Bài học kinh nghiệm cho Phú Thọ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội ở tỉnh phú thọ (Trang 46)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Phú Thọ

1.3.3.1. Kinh nghiệm về quy trình thực hiện và giải quyết chế độ BHXH

Hàng tháng BHXH tỉnh Phú Thọ giải quyết bình quân khoảng gần 1000 hồ sơ hưởng các chế độ BHXH.Hiện nay quy trình giải quyết chế độ BHXH vẫn còn phức tạp gây tốn kém thời gian và công sức cho người tham gia BHXH. Để khắc phục tình trạng trên BHXH tỉnh Phú Thọ quán triệt thực hiện đúng theo QĐ 777/QĐ-BHXH ngày 17/05/2010 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Các chế độ dài hạn chưa phân cấp xuống huyện nên vẫn tập trung xét duyệt tại phòng chế độ BHXH tỉnh Phú Thọ. Bảo hiểm xã hội các huyện, thành thị có nhiệm vụ nhận hồ sơ và chuyển lên phòng nghiệp

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vụ tại BHXH tỉnh giải quyết, do đó việc để ùn tắc, lưu hồ sơ tại huyện chuyển lên BHXH tỉnh giải quyết còn chậm muộn. Cán bộ chính sách huyện nhận hồ sơ rồi mang lên cùng một lúc gây ra sự bị động và quá tải trong quá trình thực hiện đối với cán bộ nghiệp vụ của tỉnh. Do phải đảm bảo đúng quy định về thời gian chi trả mà chất lượng, độ chính xác của việc giải quyết hồ sơ bị suy giảm, sai xót, nhầm lẫn còn nhiều. Vì vậy, lãnh đạo BHXH tỉnh Phú Thọ đã quán triệt cán bộ cấp huyện khi nhận hồ sơ không được để quá 5 ngày làm việc.

Về giải quyết chế độ Bảo hiểm xã hội, để đảm bảo tính chính xác hồ sơ sau khi được chuyển đến cán bộ xét duyệt sẽ kiểm tra lại lần nữa, nếu có vướng mắc sẽ trả lại huyện để khắc phục. Trong quá trình giải quyết phải căn cứ theo Luật BHXH, nghị định 152/2006/NĐ-CP , thông tư 03/2007/TT-BLĐTBXH, ...và các văn bản hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đồng thời trong qua trình thực hiện công việc xét duyệt chế độ BHXH nếu phát hiện ra nghi vấn về giả mạo hồ sơ, khai không đúng sự thật thì tiến hành đi xác minh và lập biên bản lưu tại hồ sơ gốc.

Tuy nhiên để đảm bảo việc thông tin chính xác đến tay người hưởng BHXH nên thực hiện việc xét duyệt và trả hồ sơ cho người lao động trước thời hạn quy định. Như vậy khi xảy ra sai xót, nhầm lần sẽ nhận được thông tin phản hồi từ người lao động và có biện pháp khắc phục trước khi chuyển sang bộ phận chi trả.

Để thực hịên đúng quy trình và giải quyết chế độ BHXH chính xác thì yêu cầu đội ngũ cán bộ làm công tác nghiệp vụ phải không ngừng học tập, nghiên cứu văn bản hướng dẫn của ngành, phải biết áp dụng vào thực tế, ....Người cán bộ xét duyệt chế độ BHXH là khâu cuối cùng, vì vậy việc rà soát lại, phát hiện ra những vướng mắc từ khâu thu BHXH đến việc cấp sổ BHXH là cần thiết và vô cùng quan trọng.

1.3.3.2. Kinh nghiệm đảm bảo các điều kiện thực hiện chế độ chính sách

Để các chế độ BHXH được thực hiện thì điều kiện đầu tiên là đơn vị chủ sử dụng lao động phải chấp hành thu nộp tiền BHXH đúng thời hạn. Đối với các đơn vị còn nợ đọng BHXH kiên quyết không giải quyết, chi trả các chế độ BHXH. Trước khi nhận hồ sơ cần liên hệ với bộ phận thu để theo dõi và nắm được tiến độ thu tiền BHXH. Để các chế độ BHXH được thực thi thì BHXH tỉnh Phú Thọ đã tích cực trong công tác đốc thu, phối hợp với các cơ quan liên quan như: Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Lao động

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh, Công an tỉnh Phú Thọ ..thành lập tổ thu nợ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, nghỉ hưu...

