độ
BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ những năm tới
Phú Thọ thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn do chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế thế giới; ở trong nước thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, giảm chi tiêu ngân sách nhà nước, thị trường hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho lớn, lãi xuất tín dụng còn cao, thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt giai đoạn 200- 2011 hầu hết các Doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn khó khăn, vì vậy số Doanh nghiệp tư nhân giảm từ 3.909 đơn vị xuống còn trên 3.500 đơn vị. Song với quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2012 của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 5,8% so với năm 2011, cao hơn so với trung bình cả nước; sản xuất nông nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng khá; các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định; sản xuất công nghiệp có sự phục hồi, tăng trưởng vào các tháng cuối năm. Thu NSNN vượt dự toán HĐND tỉnh giao; cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Các lĩnh vực: Giáo dục và Đào tạo,
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Y tế, Văn hóa – xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo; công tác chỉ đạo điều hành có trọng tâm, trọng điểm; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém; công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển chậm, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đến nay, kinh tế của Phú Thọ duy trì tốc độ tăng trưởng cao.Năm 2012 là năm thứ 2 triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, tỉnh Phú Thọ xác định phải đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, duy trì mức tăng trưởng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo phát triển ổn định và bền vững. Tiếp tục thực hiện 3 khâu đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng then chốt, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển du lịch. Chú trọng phát triển các lĩnh vực xã hội, bảo đảm phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, môi trường chủ yếu bao gồm: Chỉ tiêu về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 10% trở lên; tổng thu ngân sách trên địa bàn là 2.445 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với năm 2011; tổng vốn đầu tư xã hội huy động khoảng 13,8 - 14 nghìn tỷ đồng, tăng 25 - 27% so với 2011; Giá trị xuất khẩu đạt 450 - 460 triệu USD, tăng 8 - 9% so với 2011; cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp 22 - 23%, công nghiệp xây dựng 40 - 41%, dịch vụ 35 - 36%. Chỉ tiêu về xã hội: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên <1,2%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng <15%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5-3%, số lao động được giải quyết việc làm là 21,2 nghìn người, xuất khẩu lao động 2,5 nghìn người; tỷ lệ lao động qua đào tạo 45 - 46%; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; 89% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa, 85% khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa, 95% khu dân cư có nhà văn hóa; 6 xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới. Chỉ tiêu về môi trường: tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh họat hợp vệ sinh 83%; độ che phủ rừng đạt 50%...
Giai đoạn 2016 -2020 mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ là tăng tốc kinh tế để thu hẹp tiến tới bằng và vượt mức GDP bình quân đầu người so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn từ nay đến năm 2020 cao hơn 1,3
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đến 1,5 lần so với cả nước và vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp – xây dựng là 50-51%, dịch vụ 40-41%, nông lâm nghiệp 9-10%. Huy động vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 đạt 35-36 nghìn tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 đạt 60-61 nghìn tỷ đồng. (UBND tỉnh Phú Thọ , 2008)
Bảng 4.1: Một số mục tiêu dự kiến về kinh tế-xã hội của tỉnh 2011-2020
2010 2015 2020
1. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế 10,6% 11% 13%
2. Số lƣợng doanh nghiệp
- Doanh nghiệp nhà nước 113 120 128
- Doanh nghiệp tư nhân 3.909 3.700 4.400
- Doanh nghiệp có vốn FDI 52 75 120
3. Số ngƣời trong tuổi lao động của tỉnh (ngàn ngƣời)
780 900 1.020
4. Tổng số lao động có việc làm trong tỉnh 756 882 997
5. Số ngƣời đến tuổi nghỉ hƣu 2.473 2.700 2.850
6. GDP bình quân đầu ngƣời (USD) 1321 1500-1600 2700-2800
7.Chỉ số PCI 27 20 15
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Cục thống kê và Của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Để thực hiện tốt các chỉ tiêu trên, tỉnh đã xác định các nhóm giải pháp chủ yếu cho các ngành và lĩnh vực, đó là: Chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tích cực huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển; Duy trì và nâng cao chất lượng các lĩnh vực xã hội, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, đảm bảo an sinh xã hội; Chú trọng công tác xây dựng chính quyền và cải cách hành chính; Bảo đảm an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.
