5. Kết cấu của luận văn
1.3.1 Tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam
Ngay từ khi Luật BHXH được ban hành, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời, tạo hành lang pháp lý để thực hiện chế độ chính sách BHXH cho người lao động được thuận lợi.
Đối với cơ quan BHXH Việt Nam đã thường xuyên báo cáo, tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; tích cực phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và UBND tỉnh, thành phố để hướng dẫn, chỉ đạo triển khia thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, đảm bảo cuộc sống người lao động, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hịên, Luật BHXH đã từng bước đi vào cuộc sống, tạo tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu BHXH cho mọi người lao động.
Hiện nay, số người tham gia BHXH ở cả hai loại hình BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện tăng dần qua các năm: Số người tham gia BHXH bắt buộc năm 2006 là 6,75 triệu người, cuối năm 2012 là trên 10 triệu người; số người tham gia BHXH tự nguyện năm 2008 là trên 6.000 người, đến năm 2012 là 139,6 nghìn người.; số người tham gia BHTN năm 2012 là 8,3 triệu người. Như vậy, độ bao phủ của BHXH ngày càng được mở rộng.
Bên cạnh việc phát triển đối tượng tham gia BHXH thì công tác giải quyết chế độ BHXH cũng luôn được đảm bảo đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính. Số người được giải quyết hưởng chế độ BHXH tăng hàng năm, bình quân mỗi năm có gần 150 nghìn người được giải quyết hưởng mới các chế độ hưu trí và BHXH hàng tháng; trên 600 nghìn người hưởng BHXH một lần và 05
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ triệu lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản.
1.3.2.Kinh nghiệm hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội ở một số tỉnh, thành phố
1.3.2.1. Kinh nghiệm hoàn thiện chế độ BHXH ở tỉnh Sơn La
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi Tây Bắc có diện tích lớn thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố, với 11 đơn vi hành chính, những năm qua tỉnh Sơn La luon quan tâm đến công tác an sinh xã hội mà trọng tâm là thực hiện tốt chính sách BHXH. Đặc biệt sau 5 năm thực hiện luật bảo hiểm xã hội đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong nhận thực của người dân, của người sử dụng lao động và người lao động.
Từ khi Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực thì BHXH tỉnh Sơn La đã kịp thời phối hợp với ngành Lao động thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện luật BHXH. Tổ chức tập huấn hướng dẫn cho tất cả các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn kịp thời triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả luật BHXH. Phối hợp với các cơ quan truyền thông: Báo Sơn La, Đài phát thanh truyền hình tỉnh kịp thời tuyên truyền phổ biến các nội dung cơ bản của luật BHXH đến nhân dân và người lao động trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2007 đến nay, BHXH tỉnh đã tổ chức 01 lớp cán bộ chủ chốt với 120 cán bộ các sở ban ngành của tỉnh và huyện, thành phố, 114 lớp tập huấn với 3433 người tham gia là cán bộ chủ chốt của các xã, phường, thị trấn. Ngoài ra in ấn 4790 cuốn sách và tài liệu, 700 nghìn tờ rời, đăng 325 tin, bài trên các báo, đài trung ương và địa phương...Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà số đơn vị, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đều tăng qua từng năm, bình quân từ 4% đến 10%. Tính đến 31/12/2011 đã có 1609 đơn vị với 59.596 lao động tham gia BHXH.
Sau 5 năm thực hiện Luật BHXH, việc giải quyết chế độ BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH đã đi vào nề nếp, đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách quy định.Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực BHXH được tăng cường, công tác chi trả chế độ BHXH được thực hịên chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định góp phần ổn định đời sống cho người lao động tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. Nhận thức về trách nhiệm và tính tuân thủ pháp luật của người sử dụng lao động đã có bước chuyển biến, việc giải quyết chế độ cho người lao động từng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ bước được đổi mới.
Bên cạnh những ưu điểm thì công tác thực hiện chế độ BHXH vẫn còn những hạn chế như : Số lao động tham gia BHXH ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp, đến nay mới đạt 35% trên tổng số lượng phải tham gia.Số người tham gia BHXH tự nguyện còn quá ít so với tiềm năng, chưa có đối tượng là nông dân tham gia BHXH tự nguyện. Tình trạng chậm đóng BHXH diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp nợ đọng BHXH kéo dài làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.Từ thực tế đó, Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La đã có những đề xuất nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về BHXH như sau:
- Sửa khoản 1 điều 94 Luật BHXH theo hướng bổ sung: đóng BHXH có cả phụ cấp khu vực để khi giải quyết hưởng chế độ BHXH hàng tháng, người lao động được hưởng phụ cấp khu vực phù hợp với các đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực ở các tỉnh miền núi.
