Tình hình thực hiện chế độ BHXHBB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội ở tỉnh phú thọ (Trang 63 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Tình hình thực hiện chế độ BHXHBB

3.2.2.1. Tình hình tham gia BHXHBB

Thứ nhất, về sự tham gia của các đơn vị và người lao động vào BHXHBB

Bảng 3.5. sau đây cho thấy tình hình tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh trong ba năm 2010-2012

Bảng 3.5:Kết quả tham gia BHXHBB

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2012

1. Số đơn vị và lao động đã tham gia BHXHBB

1.1 Số đơn vị 3.096 3.216 3.315 1.2 Số lao động người 110.835 115.925 118.786 2. Chia ra 2.1 Khu vực hành chính, Đảng, Đoàn Thể. 2.1.1 Số đơn vị 1.442 1.450 1.549 2.1.2 Số lao động- người 39.407 41.013 42.184

2.2 Khu vực Doanh nghiệp nhà nước

2.2.1 Số đơn vị 113 118 116

2.2.2 Số lao động- người 16.876 16.904 16.366

2.3 Khu vực Doanh nghiệp tư nhân

2.3.1 Số đơn vị 1.474 1.590 1.585

2.3.2 Số lao động người 21.850 23.439 27.961

2.4 Khu vực khác

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4.2 Số lao động người 32.702 30.272 32.275

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo Phòng Thu – BHXH tỉnh Phú Thọ

Thứ hai, nhận xét về tình hình tham gia BHXHBB : Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động tham gia BHXHBB ngày càng tăng, năm 2010 có 110.835 người, năm 2011 tăng lên 115.925 người, mức tăng năm 2011 so với 2010 là 104,59%, đến năm 2012 số lượng người tham gia BHXHBB là 118.786 người, tăng 102,46% so với năm 2011. Như vậy, BHXH tỉnh Phú Thọ đã tích cực mở rộng đối tượng tham gia BHXH.

Trong số các nhóm đơn vị trên thì Khu vực hành chính Đảng, Đoàn thể có số lượng người tham gia BHXHBB đông nhất và tăng dần theo từng năm do việc bổ sung biên chế của tỉnh. Đối với Khu vực khác có số đầu đơn vị thấp nhất nhưng lại có số lao động tham gia BHXH đứng thứ 2 trên địa bàn toàn tỉnh, đây chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực may mặc nên có số lượng lao động lớn. Ngược lại Doanh nghiệp tư nhân có số lượng đầu đơn vị đứng thứ 2 nhưng tỉ lệ lao động tham gia BHXHBB không cao, nguyên nhân là do chủ doanh nghiệp không khai báo hết số lao động đang làm việc tại đơn vị để trốn đóng BHXHBB, hoặc ký hợp đồng dưới 3 tháng để giảm số lao động thuộc đối tượng tham gia BHXHBB.

Đối với Khu vực Doanh nghiệp nhà nước thì chấp hành tốt quy định của Luật BHXH, tham gia đầy đủ cho người lao động, nhưng do hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên số lượng đầu đơn vị giảm, từ 118 đơn vị với tổng số lao động là 16.904 người năm 2011 xuống 116 đơn vị với 16.366 người. Như vậy để mở rộng đối tượng tham gia BHXHBB của khu vực này thì Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ có chính sách hỗ trợ cho các Doanh nghiệp nhà nước làm ăn khó khăn để ổn định việc làm, có điều kiện tham gia đầy đủ BHXH.

3.2.2.2. Kết quả giải quyết các chế độ BHXHBB

Thứ nhất về giải quyết chế độ hưu trí

Kết quả giải quyết chế độ hưu trí của BHXH tỉnh Phú Thọ từ năm 2010-2012 Bình quân hàng năm Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ giải quyết gần 2000 hồ sơ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hưởng chế độ hưu trí. Do lực lượng lao động tham gia BHXH ngày càng tăng nên số lương người nghỉ hưu hàng năm tăng dần lên.

Bảng 3.6: Tuổi nghỉ hƣu và mức lƣơng hƣu phân chia theo giới tính và khu vực tham gia

STT Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

1

Số người hưởng lương hưu trước tuổi

quy định (người) 804 1.150 931 952 1.090 898

2

Số người hưởng lương hưu đúng tuổi

quy định(người) 220 245 301 415 372 338

3

Số người hưởng lương hưu sau tuổi

quy định (người) 15 1 32 2 10 2

4 Tuổi nghỉ hưu bình quân chung. (tuổi) 53,94 50,08 54,50 50,44 54,85 50,93 Trong đó:

Khu vực hành chính, Đảng, Đoàn Thể 58,39 53,80 58,06 53,43 58,58 53,80

Khu vực Doanh nghiệp nhà nước 52,11 47,68 52,28 48,49 53,48 49,66

Khu vực Doanh nghiệp tư nhân 50,98 46,01 52,29 46,79 51,58 45,87

Khu vực khác 51,13 45,56 51,16 45,76 51,24 45,97

5 Mức lương hưu bình quân (triệu đồng) 1,892 1,820 2,139 2.109 2.491 2.425

Trong đó:

