Các trangtrại theo các loại hình phân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 58 - 63)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2. Các trangtrại theo các loại hình phân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cùng với sự phát triển nông nghiệp của cả nƣớc, các mô hình trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực sự phát triển từ khi có Nghị quyết 03/NQ- CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại của Chính phủ. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích đất đai rộng với nhiều loại hình và khí hậu khác nhau: đồng bằng, trung du, miền núi, vùng cao. Kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là mô hình sản xuất có hiệu quả. Trong những năm qua, các mô hình trang trại đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, nhất là trong khu vực kinh tế nông, lâm nghiệp, góp phần to lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn, đây cũng là nơi đảm bảo phần lớn nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, tăng thu nhập, nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật và quản lý, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho số đông nông dân trong tỉnh.

Với những mặt tích cực đó, nên trong những năm qua các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích hộ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình trang trại, do vậy số lƣợng trang trại của tỉnh tăng theo từng năm.

Những năm qua, thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, nhất là trong lĩnh vự sản xuất nông, lâm nghiệp đã có bƣớc phát triển mới và vững chắc, cơ cấu nhiều thành phần trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại trên phạm vi toàn tỉnh và đã bắt đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa có sự hƣớng dẫn của nhà nƣớc và sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả thực hiện chƣơng trình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau: Đến thời điểm 1/7/2010 tổng số trang trại hiện có của tỉnh là 849 trang trại, tăng 38%.so với năm 2005. Huyện có số lƣợng trang trại nhiều nhất là huyện Phú Binh (phía Nam của tỉnh) trang trại, chiếm 33% trong tổng số trang trại toàn tỉnh. Trang trại đƣợc phân bố ở tất cả các vùng trong huyện, nhƣng trang trại lâm nghiệp chủ yếu có ở khu vực miền núi (vùng núi phía Bắc và vùng núi phía Nam), các trang trại chăn nuôi phân bố ở vùng trung tâm nơi có địa hình bằng phẳng hơn. Các trang trại kinh doanh tổng hợp, cây ăn quả, cây lâu năm phân bố ở những nơi còn lại.

Bảng 2.5. Trang trại theo các loại hình tỉnh Thái Nguyên

ĐVT: Trang trại Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 BQ 2008- 2010

Số trang trại hiện có trên địa bàn

có đến thời điểm 1/9 hàng năm 638 702 849 110,0 120,9 115,5 Tr.đó:- Trang trại cây hàng năm 9 2

- Trang trại cây lâu năm, CAQ 53 14 12 26,4 85,71 56,1 - Trang trại chăn nuôi 234 434 588 185,5 135,5 160,5 - Trang trại lâm nghiệp 56 69 89 123,2 129,0 126,1 - Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 22 10 25 45,5 250 147,7 - Trang trại SXKD tổng hợp 264 175 133 66,3 76 71,1

Nguồn: Cục Thống kê Thái Nguyên [6]

* Số lượng trang trại

Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế đã và đang khẳng định đƣợc vai trò và vị trí trong nền kinh tế thị trƣờng nhất là trong ngành nông nghiệp, góp phần làm thay đổi diện mạo bộ mặt kinh tế ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân ở nông thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bƣớc hình thành các vùng tập trung, chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hóa, một bƣớc lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển kinh tế trang trại có sức hút lớn đối với sự phát triển kinh tế của các địa phƣơng trong tỉnh và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đồng thời đã khuyến khích đƣợc các hộ nông dân có tiềm lực về vốn mạnh dạn đầu tƣ để xây dựng các trang trại nhằm khai thác hiệu quả về tiềm năng đất đai và lợi thế kinh tế của từng địa phƣơng .

Kinh tế trang trại của tỉnh Thái Nguyên phát triển khá nhanh về số lƣợng, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng về hình thức tổ chức, phát huy lợi thế của từng vùng. Đến thời điểm 1/9/2010 toàn tỉnh Thái Nguyên có 849 trang trại, tăng 20,9% (tăng 147 trang trại) so với năm 2009. Nhìn chung số lƣợng trang trại đƣợc tập chung chủ yếu ở những địa phƣơng thuận lợi về giao thông đi lại, mật độ dân cƣ động, nhƣ ở thành phố Thái Nguyên 179 trang trại, chiếm 21,1%; huyện Phú Bình 281 trang trại, chiếm 33,1%; huyện Đồng Hỷ 88 trang trại, chiếm 10,4%; huyện Phổ Yên 87 trang trại chiếm 10,2%...

* Về loại hình trang trại

Đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 6 loại hình trang trại đang hoạt động (đạt theo tiêu chí trang trại).

