5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội
1.2.3.1. Môi trường luật pháp, cơ chế chính sách
Chính sách Bảo hiểm là một trong những chính sách rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Mặt khác vì nó liên quan đến nhiều chính sách kinh tế xã hội khác, liên quan đến quyền lợi vật chất của hàng triệu người, do đó việc đổi mới chính sách Bảo hiểm trong tình hình các chính sách kinh tế xã hội chưa được thay đổi và đang trong quá trình chuyển đổi nên không thể hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội trong một thời gian ngắn. Các chế độ BHXH phụ thuộc rất nhiều vào môi trường luật pháp, chơ chế chính sách. Khi các nhà nước thay đổi các chính sách khác có liên quan thì BHXH cũng thay đổi các chế độ, cụ thể khi luật lao động thay đổi thì nội dung các chế độ cũng thay đổi cho phù hợp với Luật lao động...
1.2.3.2. Tổ chức quản lý thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội
Việc quản lý thực hiện chế độ chính sách BHXH là khâu quan trọng để đưa các quy định của luật BHXH vào thực tế. Quản lý tốt sẽ phát huy được bản chất mang tính nhân văn cao cả của BHXH, đồng thời tiếp thu những vấn đề bất hợp lý để khắc phục và kiến nghị sửa đổi Luật BHXH. Ngoài ra, với nguyên tắc hoạt động tự cân đối thu, chi, quỹ BHXH phải thường xuyên được bổ sung các nguồn tài chính từ các hoạt động đầu tư tài chính của mình. Vì vậy việc quản lý thực hiện chính sách rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quỹ tài chính của BHXH. Mỗi một chế độ BHXH khi đưa ra áp dụng thực tế đều dựa trên khả năng chi trả của nguồn quỹ và ngược lại việc thực quản lý thực hiện chế độ chính sách không chặt chẽ sẽ dẫn đến thâm hụt quỹ tài chính.
1.2.3.3. Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH
Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH là yếu tố quan trọng để thực hiện tốt chế độ BHXH. Họ là những người thực hiện xét duyệt chế độ BHXH cho người lao động, các chế độ BHXH có được giải quyết đúng, đủ hay không phụ thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ BHXH. Hiện nay, hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam từ trung ương đến địa phương tiếp tục được hoàn thiện, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được đào tạo nâng cao nghiệp vụ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyên môn và ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, giúp cho công tác thu, chi và quản lý quỹ được thực hiện tốt, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động.
Đối tượng phục vụ của ngành BHXH phần lớn là những người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc được hưởng chính sách ưu đãi, những người đã hoàn thành nghĩa vụ lao động được hưởng chế độ hưu trí, người tham gia BHXH khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động cần được quan tâm giúp đỡ. Công tác giải quyết chính sách BHXH gắn liền với ổn định chính trị xã hội của mỗi địa phương và đất nước. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ công chức viên chức ngành BHXH phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc để phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.Yêu cầu chung đối với đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH là:
+ Lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc được giao;phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
+ Có tư duy và phương pháp làm việc khoa học, đổi mới, năng động, sáng tạo; thường xuyên sâu sát công việc; giữ vững nguyên tắc, kỷ cương, quy định; giải quyết công việc khách quan, công tâm, có lý, có tình; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
+ Thường xuyên học tập, có tinh thần cầu tiến, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác,tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất hiệu quả cao trong công việc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo đánh giá cán bộ.
+ Có ý thức rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức cá nhân trong sáng, lành mạnh, tích cực đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
+ Nêu cao tinh thần, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân, phục vụ các đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ chính sách BHXH., coi việc của tổ chức, cá nhân là việc của mình để tận tâm giải quyết, sống và làm việc vì lợi ích của đất nước, của nhân dân, vì nhiệm vụ chung của ngành.
1.2.3.4. Sự chấp hành của doanh nghiệp và tổ chức xã hội
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
yếu, bên cạnh đó có sự hỗ trợ của nhà nước. Việc chi trả và giải quyết chế độ BHXH cũng như việc bảo toàn tăng trưởng quỹ BHXH phụ thuộc vào nguồn đóng góp của Doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Các chế độ BHXH có được đảm bảo cho người lao động hay không tuỳ thuộc vào sự chấp hành luật BHXH của chủ sử dụng lao động. Theo quy định của ngành BHXH các Doanh nghiệp, tổ chức xã hội nộp tiền đến đâu sẽ được giải quyết chế độ đến đó. Việc Doanh nghiệp, tổ chức xã hội trốn đóng BHXH hoặc nợ tiền BHXH sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Vì vậy các chế độ BHXH chỉ được giải quyết kịp thời khi chủ sử dụng lao động chấp hành tốt luật BHXH.
1.2.3.5. Tình hình phát triển kinh tế xã hội và nhận thức xã hội của người dân
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của quỹ BHXH. Khi kinh tế xã hội phát triển tốt, doanh nghiệp làm ăn hiệu quả sẽ có nguồn tài chính để nộp tiền BHXH cho người lao động. Bên cạnh đó khi kinh tế xã hôi phát triển, quy mô sản xuất được mở rộng tạo ra nhiều vị trí việc làm, thu nhút nhiều lao động mới tham gia vào sản xuất. Như vậy đối tượng tham gia BHXH sẽ tăng lên, nguồn thu quỹ BHXH cũng tăng, đây là điều kiện để đảm bảo các chế độ BHXH được thực hiện kịp thời.
Tuy nhiên nhận thức của người dân cũng vô cùng quan trọng. Khi hiểu rõ về lợi ích khi tham gia BHXH và quyền lợi được hưởng thì chính họ sẽ giám sát chủ sử dụng lao động trong việc thực thi luật BHXH. Quyền lợi của họ chỉ được đảm bảo khi chủ sử dụng lao động chấp hành đúng luật BHXH, có tham gia đóng BHXH cho người lao động, chấp hành việc thu nộp tiền đúng thời hạn...