Khu vực hành chính, Đảng, Đoàn Thể 2,619 2,236 2,940 2,570 3,458 2,975

Khu vực Doanh nghiệp nhà nước 1,694 1,649 1,971 1,966 2,282 2,234

Khu vực Doanh nghiệp tư nhân 1,395 1,241 1,621 1,495 1,881 1,560

Khu vực khác 1,413 1,218 1,542 1,312 1,849 1,435

6 Trợ cấp BHXH một lần(người) 1.415 2.368 1.263 2.709 1.317 2.834

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu giải quyết chế độ BHXH – Phòng Chế độ BHXH Tỉnh Phú Thọ

- Kết quả giải quyết chế độ hưu trí của BXHH tỉnh Phú Thọ năm 2010 là 2.435 người (trong đó có 1.039 nam và 1.396 nữ), năm 2011 là 2.633 người ( trong đó 1.264 nam và 1.369 nữ), năm 2012 là 2.710 (trong đó 1.472 nam và 1.238 nữ).Số lượng người hưởng chế độ hưu trí qua các năm không có sự biến động lớn. Tuy nhiên năm 2010 số lượng người về hưu trước tuổi quy định chiếm tỉ lệ lớn chiếm khoảng 80,25%, tỉ lệ người về hưu đúng tuổi là 19,1% và tỉ lệ người về hưu sau tuổi quy định là 0,65% đến năm 2012 tỉ lệ người về hưu trước tuổi quy định là 73,4%,

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

về đúng tuổi là 26,2% và về sau tuổi quy định là 0,4%. Nguyên nhân năm 2010 có số lao động về hưu trước tuổi lớn, trong đó chủ yếu lao động được về theo NĐ 100/NĐ-CP , do kinh tế gặp nhiều khó khăn, các Doanh nghiệp nhà nước sắp xếp lại cơ cấu, số lao động dôi dư nhiều nên việc giải quyết chế độ cho người lao động về hưu trước tuổi để giảm áp lực cho doanh nghiệp trong việc bố trí việc làm cho lao động.Bên cạnh đó địa bàn tỉnh Phú Thọ có số lao động làm việc trong lĩnh vực trồng chè chiếm tỉ lệ lớn, đây là ngành nặng nhọc độc hại nhưng thu nhập thấp, vì vậy khi đủ điều kiện đi giám định suy giảm khả năng lao động là 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ thì hầu hết người lao động đều xin đi giám định để hưởng lương hưu với mức thấp hơn. Việc giám định khả năng lao động còn nhiều tiêu cực, có khoảng 98% số người đi giám định suy giảm sức khỏe đạt tỷ lệ từ 61% trở lên, chi phí giám định sức khỏe tốn kém, thủ tục và thời gian đi lại nhiều gây lãng phí về thời gian và công sức của người lao động.

- Tuổi nghỉ hưu bình quân tăng dần theo các năm, năm 2010 là 53,94 tuổi đối với nam và 49.92 tuổi đối với nữ., thì đến năm 2012 tăng lên 54.85 tuổi đối với nam và 50,93 tuổi đối với nữ. Trong đó khu vực Hành chính , Đảng, Đoàn thể có độ tuổi trung bình nghỉ hưu cao nhất, và thấp nhất là khu vực khác. Do tính chất công việc, điều kiện và môi trường làm việc quyết định. Ở các lĩnh vực lao động trí óc, lao động tri thức thì độ tuổi nghỉ hưu càng cao, và ở khu vực khác (Hợp tác xã, Doanh nghiệp nước ngoài, đối tượng bảo lưu, chờ hưu) thì môi trường làm việc khắc nghiệt, công việc nặng nhọc vì vậy thời gian lao động và tham gia BHXH ít hơn.Họ không thể làm việc chờ đến đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ mà bảo lưu thời gian công tác (không thuộc đối tượng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cụ thể nào) và chờ đủ điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu. Nếu so sánh tuổi nghỉ hưu theo quy định là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi thì có thể thấy tuổi nghỉ hưu của đối tượng tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ vẫn ở mức thấp. Điều này có nghĩa là quỹ BHXH chi trả cho đối tượng thụ hưởng sớm, thời gian hưởng kéo dài. Số người hưởng lương hưu hàng tháng tăng làm tăng chi phí chi trả của quỹ BHXH gây ảnh hưởng đến quỹ BHXH.Trong khi đó tỷ lệ hưởng lương hưu càng tăng, mức hưởng hàng tháng cũng tăng dần lên, nếu như năm 2010 mức lương hưu bình quân của nam là