- Theo quy định của Luật BHXH thì người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ đã có đủ 15 năm đóng BHXH ( kể cả bắt buộc và tự nguyện) thì được tiếp tục đóng BHXHTN cho đến khi đủ 20 năm theo quy định chung thì được hưởng chế độ hưu trí. Quy định này chưa phù hợp vì những trường hợp khi hết tuổi lao động mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH thì họ không được đóng tiếp cho đến khi đủ điều kiện hưởng chế độ hưu ( buộc phải hưởng BHXH một lần).
- Tăng cường chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH như: thu hồi giấy phép kinh doanh, nâng mức lãi suất đối với số tiền chưa đóng, chậm đóng bằng mức lãi suất nợ quá hạn của ngân hàng thương mại cùng thời điểm.
1.3.2.2. Kinh nghiệm hoàn thiện chế độ chính sách của tỉnh Bình Định
Từ khi Luật BHXH ra đời, Cơ quan BHXH tỉnh Bình Định đã chủ động triển khai thực hiện và phối hợp với liên đoàn lao động tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở y tế ....với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị đã có những động thái tích cực góp phần đưa Luật BHXH vào cuộc sống.
Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn đã được thực hiện dưới nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, lồng ghép vào các cuộc họp
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyên môn, hội thi tìm hiểu pháp luật Lao động.Đặc biệt cơ quan BHXH đã phối hợp với đài phát thanh truyền hình tỉnh Bình Định xây dựng chương trình về BHXH, thông qua các phưong tiện thông tin đại chúng đã chuyển tải nhiều thông tin, chế độ chính sách đến người lao động. Việc kiểm tra, giám sát đôn đốc các Doanh nghiệp cũng được tăng cường. Nhiều khúc mắc của người sử dụng lao động và người lao động được giải thích, hướng dẫn kịp thời, tạo sự đồng thuận trong việc tổ chức triển khai thực hiện Luật BHXH.Vì vậy mà quyền lợi của người lao động được đảm bảo, không xảy ra tranh chấp lao động...Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại là tỉ lệ tham gia BHXH chưa cao, chỉ có 40% số Doanh nghiệp tham gia BHXH, và 50% số lao động tham gia, tình hình nợ đọng BHXH còn phổ biến. Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là sự hiểu biết về Luật BHXH của người lao động còn hạn chế, chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm đối với xã hội, chính sách bảo hiểm xã hội còn hạn chế, chế tài xử phạt đối với các Doanh nghiệp chưa đủ mạnh....Từ thực tế trên, BHXH tỉnh Bình Định đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát huy tác dụng của Luật BHXH đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp đối với việc thực thi Luật BHXH, tiếp tục đa dạng hoá công tác tuyên truyền chính sách BHXH cho chủ sử dụng lao động và người lao động. Kiên trì, thường xuyên phối hợp kiểm tra với các ngành chức năng như: Thanh tra lao động, công đoàn...kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình vi phạm đồng thời khen thưởng biểu dương các đơn vị có thành tích chấp hành tốt Luật BHXH.
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Phú Thọ
1.3.3.1. Kinh nghiệm về quy trình thực hiện và giải quyết chế độ BHXH
Hàng tháng BHXH tỉnh Phú Thọ giải quyết bình quân khoảng gần 1000 hồ sơ hưởng các chế độ BHXH.Hiện nay quy trình giải quyết chế độ BHXH vẫn còn phức tạp gây tốn kém thời gian và công sức cho người tham gia BHXH. Để khắc phục tình trạng trên BHXH tỉnh Phú Thọ quán triệt thực hiện đúng theo QĐ 777/QĐ-BHXH ngày 17/05/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các chế độ dài hạn chưa phân cấp xuống huyện nên vẫn tập trung xét duyệt tại phòng chế độ BHXH tỉnh Phú Thọ. Bảo hiểm xã hội các huyện, thành thị có nhiệm vụ nhận hồ sơ và chuyển lên phòng nghiệp
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vụ tại BHXH tỉnh giải quyết, do đó việc để ùn tắc, lưu hồ sơ tại huyện chuyển lên BHXH tỉnh giải quyết còn chậm muộn. Cán bộ chính sách huyện nhận hồ sơ rồi mang lên cùng một lúc gây ra sự bị động và quá tải trong quá trình thực hiện đối với cán bộ nghiệp vụ của tỉnh. Do phải đảm bảo đúng quy định về thời gian chi trả mà chất lượng, độ chính xác của việc giải quyết hồ sơ bị suy giảm, sai xót, nhầm lẫn còn nhiều. Vì vậy, lãnh đạo BHXH tỉnh Phú Thọ đã quán triệt cán bộ cấp huyện khi nhận hồ sơ không được để quá 5 ngày làm việc.
