Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chế độ Bảo hiểm xã hội ảnh hưởng tới thu nhập,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội ở tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chế độ Bảo hiểm xã hội ảnh hưởng tới thu nhập,

nhập, đời sống của đối tượng thụ hưởng Chế độ

- Mức trợ cấp từ quỹ Bảo hiểm xã hội: là mức trợ cấp cho cho đối tượng thụ hưởng BHXH lấy từ nguồn quỹ BHXH. Các đối tượng này bắt đầu hưởng BHXH từ khi cơ quan BHXH thành lập.

- Mức trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước: là mức trợ cấp BHXH chi cho đối tượng thụ hưởng lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Các đối tượng này hưởng chế độ BHXH trước năm 1997, khi chưa thành lập BHXH.

- Định xuất tuất nuôi dưỡng: Là số tiền cho một thân nhân hưởng chế độ tuất khi không có người nuôi dưỡng, được quy định bằng 70% mức tiền lương tối thiểu của tháng bắt đầu hưởng chế độ tử tuất.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐX nuôi dưỡng = 70% x TLmin

- Định xuất tuất cơ bản: Là số tiền cho một thân nhân hưởng chế độ tuất khi có người nuôi dưỡng, được quy định bằng 50% mức tiền lương tối thiểu của tháng bắt đầu hưởng chế độ tử tuất.

ĐX cơ bản = 50% x TLmin

- Mức lương hưu hàng tháng là số tiền người hưởng chế độ hưu trí nhận được khi hưởng chế độ hưu trí = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Lương bình quân đóng BHXH

- Tiền lương tối thiểu: Lương tối thiểu là một mức lương thấp nhất theo quy định của Luật lao động do Quốc hội Việt Nam ban hành. Đó là số tiền trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong xã hội với điều kiện làm việc và cường độ lao động bình thường, lao động chưa qua đào tạo nghề. Số tiền đó đủ để người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động, đóng bảo hiểm tuổi già và nuôi con. Mức lương tối thiểu này được dùng làm cơ sở để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.

- Trợ cấp Tai nạn Lao động - Bệnh nghề nghiệp:

Mức trợ cấp tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp một lần: Là mức trợ cấp cho người tham gia BHXH bắt buộc bị Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp có tỉ lệ suy giảm khả năng lao đông từ 5% đến dưới 30%.

Mức trợ cấp = theo mức suy giảm Mức trợ cấp tính + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng TNLĐ 1 lần khả năng lao đông BHXH = [ 5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin] + [ 0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L] Trong đó: Lmin: là mức lương tối thiểu chung

m: mức suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn LĐ

L: Mức tiền lương, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

t: Số năm đóng BHXH

Mức trợ cấp tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp hàng tháng: Là mức trợ cấp cho người tham gia BHXH bắt buộc bị Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp có tỉ lệ suy giảm khả năng lao đông từ 31% trở lên.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Mức trợ cấp = Mức trợ cấp tính

theo mức suy giảm +

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng TNLĐ hàng tháng khả năng lao đông BHXH

= [0,3 x Lmin + (m-31) x 0,02 x Lmin] + [0,05 x L + ( t-1) x 0,003 x L) Trong đó: Lmin là TL tối thiểu chung, m : là khả năng suy giảm khả năng LĐ và L là mức TL, Tiền công của tháng liền kề trước khi nghỉ việc điều trị, t là số năm đóng BHXH.

- Trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp: Là số tiền người lao động tham gia Bảo hiểm thất nghiệp nhận được khi bị mất việc làm. Cách tính:

Trợ cấp TN = 60% x (TLBQ 6 tháng trước khi thất nghiệp) x m Trong đó: m = 3 tháng nếu tham gia BHTN từ 1 năm đến dưới 3 năm

m = 6 tháng nếu tham gia BHTN từ 3 năm đến dưới 6 năm m = 9 tháng nếu tham gia BHTN từ 6 năm đến dưới 12 năm m = 12 tháng nếu tham gia BHTN từ 12 năm trở lên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội ở tỉnh phú thọ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)