Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

1.4.4.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output): Là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích đƣợc tạo ra trong một năm của các trang trại.

Công thức tính:    n i i iQ P GO 1

Trong đó: Pi: giá trị sản phẩm thứ i, Qi: khối lƣợng sản phẩm thứ i

Nội dung của GO bao gồm: Giá trị của sản phẩm trồng trọt, giá trị sản phẩm chính thu đƣợc trong kỳ tính toán nhƣ thóc, ngô, khoai, sắn; giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng có thu hoạch trong kỳ. Giá trị sản phẩm chăn nuôi: Giá trị trọng lƣợng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm; Giá trị con giống bán ra; giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu đƣợc không phải thông qua giết thịt súc vật (sữa, trứng, mật ong…); giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu đƣợc trong kỳ. Giá trị của công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên. Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác nhƣ ƣơm cây, lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng và thu lƣợm các lâm sản nhƣ sa nhân, nấm, măng và các sản phẩm làm dƣợc liệu. Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tiền thu đƣợc do cho thuê máy móc, thiết bị.

CP - Chí phí : Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thƣờng xuyên mà trang trại đã sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ của trang trại trong một năm. Công thức tính:

   n i i C CP 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cụ thể trong đề tài này, chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí vật chất nhƣ: Chi phí về hạt giống, con giống, phân bón các loại, vôi và các chất cải tạo đồng ruộng, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chi phí thuốc phòng trừ bệnh cho súc vật; điện năng, nhiên liệu, chất đốt, vật liệu, chi phí quản lý lâm nghiệp; chi phí cho mua sắm dụng cụ lao động nhỏ dùng cho chu kỳ sản xuất, chi phí cho sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm, chi phí vật chất khác…

- Chi phí dịch vụ: Dịch vụ làm đất, dịch vụ tƣới nƣớc, dịch vụ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, dịch vụ tuốt lúa, thuỷ lợi phí, dịch vụ bảo hiểm nhà nƣớc, dịch vụ phí bƣu điện, dịch vụ phí ngân hàng, chi phí cho đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề thuê ngoài, dịch vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, dịch vụ y tế, bảo vệ môi trƣờng, chi phí cho quảng cáo, chi phí cho việc thuê máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí dịch vụ khác…

GM - Thu nhập biên (Gross Margin) hay còn gọi là lãi gộp. Đây đƣợc coi là mục tiêu quan trọng nhất của trang trại. Chỉ tiêu này sử dụng sẽ có độ chính xác cao hơn VA hay MI. Công thức tính:

GM = GO - CP

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất * Chỉ tiêu phản ánh quy mô hiệu quả bao gồm:

- Giá trị sản phẩm hàng hoá (GV): GV PHHiQHHi

Trong đó: PHHi: giá bán sản phẩm hàng hóa;

QHHi: khối lƣợng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ

- Tỷ suất hàng hóa (%) = GV/GO. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia vào thị trƣờng của trang trại.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động gồm: Năng suất lao động (GO/L) (giá trị sản xuất do một lao động tạo ra). Hoặc GM/L (thu nhập do một lao động tạo ra). L: số lao động làm việc bình quân trong kỳ.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất: Tỷ suất GM/1ĐVDT (ha): cho biết thu nhập của 1ha đất canh tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí bao gồm:

- Tỷ suất lãi gộp (GM/CP), chỉ tiêu này phản ánh nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu đƣợc lãi gộp là bao nhiêu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ thu nhập của trang trại càng cao.

- Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/CP), nó phản ánh chất lƣợng sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tƣ 1 đồng chi phí thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần.

- Chi phí trên đơn vị diện tích: chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tƣ của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.

Công thức tính = tổng chi phí/ĐVDT (m2

, 1ha, 1 sào) hoặc = CP/ha.

1.4.4.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phƣơng pháp này dùng để đối chiếu các số liệu thu thập đƣợc sau điều tra theo các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất để từ đó có đƣợc những nhận xét xác đáng về thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp thống kê mô tả: Với phƣơng pháp này, đề tài sử dụng các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để so sánh, đánh giá và rút ra nhận xét về đặc điểm và xu hƣớng phát triển của các trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp SWOT: Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ cho từng trang trại. Thông qua đó, giúp các trang trại thấy đƣợc đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát huy điểm mạnh, khai thác triệt để các nguồn lực của trang trại. Tận dụng triệt để các cơ hội và khắc phục, hạn chế đối với những rủi ro, điểm bất lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Phương pháp phân tổ: Phân tổ là phân chia các trang trại có cùng phƣơng hƣớng sản xuất, cùng lợi thế giống nhau vào các tổ hoặc theo một tiêu thức nào đó nhƣ quy mô diện tích, loại hình trang trại, vốn… Trên cơ sở đó, đánh giá, so sánh xem trang trại nào có hiệu quả sản xuất tốt hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời thấy đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại. Từ đó, đề ra các biện pháp tác động phù hợp với từng loại hình trang trại, từng nhóm trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên

a. Vị trí địa lý

Thái Nguyên là một trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc Bộ, phí Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Bắc giáp Bắc Kạn; phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 3534,4 km2 ;

dânsố bình quân là 1.131.278 ngƣời; có 9 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện; có 181 đơn vị xã phƣờng, trong đó có 125 đơn vị xã miền núi vùng cao. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa của của vùng Việt Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nƣớc và quốc tế thông qua quốc lộ 3, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cảng sông Đa Phúc và đƣờng sông đến Hải Phòng; đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên; đƣờng cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ xây dựng là tuyến đƣờng nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội, Thái Nguyên để có điều kiện phát triển nông nghiệp nói trung và trang trại nói riêng.

b. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình tỉnh Thái Nguyên có 4 nhóm cảnh quan hình thái địa hình là: - Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng: Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện tích lớn hơn, phân bố dọc sông Cầu và sông Công thuộc huyện Phổ Yên và Phú Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi chia thành 3 kiểu: Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình (phân bố ở Phú Bình, Phổ Yên). Kiểu cảnh quan đồi cao đồng bằng hẹp (phía Bắc của tỉnh, kéo dài từ Đại Từ đến Định Hóa). Kiểu địa hình đồi cao sƣờn lồi, thẳng, đỉnh nhọn, hẹp, kéo dài.

- Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi thấp hầu nhƣ chiếm chọn vùng Đông Bắc của Tỉnh, phân bố dọc ranh giới Thái Nguyên với các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.

- Nhóm cảnh quan điạ hình nhân tác là các hồ chứa nhân tạo bao gồm các hồ lƣớn nhƣ: Hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây Sy…

c. Điều kiện thời tiết khí hậu

Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lựơng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1500 - 2500 mm, cao nhất vào tháng 8 thấp nhất vào tháng 1. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300 - 1750 giờ và phân phối tƣơng đối đều cho các tháng trong năm. Nhìn chung khí hậu cũng tƣơng đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững¸ thuận lợi đối với việc phát triển các ngành nông nghiệp và lâm nghiệp.

d.Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Thái Nguyên.

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế đƣợc. Nó khác với tƣ liệu sản xuất khác ở chỗ nếu đƣợc sử dụng hợp lý thì nó không những không bị hao mòn mà còn tăng độ phì nhiêu.

Đất đai của tỉnh Thái Nguyên có nhiều biến động, sự biến động này đƣợc phản ánh cụ thể nhƣ sau:

Đến thời điểm 1/1/2010 tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 353.435 ha, đƣợc chia thành 5 loại đất. Trong đó diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh là 109.771 ha, chiếm 31,1% trong tổng diện tích của toàn tỉnh và tăng 10,4% so với năm 2009 (diện tích đất nông nghiệp tăng chủ yếu do ngành Tài Nguyên đo đạc và tổng kiểm kê lại); diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh là 180.639 ha, chiếm 51,1%; diện tích đất ở là 12.812 ha, chiếm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

3,6%; đất chuyên dùng là 34.452 ha, chiếm 9,8%; đất chƣa sử dụng là 15.761 ha; chiếm 4,5%.

Với tỷ lệ nguồn quỹ đất nông nghiệp rất thấp chỉ chiếm 1/3 tổng diện tích đất của toàn tỉnh do vậy nếu muốn tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp thì cần phải cải tạo, thâm canh, tăng vụ để tăng hệ số sử dụng đất. Trong đất canh tác nông nghiệp của toàn tỉnh, đất trồng cây hàng năm là 64.975 ha, tăng 8,8% so với năm 2009; đất trồng cây lâu năm là 44.796 ha, tăng 12,8% so với năm 2009. Tốc độ tăng bình quân qua 3 năm của diện tích trồng cây hàng năm là 4,3%, cây lâu năm là 6,6%.

Nhƣ vậy trong điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh ngày một phát triển, diện tích đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng nhƣng diện tích đất nông nghiệp vẫy duy trì và tăng so với năm trƣớc, đó cũng là điều kiện thuận lợi để ngành nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển trong nhƣng năm tới.

Là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi nên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn, với 180.639 ha, chiếm 51% so với tổng diện tich đất của toàn tỉnh, tăng 5,2% so với năm 2009. Mặc dù diện tích rừng tự nhiên của tỉnh vẫn chiếm cao trong tổng diện tích rừng của toàn tỉnh, song diện tích rừng tự nhiên đang có xu hƣớng giảm, cụ thể nhƣ năm 2009 giảm 1,3% so với năm 2008, năm 2010 giảm 1,6% so với năm 2009. Đối với rừng trồng, năm 2010 tăng diện tích tăng cao 14,4% nguyên nhân do là năm cuối triển khai dự án trồng 5 triệu ha rừng nên các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác trồng rừng để cơ bản đảm bảo đƣợc kế hoạch trồng rừng theo dự án 661. Đất ở tăng tƣơng đối mạnh qua 3 năm, cụ thể nhƣ năm 2009 là 10.598 ha, tăng 5,1% so với năm 2008; năm 2010 la 12.812 ha, tăng 20,9% so với năm 2009.