Về giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội, để đảm bảo tính chính xác hồ sơ sau khi được chuyển đến cán bộ xét duyệt sẽ kiểm tra lại lần nữa, nếu có vướng mắc sẽ trả lại huyện để khắc phục. Trong quá trình giải quyết phải căn cứ theo Luật BHXH, nghị định 152/2006/NĐ-CP , thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH, ...và các văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đồng thời trong qua trình thực hiện công việc xét duyệt chế độ BHXH nếu phát hiện ra nghi vấn về giả mạo hồ sơ, khai không đúng sự thật thì tiến hành đi xác minh và lập biên bản lưu tại hồ sơ gốc.
Tuy nhiên để đảm bảo việc thông tin chính xác đến tay người hưởng BHXH nên thực hiện việc xét duyệt và trả hồ sơ cho người lao động trước thời hạn quy định. Như vậy khi xảy ra sai xót, nhầm lần sẽ nhận được thông tin phản hồi từ người lao động và có biện pháp khắc phục trước khi chuyển sang bộ phận chi trả.
Để thực hịên đúng quy trình và giải quyết chế độ BHXH chính xác thì yêu cầu đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ phải không ngừng học tập, nghiên cứu văn bản hướng dẫn của ngành, phải biết áp dụng vào thực tế, ....Người cán bộ xét duyệt chế độ BHXH là khâu cuối cùng, vì vậy việc rà soát lại, phát hiện ra những vướng mắc từ khâu thu BHXH đến việc cấp sổ BHXH là cần thiết và vô cùng quan trọng.
1.3.3.2. Kinh nghiệm đảm bảo các điều kiện thực hiện chế độ chính sách
Để các chế độ BHXH được thực hiện thì điều kiện đầu tiên là đơn vị chủ sử dụng lao động phải chấp hành thu nộp tiền BHXH đúng thời hạn. Đối với các đơn vị còn nợ đọng BHXH kiên quyết không giải quyết, chi trả các chế độ BHXH. Trước khi nhận hồ sơ cần liên hệ với bộ phận thu để theo dõi và nắm được tiến độ thu tiền BHXH. Để các chế độ BHXH được thực thi thì BHXH tỉnh Phú Thọ đã tích cực trong công tác đốc thu, phối hợp với các cơ quan liên quan như: Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Công an tỉnh Phú Thọ ..thành lập tổ thu nợ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu...
Để các chế độ BHXH được giải quyết đúng thì cán bộ làm công tác giải quyết chế độ phải có năng lực, có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc.Khi xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH cần đối chiếu với điều kiện hưởng theo đúng quy định của Luật BHXH, các thông tư, nghị định và văn bản hướng dẫn của ngành. Giải quyết hồ sơ đúng đối tượng hưởng, đúng mức hưởng.
Trong quá trình thực hiện xét duyệt các chế độ BHXH khi phát hiện ra những vướng mắc, bất cập của các chế độ BHXH cần tổng hợp và báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo. Đây là cơ sở để sửa đổi luật BHXH cho phù hợp với thực tế.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu phạm vi nội dung và đối tượng nghiên cứu như trình bày ở phần mở đầu, đề tài cần tập trung trả lời các vấn đề sau:
1) Chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội có còn phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay không?
2) Mức chi trả về Tiền lương hưu, các loại trợ cấp Bảo hiểm xã hội có đảm bảo mức sống cho người thụ hưởng không?
3) Những vướng mắc và tồn tại của các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay là gì? 4) Nguyên nhân của những tồn tại và vướng mắc trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động là gì ?
5) Cần phải có biện pháp gì để khắc phục những vướng mắc trong thực hiện chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội và tránh được tình trạng thâm hụt, nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm xã hội?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu theo tư duy biện chứng, kết hợp nhiều cách thức để làm sáng tỏ vấn đề dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, định hướng của Đảng về mục tiêu đảm bảo công tác an sinh xã hội; đồng thời sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Chọn địa bàn tỉnh Phú Thọ làm địa điểm nghiên cứu của đề tài do việc phân cấp giải quyết chế độ chính sách cho toàn tỉnh tập trung tại Phòng chế độ Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ.
- Ngoài ra đối với chế độ Trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần và chế độ ngắn hạn : ốm đau, thai sản, dưỡng sức đã được phân cấp theo địa bàn trực thu của các đơn vị Bảo hiểm xã hội cấp huyện thì lấy số liệu của 13 huyện thành thị của Tỉnh Phú Thọ.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Kế thừa các công trình nghiên cứu, các đề tài luận văn, luận án có liên quan, tài liệu trên mạng internet,…
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Sử dụng số liệu thứ cấp như các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết 3 năm 2010-2012 từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, của Uỷ ban nhân dân tỉnh,…và các cơ quan có liên quan đến BHXH.
- Sử dụng số liệu thứ cấp tổng hợp từ phần mềm xét duyệt các chế độ BHXH của Bảo hiểm xã hôi Việt Nam và số liệu báo cáo của Bảo hiểm các huyện, thành