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.892.000 đồng, của nữ là 1.820.000 thì đến năm 2012 là 2.491.000 đồng đối với nam và 2.425.000 đối với nữ. Mức lương hưu bình quân tăng là do mức tiền lương bình quân tính hưởng lương hưu tăng và tỷ lệ hưởng lương hưu tăng lên.Mức lương hưu bình quân của nam giới cao hơn nữ vì mức đóng và thời gian đóng BHXH của nam cao hơn của nữ. Tuy nhiên tỷ lệ hưởng bình quân của nữ lại cao hơn của nam vì vậy mà mức lương hưu của nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều. Bởi lẽ theo quy định của luật BHXH thì từ năm thứ 16 trở đi mỗi năm được tính thêm 3% đối với nữ và 2% đối với nam. Vì vậy, đối tượng thu hưởng là nữ giới có thời gian tham gia BHXH ít hơn, tuổi nghỉ hưu thấp hơn nhưng mức tiền lương hàng tháng không có sự chênh lệch lớn đối với nam giới. .

Thứ hai, tình hìnhgiải quyết chế độ Tử tuất của BHXH.

Bảng 3.7: Thống kê số lƣợng ngƣời và số tiền chi trả chế độ tử tuất

STT Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số

người (triệu đ) Số tiền người Số (triệu đ) Số tiền người Số (triệu đ) Số tiền

1 Mai táng phí 896 6,339 1086 8,297 1186 11,860 2 Trợ cấp tuất 1 lần, trong đó 566 12,646 648 15,949 583 20,572 Từ nguồn ngân sách 374 1.964 404 2.399 395 9,124 Từ nguồn quỹ BHXH 192 10.682 244 13,350 188 11,448 3 Trợ cấp tuất hàng tháng, trong đó 489 168,966 435 216,25 525 328,735 Định suất cơ bản 574 168 556 216,25 625 328

Định suất nuôi dưỡng 2 0.966 1 0.735

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Phòng Chế độ BHXH – BHXH tỉnh Phú Thọ

Thông qua số liệu tổng hợp giải quyết chế độ tử tuất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cho thấy số chi tiền mai táng phí tăng lên theo từng năm, năm 2010 có 896 người hưởng trợ cấp mai táng tương ứng 6339 triệu đồng thì đến năm 2012 số lượng người hưởng trợ cấp mai táng là 1186 tương ứng 11542 triệu đồng, số tiền chi tăng lên là do mức lương tối thiểu tăng, tiền mai táng phí được quy định bằng 10 tháng lương tối thiểu tại thời điểm người hưởng chế độ BHXH hàng tháng chết.Số người chết chủ yếu hưởng trợ cấp tuất từ nguồn ngân sách Nhà nước (do hưởng bảo

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiểm xã hội trước khi thành lập BHXH), tuy nhiên mức hưởng lại không cao do số tháng hưởng chế độ tử tuất dài nên số tiền trợ cấp một lần chỉ bằng 3 tháng tiền lương, trợ cấp BHXH đang hưởng trước khi chết. Số người hưởng trợ cấp tử tuất một lần từ nguồn quỹ BHXH ít hơn nhưng lại mức hưởng lại cao do những đối tượng này có thời gian thụ hưởng ít, theo quy định nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì số tiền trợ cấp tuất một lần được tính bằng 48 tháng lương hưu hiện hưởng, cứ hưởng thêm 1 tháng sẽ giảm đi 0.5 tháng lương hưu đang hưởng. Mặt khác do chênh lệch giữa chế độ tử tuất hàng tháng và chế độ tử tuất một lần nên thân nhân người chết tìm cách lách luật để lựa chọn hình thức cao hơn.Đặc biệt đối với những người có thời gian tham gia BHXH dài, đang làm việc mà chết thì tiền trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định cứ mỗi năm tham gia BHXH sẽ được hưởng 1,5 tháng tiền lương bình quân tính hưởng chế độ BHXH. Do đó nếu có thân nhân hưởng tuất hàng tháng thì họ sẽ không khai hoặc khai không đúng sự thật để chuyển sang hưởng chế độ tử tuất một lần. Điều này gây khó khăn trong việc thẩm định xét duyệt hồ sơ. Ngoài ra có trường hợp khi thuộc đối tượng hưởng tuất hàng tháng nhưng do không hiểu biết hoặc khai báo thiếu thông tin làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thân nhân. Đối với trường hợp này hiện nay Bảo hiểm xã hội Việt Nam không cho bổ sung định xuất tuất, đợi văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Thứ ba, kết quả giải quyết chế độ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp.

