5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi, diện tích tự nhiên 3.528,4 km2, là cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách thủ đô Hà nội 80 km về Phía Bắc. Phú Thọ có địa thế khá thuận lợi về giao thông, với ba con sông lớn là sông Hồng, sông Lô, sông Đà chảy qua, hệ thống giao thông đường sắt Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh; đường quốc lộ 2, đường cao tốc xuyên Á là cầu nối quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN. Ngoài ra, Phú Thọ còn có các yếu tố khác để phát triển kinh tế- xã hội như con người, tài nguyên, các khu công nghiệp, khu du lịch văn hoá lịch sử Đền Hùng, khu du lịch sinh thái Xuân Sơn…
Địa hình có đặc trưng cả 3 vùng: miền núi, trung du và đồng bằng, tạo nên vùng đất “sơn chầu, thuỷ tụ”, giao thông ngược xuôi đều thuận lợi. Đó là vùng đất chuyển tiếp, nối kết giữa miền núi cao, thượng du với đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã tạo cho Phú Thọ vị thế “địa-chính trị” vô cùng quan trọng và “địa - văn hoá” phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là yếu tố để Phú Thọ trở kinh đô của Quốc gia Văn Lang thời đại Hùng Vương dựng nướcs. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các thế hệ đã đấu tranh sinh tồn chống chọi với thiên tai và địch hoạ, kết tinh những truyền thống quý báu và hình thành một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, được bảo tồn và không ngừng phát triển đến ngày nay.
Phú Thọ có 13 huyện, thành thị, trong đó có 10 huyện miền núi 01 huyện và 01 thị xã có xã miền núi; có 216/274 xã, thị trấn miền núi. Dân số 1,3 triệu người, có 21 dân tộc, dân tộc thiểu số có gần 200 ngàn người, chiếm 15% dân số toàn tỉnh. Các dân tộc Mường, Dao, Cao Lan, Mông sinh sống chủ yếu ở các xã khu vực III và các xã ATK, các thôn bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
3.1.1.2. Đặc điểm lao động
Theo số liệu thống kê: Số người trong độ tuổi lao động của tỉnh hiện nay là: 80 vạn người; Số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 11,6 vạn người (khoảng 14,5%); Số lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ nhỏ: 36%; Số người thất nghiệp hoặc chưa có việc làm: gần 2 vạn người. Những con số trên phản ánh
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
một thực trạng đang diễn ra hiện nay là sự mất cân đối trong cung và cầu về lao động: Mặc dù nhu cầu về sử dụng lao động là rất lớn, nguồn lao động của tỉnh rất đồi dào, nhưng tỉ lệ lao động được giải quyết việc làm lại không cao. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm như trên chính là do chất lựơng nguồn lao động của tỉnh còn thấp. Bản thân các nhà đầu tư chưa có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với lực lượng lao động điạ phương và chưa có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực hiệu quả và hợp lý.
3.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế
- Lĩnh vực Nông nghiệp:
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 80,7 nghìn ha, bằng 64,6% so kế hoạch, tăng 1% so cùng kỳ; năng suất lúa ước đạt 54,1 tạ/ha, ngô 43,3 tạ/ha, giảm 2% so cùng kỳ; sản lượng lương thực cây có hạt 264,9 nghìn tấn, giảm 1,2% so cùng kỳ. Đàn gia súc, gia cầm giảm nhẹ so cùng kỳ, sản lượng thịt hơi các loại đạt 52,7 nghìn tấn, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển; diện tích nuôi trồng đạt 7,4 nghìn ha, tăng 3,8%; sản lượng nuôi trồng đạt 9,26 nghìn tấn, tăng 7,4% so cùng kỳ. Trồng rừng sản xuất ước đạt 5.995 ha, tăng 63,3%; trồng cây phân tán 1,45 triệu cây, tăng 79,5% so cùng kỳ; triển khai thực hiện 12 mô hình trồng rừng thâm canh trên địa bàn.
- Lĩnh vực công nghiệp:
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đến năm 2020, Phú Thọ sẽ trở thành tỉnh công nghiệp với các ngành sản xuất chính: giấy, phân bón, chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản… Các cụm khu công nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm: Thuy Vân, Trung Hà, Tam Nông, Bạch Hạc, Yến Mao… Dự kiến đến năm 2015, tỉnh sẽ hình thành thêm một số khu, cụm công nghiệp lớn gồm: Đồng Phì (Hạ Hoà), Phú Hà (Phú Thọ), Đồng Lạng (Phù Ninh)… Các khu công nghiệp này sẽ giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động của tỉnh.
- Lĩnh vực Du lịch, dịch vụ khác.
Tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng cao so cùng kỳ các năm trước; các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân được bảo đảm, sức mua các tầng lớp dân cư tiếp tục được cải thiện. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 5.544 tỷ đồng, tăng 14,9% so cùng kỳ.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khai thác tiềm năng thế mạnh, bằng sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự hỗ trợ có hiệu quả của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội đã có chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 9%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; các lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục và công tác xã hội đã có những tiến bộ đáng kể; điều kiện và mức sống của nhân dân trong tỉnh được nâng cao rõ rệt, bước đầu tạo diện mạo mới về kinh tế- xã hội, đưa Phú Thọ cùng cả nước trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế.
Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Phú Thọ đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn, mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào 4 nhóm ngành có lợi thế so sánh là: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; khai khoáng, hoá chất, phân bón; sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp sản xuất hàng may mặc, hàng tiêu dùng. Ngoài ra Phú Thọ cũng đã giành 1000ha đất để ưu tiêu cho phát triển các khu công nghiệp tập trung ở phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố Việt Trì; định hình một số cụm công nghiệp ở các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng, gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hoá công nghiệp nông thôn.
Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, nhân dân và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Phú Thọ trở thành một trung tâm kinh tế của vùng Tây Bắc, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ- Đất Tổ Hùng Vương giàu đẹp phồn vinh và thịnh vượng.
Như vậy đặc điểm vị trí địa lý, tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội. Công tác tuyên truyền chế độ chính sách cho người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh bị hạn chế do địa hình trung du miền núi, giao thông đi lại khó khăn, các khu dân cư, thôn bản ở cách xa nhau. Người lao động không hiểu về chế độ chính sách BHXH sẽ không hiểu hết được quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH, từ đó ảnh hưởng đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH. Bên cạnh đó các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ chủ yếu là các công ty tư nhân, năng lực tài chính chưa mạnh, sản xuất kinh doanh chưa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiệu quả nên chưa tham gia BHXH đầy đủ cho người lao động hoặc thu nộp BHXH còn chậm dẫn đến các chế độ BHXH của người lao động không được giải quyết kịp thời.