Diện tích chƣa sử dụng của tỉnh đang có xu hƣơng giảm mạnh qua 3 năm, cụ thể nhƣ năm 2008 là 35.777 ha, sang năm 2009 chỉ còn 34.987 ha và năm 2010 còn 15.761 ha, giảm hơn 1 nửa so với năm 2009.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.1. Tình hình đất đai của tỉnh Thái Nguyên năm 2008-2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) Số lƣợng (ha) cấu (%) Số lƣợng (ha) cấu (%) Số lƣợng (ha) cấu (%) 2009/ 2008 2009/ 2008 BQ 2008- 2010 Tổng diện tích đất tự nhiên 353.435 100 353.435 100 353.435 100 100 100 100 1. Diện tích đất nông nghiệp 99.386 28,1 99.441 28,1 109771 31,1 100,1 110,4 105,2

1.1 Đất trồng cây hàng năm 59.831 59.739 64.975 99,8 108,8 104,3

1.2 Đất trồng cây lâu năm 39.555 39.702 44.796 100,4 112,8 106,6

2. Đất lâm nghiệp 172.632 48,8 171.688 48,6 180.639 51,1 99,5 105,2 102,3 2.1 Rừng tự nhiên 99.922 57,9 98633 57,4 97.606 53,7 98,7 98,4 98,6 2.2 Rừng trồng 72.710 42,1 73055 42,6 83.579 46,3 100,5 114,4 107,4 3. Đất ở 10.082 2,9 10598 3,0 12.812 3,6 105,1 120,9 113,0 4. Đất chuyên dùng 35.560 10,1 36.721 10,4 34.452 9,7 103,3 93,8 98,5 5. Đất chƣa sử dụng 35.777 10,1 34.987 9,9 15.761 4,5 97,8 45,0 71,4 5.1 Đất bằng chƣa sử dụng 1871 1841 1428 98,4 77,6 88,0

5.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 23.377 22747 4100 97,3 18,0 57,7

5.3 Núi đá không có rừng cây 10.529 10.399 10233 98,8 98,4 98,6

Một số chỉ tiêu

Diện tích đất NN/ hộ NN (ha/hộ) 0,52 0,52 0,9 100 111 105,5

Diện tích đất LN/hộ NN (ha/hộ) 0,9 0,9 1 99 106 102,5

Nguồn số liệu: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên [….] 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.2. Nhân khẩu và lao động tỉnh Thái Nguyên

Lao động là yếu tố quyết định của mọi quá trình sản xuất. Động lực phát triển kinh tế xã hôi quy tụ lại là ở con ngƣời, con ngƣời với lao động sáng tạo của mình làm thay đổi kỹ thuật, quy trình sản xuất, làm biến đổi cơ cấu sản xuất, từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá.

Đối với các trang trại kinh doanh nông nghiệp đòi hỏi lƣợng lao động lớn trong cả thời kỳ sản xuất, do vậy sẽ tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn. Nhân khẩu của tỉnh có sự biến động tăng qua các năm: Năm 2008 là 1.120.311 ngƣời, năm 2009 là 1.125.368 ngƣời tăng so với năm 2008 là 0,5%, năm 2010 là 1.133.278 ngƣời tăng so với năm 2009 là 0,7%. Bình quân qua 3 năm (2008 - 2010) dân số của tỉnh tăng lên 0,6% (bảng 2).

Thái Nguyên là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, dân số trong tỉnh chủ yếu làm nông nghiệp, một phần nhỏ dân số là phi nông nghiệp làm dịch vụ, buôn bán, cung cấp hàng hoá đáp ứng nhu cầu hàng ngày của ngƣời dân trong tỉnh. Tính đến năm 2010, số nhân khẩu nông nghiệp của tỉnh là 765.301 ngƣời chiếm 67,5% tổng số nhân khẩu, nhân khẩu phi nông nghiệp là 367.977 ngƣời chiếm 32,5% % tổng số nhân khẩu.

Một điểm thuận lợi cho ngành nông nghiệp của tỉnh nói trung và sự phát triển trang trại nói riêng đó là lực lƣợng lao động trong độ tuổi đang làm việc tiếp tục đƣợc duy trì và có chiều hƣớng tăng trong những năm qua, cụ thể qua bảng 2.2 ta có thể thấy tổng số lao động trong độ tuổi đang làm việc của tỉnh Thái Nguyên trong năm 2010 là 679.623 ngƣời, tăng 2,1% so với năm 2009 (năm 2009 tăng 2,6%). Trong tổng số lao động làm việc của toàn tỉnh, số lao động nông nghiệp là 459.884 ngƣời, chiếm 67,7%, và tăng 1,1% so với năm 2009. Số lao động phi nông nghiệp là 219.739 ngƣời, chiếm 32,3%. Với lực

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)