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp số lượng người và số tiền chi trả chế độ TNLĐ – BNN

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số người Số tiền (1000đ) Số người Số tiền (1000đ) Số người Số tiền (1000đ)

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

TNLĐ 1 lần 23 2 465,241 23 5 445,437 12 4 328 BNN 1 lần TBLĐ hàng tháng 44 10 23,117 39 9 21,187 30 6 17,734 BNN hàng tháng 22 88 53,570 17 74 51,870 12 55 38.560 Trợ cấp phương tiện Trợ cấp phục vụ 1 730 1 830 1 830 TC 1 lần chết do TNLĐ 6 4 241,560 5 2 437,080 Dưỡng sức PHSK 5 90 86,687 23 43 91,125 4 6 8,032 Tỉ lệ TNLĐ hàng tháng ( nữ/nam) 0.23 0.23 0.17 Tỉ lệ BNNhàng tháng( nữ/nam) 4.0 4.35 4.58

Nguồn: Tổng hợp từ phần mềm xét duyệt chế độ Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp

Qua bảng số liệu trên cho thấy số tai nạn lao động một lần ngày càng giảm, số tai nạn lao động hàng tháng ngày càng tăng. Như vậy mức độ thương tật của

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

người lao động bị TNLĐ-BNN hàng tháng càng tăng lên, đồng nghĩa với việc quỹ BHXH sẽ phải chi trả trong thời gian dài với số tiền ngày càng lớn. Có mâu thuẫn xảy ra là trong khi điều kiện làm việc luôn được cải thiện, việc huấn luyện an toàn lao động được triển khai tích cực, việc tuyên truyền về các biện pháp bảo hộ lao động cũng được phổ biến rộng rãi thì số người bị tai nạn lao động hàng tháng vẫn ở mức cao. Đặc biệt số vụ tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động ngày càng tăng.Riêng số người chết do tai nạn lao động đã giảm đáng kể, năm 2010 là 10 người, năm 2011 là 7 người chết do tai nạn lao động, đến năm 2012 không xảy ra vụ nào. Như vậy dù tỉ lệ thương tật do tai nạn lao động cao lên nhưng mức độ nghiêm trọng đã giảm xuống.

So sánh giữa tỉ lệ bị tai nạn lao động hàng tháng giữa nam và nữ cho thấy, số người bị tai nạn lao động chủ yếu là nam giới, nữ giới chỉ chiếm từ 0.17 đến 0.42 lần so với nam giới. Ngược lại số ca mắc bệnh nghề nghiệp hàng tháng của nữ giới lại gấp nhiều lần so với nam giới, năm 2010 tỉ lệ nữ mắc bệnh nghề nghiệp gấp 4 lần so với nam, đặc biệt năm 2012 gấp 4.58 lần. Bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ xảy ra ở 3 công ty là Công ty TNHH Pangrim Neotex và Công ty dệt Việt Đức, Công ty xi măng Thanh Ba…..với một loại bệnh duy nhất là điếc. Đặc điểm của hồ sơ bệnh nghề nghiệp là chỉ cần khám bệnh, đo đạc môi trường làm việc là đủ điều kiện đi giám định suy giảm khả năng lao động.Nổi bật nhất là công ty Pangrim Neotex có đến gần 1/4 số công nhân bị điếc, chiếm 3/4 số ca mắc bệnh nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Thứ tư, kết quả giải quyết chế độ ốm đau

Bảng 3.9: Tổng hợp số tiền chi cho chế độ ốm đau theo địa bàn huyện, thành thị

ĐVT:Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %

1 BHXH TP Việt Trì 1.894 12,8 1.967 12,3 2.154 12,4

2 BHXH huyện Tam Nông 105 0,7 148 0,9 184 1,1

3 BHXH huyện Lâm Thao 428 2,9 654 4,1 741 4,3

4 BHXH TX.Phú Thọ 813 5,5 918 5,7 1.104 6,4

5 BHXH huyện Phù Ninh 85 0,6 91 0,6 97 0,6

6 BHXH huyện Thanh Ba 1.039 7 1.143 7,2 1421 8,2

7 BHXH Huyện Hạ Hòa 117 0,8 214 1,3 289 1,7

8 BHXH huyện Đoan Hùng 149 1 163 1,1 198 1,1

9 BHXH Huyện Tân Sơn 63 0,5 85 0,5 95 0,6

10 BHXH Huyện Thanh Thủy 44 0,3 64 0,4 79 0,4

11 BHXH Huyện Yên Lập 93 0,6 112 0,7 164 0,9

12 BHXH Huyện Cẩm Khê 419 2,8 514 3,2 512 2,9

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội ở tỉnh phú thọ (Trang 63 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)