Để các chế độ BHXH được giải quyết đúng thì cán bộ làm công tác giải quyết chế độ phải có năng lực, có trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm trong công việc.Khi xét duyệt hồ sơ hưởng chế độ BHXH cần đối chiếu với điều kiện hưởng theo đúng quy định của Luật BHXH, các thông tư, nghị định và văn bản hướng dẫn của ngành. Giải quyết hồ sơ đúng đối tượng hưởng, đúng mức hưởng.

Trong quá trình thực hiện xét duyệt các chế độ BHXH khi phát hiện ra những vướng mắc, bất cập của các chế độ BHXH cần tổng hợp và báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo. Đây là cơ sở để sửa đổi luật BHXH cho phù hợp với thực tế.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục tiêu phạm vi nội dung và đối tượng nghiên cứu như trình bày ở phần mở đầu, đề tài cần tập trung trả lời các vấn đề sau:

1) Chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội có còn phù hợp trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay không?

2) Mức chi trả về Tiền lương hưu, các loại trợ cấp Bảo hiểm xã hội có đảm bảo mức sống cho người thụ hưởng không?

3) Những vướng mắc và tồn tại của các chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay là gì? 4) Nguyên nhân của những tồn tại và vướng mắc trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động là gì ?

5) Cần phải có biện pháp gì để khắc phục những vướng mắc trong thực hiện chế độ chính sách Bảo hiểm xã hội và tránh được tình trạng thâm hụt, nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm xã hội?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu theo tư duy biện chứng, kết hợp nhiều cách thức để làm sáng tỏ vấn đề dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, định hướng của Đảng về mục tiêu đảm bảo công tác an sinh xã hội; đồng thời sử dụng các phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Chọn địa bàn tỉnh Phú Thọ làm địa điểm nghiên cứu của đề tài do việc phân cấp giải quyết chế độ chính sách cho toàn tỉnh tập trung tại Phòng chế độ Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ.

- Ngoài ra đối với chế độ Trợ cấp Bảo hiểm xã hội một lần và chế độ ngắn hạn : ốm đau, thai sản, dưỡng sức đã được phân cấp theo địa bàn trực thu của các đơn vị Bảo hiểm xã hội cấp huyện thì lấy số liệu của 13 huyện thành thị của Tỉnh Phú Thọ.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Kế thừa các công trình nghiên cứu, các đề tài luận văn, luận án có liên quan, tài liệu trên mạng internet,…

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Sử dụng số liệu thứ cấp như các số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết 3 năm 2010-2012 từ Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, của Uỷ ban nhân dân tỉnh,…và các cơ quan có liên quan đến BHXH.

- Sử dụng số liệu thứ cấp tổng hợp từ phần mềm xét duyệt các chế độ BHXH của Bảo hiểm xã hôi Việt Nam và số liệu báo cáo của Bảo hiểm các huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Việc xây dựng hệ thống bảng biểu, hệ thống chỉ tiêu, tính toán số liệu được thực hiện trên chương trình phần mềm Excel làm cơ sở cho những kết luận phục vụ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

2.2.4. Phương pháp so sánh

So sánh kết quả giải quyết các chế độ BHXH giữa các năm rút ra kết luận số lượng đối tượng thụ hưởng tăng hay giảm. So sánh mức độ công bằng giữa các chế độ BHXH.

2.2.5. Phương pháp thống kê, tổng hợp

Đề tài sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp từ số liệu thực tế về việc giải quyết chế độ BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và báo cáo hàng tháng của BHXH các huyện, thành thị từ đó tổng hợp và phân tích các số liệu đó.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chế độ Bảo hiểm xã hội ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống của đối tượng thụ hưởng Chế độ nhập, đời sống của đối tượng thụ hưởng Chế độ

- Mức trợ cấp từ quỹ Bảo hiểm xã hội: là mức trợ cấp cho cho đối tượng thụ hưởng BHXH lấy từ nguồn quỹ BHXH. Các đối tượng này bắt đầu hưởng BHXH từ khi cơ quan BHXH thành lập.

- Mức trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước: là mức trợ cấp BHXH chi cho đối tượng thụ hưởng lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Các đối tượng này hưởng chế độ BHXH trước năm 1997, khi chưa thành lập BHXH.

- Định xuất tuất nuôi dưỡng: Là số tiền cho một thân nhân hưởng chế độ tuất khi không có người nuôi dưỡng, được quy định bằng 70% mức tiền lương tối thiểu của tháng bắt đầu hưởng chế độ tử tuất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐX nuôi dưỡng = 70% x TLmin

- Định xuất tuất cơ bản: Là số tiền cho một thân nhân hưởng chế độ tuất khi có người nuôi dưỡng, được quy định bằng 50% mức tiền lương tối thiểu của tháng bắt đầu hưởng chế độ tử tuất.