Tuy đạt được nhiều thành tựu khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội, song năm qua, trong lĩnh vực thu hút đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Phú Thọ không cao. Từ vị trí thứ 27 năm 2010 đến thời điểm này Phú Thọ đã tụt xuống vị trí thứ 40 trong Bảng xếp hạng. Trong đó các chỉ số về hỗ trợ doanh nghiệp (đạt 4/10) và đào tạo lao động (đạt 4,5/10) còn khá thấp.thực trạng trên là do Phú Thọ còn có những hạn chế như: Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
còn ở mức thấp; các yếu tố địa kinh tế chưa thuận lợi; hệ thống kết cấu hạ tầng chưa thật tốt. Chính vì nguyên nhân trên mà trong năm 2010 đến 2013 các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tăng, giữ nguyên 52 công ty, thâm chí một số công ty làm ăn khó khăn đang trên bờ vực phá sản, nợ đọng tiền BHXH, khó có khả năng thu hồi. Quyền lợi của người lao động ở các đơn vị này có khả năng mất trắng. Để đạt mục tiêu 75 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2015 là một thách thức lớn đối với các nhà Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ.Do vậy chính quyền tỉnh Phú Thọ phải tiếp tục nỗ lực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh hơn nữa thu hút đầu tư trên địa bàn Tỉnh.Để tạo sức bật giúp Phú Thọ lấy lại thứ hạng cao trong bảng xếp hạng PCI trong năm 2013 và những năm tiếp theo, Tỉnh sẽ tập trung hoàn thiện cải cách các thủ tục hành chính, nỗ lực xây dựng hệ thống giải pháp, tạo cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, ưu tiên tạo điều kiện phát triển nhanh khu vực kinh tế dân doanh. Qua phân tích chỉ số PCI của Tỉnh Phú Thọ nhận diện các điểm mạnh, điểm cần cải thiện để nâng cao môi trường đầu tư của tỉnh, UBND Tỉnh đã lập Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.Cụ thể, để ngăn đà suy giảm và cải thiện chỉ số PCI, phấn đấu đưa Phú Thọ đến năm 2015 có vị trí xếp hạng PCI từ mức trung bình trở lên so với toàn quốc, vào nhóm 5 tỉnh hàng đầu của vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Như vậy, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ cho thấy quyết tâm của tỉnh Phú Thọ trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế nhằm nâng cao mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh. Nhất là trong việc nâng cao chỉ số PCI để thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Phú Thọ. Mục tiêu và chính sách về kinh tế quyết định trực tiếp đến chế độ BHXH, tăng trưởng kinh tế tốt, thu nhập người dân tăng sẽ tạo điều kiện để người dân tham gia BHXH. Số lượng người tham gia BXHH tăng sẽ nâng cao mức độ bao phủ của BHXH, đồng thời mức đóng tăng thì quỹ BHXH mới phát triển và đảm bảo chi trả cho người lao động.
Kinh tế xã hội phát triển sẽ tạo ra nhiều vị trí làm việc mới, nhất là trong các Doanh nghiệp nhà nước, thì việc chấp hành luật BHXH rất tốt, số lượng lao động ở khu vực này tăng lên bao nhiêu thì số người tham gia BHXH tăng lên bấy nhiêu.Đối với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuy số lượng doanh nghiệp ít nhưng số công nhân làm việc trong các Doanh nghiệp này lớn hơn so với Doanh nghiệp
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhà nước. Vì vậy mục tiêu nâng cao chỉ số CPI thu hút đầu tư vào tỉnh Phú Thọ chính là điều kiện tốt để mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Khối lượng người tham gia tăng lên đồng nghĩa với việc đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH sẽ tăng lên, mức độ tác động mạnh hơn. Như vậy, công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh được đảm bảo, ổn định đời sống nhân dân.
Hiện nay cơ cấu dân số tỉnh Phú Thọ đang ở thời điểm cơ cấu dân số vàng, năm 2010 có 780.000 người trong độ tuổi lao động, đến nay khoảng trên 800.000 người. Dự kiến đến năm 2015 là 900 000 người và 1020 000 người vào năm 2020,. Đây là đối tượng chủ yếu của BHXH. Vấn đề đặt ra cho tỉnh Phú Thọ là giải quyết việc làm cho đối tượng mới tham gia lực lượng lao động, nhất là làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ... Theo dự kiến của tỉnh số việc làm trong nền kinh tế cũng tăng lên từ 756000 người vào năm 2010 lên 882 000 người và 997 ngàn người vào năm 2020. Điều này đòi hỏi phải phát triển hệ thống các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó cần tập trung phát triển các khu Công nghiệp Thụy Vân, Tử Đà, Hưng Hóa....để thu hút nhiều lao động vào làm việc, qua đó mà tăng đối tượng tham gia BHXHBB, đảm bảo cuộc sống người dân, giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước trong việc lo cho người lao động khi hết tuổi lao động.
Tóm lại việc phát triển kinh tế và mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực BHXH. Các Đơn vị, Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì việc chấp hành thu nộp BHXH mới được nhanh chóng, quyền lợi BHXH của người lao động được giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập người dân được nâng lên thì họ sẽ có điều kiện để tham gia BHXHTN. Đồng thời việc gắn phát triển kinh tế với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội chính là sự phát triển bền vững.