ĐX cơ bản = 50% x TLmin

- Mức lương hưu hàng tháng là số tiền người hưởng chế độ hưu trí nhận được khi hưởng chế độ hưu trí = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Lương bình quân đóng BHXH

- Tiền lương tối thiểu: Lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành. Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Trợ cấp Tai nạn Lao động - Bệnh nghề nghiệp:

Mức trợ cấp tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp một lần: Là mức trợ cấp cho người tham gia BHXH bắt buộc bị Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp có tỉ lệ suy giảm khả năng lao đông từ 5% đến dưới 30%.

Mức trợ cấp = theo mức suy giảm Mức trợ cấp tính + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng TNLĐ 1 lần khả năng lao đông BHXH = [ 5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin] + [ 0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L] Trong đó: Lmin: là mức lương tối thiểu chung

m: mức suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn LĐ

L: Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

t: Số năm đóng BHXH

Mức trợ cấp tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp hàng tháng: Là mức trợ cấp cho người tham gia BHXH bắt buộc bị Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp có tỉ lệ suy giảm khả năng lao đông từ 31% trở lên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mức trợ cấp = Mức trợ cấp tính

theo mức suy giảm +

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng TNLĐ hàng tháng khả năng lao đông BHXH

= [0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin] + [0,05 x L + ( t-1) x 0,003 x L) Trong đó: Lmin là TL tối thiểu chung, m : là khả năng suy giảm khả năng LĐ và L là mức TL, Tiền công của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị, t là số năm đóng BHXH.

- Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp: Là số tiền người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp nhận được khi bị mất việc làm. Cách tính:

Trợ cấp TN = 60% x (TLBQ 6 tháng trước khi thất nghiệp) x m Trong đó: m = 3 tháng nếu tham gia BHTN từ 1 năm đến dưới 3 năm

m = 6 tháng nếu tham gia BHTN từ 3 năm đến dưới 6 năm m = 9 tháng nếu tham gia BHTN từ 6 năm đến dưới 12 năm m = 12 tháng nếu tham gia BHTN từ 12 năm trở lên

2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá Chế độ Bảo hiểm xã hội

2.3.2.1. Tỷ lệ bao phủ của các chế độ BHXH bao gồm

- Số người tham gia Bảo hiểm xã hội so với số người trong trong diện đóng BHXH

- Số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện so với số lao động khu vực phi chính thức.

- Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp so với số người trong diện đóng bảo hiểm thất nghiệp

2.3.2.2. Mức độ tác động của chế độ BHXH gồm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH PHÚ THỌ 3.1. Khái quát đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà nội 80 km về Phía Bắc. Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế- xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn…

Địa hình có đặc trưng cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, tạo nên vùng đất “sơn chầu, thuỷ tụ”, giao thông ngược xuôi đều thuận lợi. Đó là vùng đất chuyển tiếp, nối kết giữa miền núi cao, thượng du với đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã tạo cho Phú Thọ vị thế “địa-chính trị” vô cùng quan trọng và “địa - văn hoá” phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là yếu tố để Phú Thọ trở kinh đô của Quốc gia Văn Lang thời đại Hùng Vương dựng nướcs. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ đã đấu tranh sinh tồn chống chọi với thiên tai và địch hoạ, kết tinh những truyền thống quý báu và hình thành một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, được bảo tồn và không ngừng phát triển đến ngày nay.

Phú Thọ có 13 huyện, thành thị, trong đó có 10 huyện miền núi 01 huyện và 01 thị xã có xã miền núi; có 216/274 xã, thị trấn miền núi. Dân số 1,3 triệu người, có 21 dân tộc, dân tộc thiểu số có gần 200 ngàn người, chiếm 15% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc Mường, Dao, Cao Lan, Mông sinh sống chủ yếu ở các xã khu vực III và các xã ATK, các thôn bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

3.1.1.2. Đặc điểm lao động

Theo số liệu thống kê: Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh hiện nay là: 80 vạn người; Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 11,6 vạn người (khoảng 14,5%); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 36%; Số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm: gần 2 vạn người. Những con số trên phản ánh

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

một thực trạng đang diễn ra hiện nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử dụng lao động là rất lớn, nguồn lao động của tỉnh rất đồi dào, nhưng tỉ lệ lao động được giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm như trên chính là do chất lựơng nguồn lao động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tư chưa có chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội ở tỉnh phú thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)