- Trang trại trồng cây hàng năm - Trang trại trồng cây lâu năm

- Trang trại chăn nuôi - Trang trại lâm nghiệp

- Trang trại nuôi trồng thủy sản - Trang trại kinh doanh tổng hợp

a. Trang trại trồng cây hàng năm

Loại hình hoạt động của trang trại cây hàng năm nhìn chung không đƣợc ổn định, do nguồn quỹ đất trồng cây hàng năm ngày càng bị thu hẹp nên số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

lƣợng trang trại ngày càng giảm. Đến thời điểm 1/9/2010 trên địa bàn tỉnh có 2 trang trại trồng cây hàng năm, giảm 12 trang trại so với cùng thời điểm năm năm trở về trƣớc. Trang trại trồng cây hàng năm tập trung ở huyện Võ Nhai, hoạt động của trang trại chủ yếu là trồng ngô.

b. Trang trại trồng cây lâu năm

Hoạt động của các trang trại trồng cây lâu năm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là trồng chè và trồng nhãn, vải. Đến nay thời điểm 1/9/2010 tỉnh Thái Nguyên có 12 trang trại trồng cây lâu năm, chiếm 1,4% trong tổng số trang trại của toàn tỉnh. Trong đó trang trại trồng chè là 8 trang trại, trang trại trồng cây ăn quả là 4 trang trại. Trang trại cây lâu năm tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ với 7 trang trại, chiếm 58% trang trại trồng cây lâu năm. Do lƣợng quỹ đất trồng cây lâu năm đang có xu hƣớng giảm cộng với hiệu quả trồng cây vải trong nhƣng năm qua rất thấp do vậy dẫn đến số lƣợng trang trại cây lâu năm giảm 74 trang trại so với năm 2005; so với năm 2009 trang trại cây lâu năm giảm 2 trang trại.

c. Trang trại chăn nuôi

Chăn nuôi cũng từng bƣớc điều chỉnh lại, theo hƣớng ngành sản xuất hàng hóa. Con lợn theo hƣớng nạc hóa, con bò theo hƣớng lấy thịt... Trang trại chăn nuôi là loại hình đƣợc phát triển mạnh ở tỉnh Thái Nguyên trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Đến thời điểm 1/9/2010 toàn tỉnh có 588 trang trại chăn nuôi tăng 154 trang trại (+ 35,48%) so với năm 2009; so với cùng thời điểm 5 năm về trƣớc tăng 218 trang trại. Trong tổng số trang trại chăn nuôi, trang trại chăn nuôi trâu, bò là 28 trang trại, chiếm 4,8%; trang trại chăn nuôi lợn là 227 trang trại, chiếm 38,6%; trang trại chăn nuôi gia cầm là 314 trang trại, chiếm 53,4%; trang trại chăn nuôi khác 18 trang trại, chiếm 3,1% trong tổng số trang trại chăn nuôi. Số lƣợng trang trại chăn nuôi nằm tập trung ở các huyện nhƣ huyện Phú Bình 258 trang trại, chiếm 43,9%; TP Thái Nguyên 97 trang trại,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

chiếm 16,5%; Phổ Yên là 72 trang trại, chiếm 12,2%; Đồng Hỷ là 56 trang trại, chiếm 9,5% ...

d. Trang trại lâm nghiệp

Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trƣờng là một trong những mục tiêu đƣợc Đảng và Nhà nƣớc rất quan tâm. Trong 10 năm trở lại đây với dự án 5 triệu ha rừng đang đƣợc triển khai ở các địa phƣơng trong cả nƣớc và đã mang lại hiệu quả cao trong việc phủ xanh đất trống và bảo vệ môi trƣờng. Đối với tỉnh Thái Nguyên với nguồn quỹ đất lâm nghiệp chiếm tới 51,2% là một tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất lâm nghiêp nhất là đối với việc trồng rừng. Với tiềm năng thuận lợi đó trong 3 năm qua trang trại sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những bƣớc phát triển cả về số lƣợng cũng nhƣ quy mô sản xuất. Theo kết quả điều tra, đến thời điểm 1/9/2010 tỉnh Thái Nguyên có 89 trang trại lâm nghiệp, tăng 28,9% (20 trang trại) so với năm 2009 và tăng 23,2% (33 trang trại) so với năm 2008. Cơ cấu trang trại lâm nghiệp chỉ chiếm 10,5% trong tổng số trang trại của toàn tỉnh. Các trang trại đƣợc phát triển ở các địa phƣơng có nguồn đất đai lâm nghiệp dồi dào nhƣ huyện Đồng Hỷ 29 trang trại, chiếm 32,6%; huyện Đại Từ 13 trang trại, chiếm 14,6%, huyện Định Hóa 13 trang trại...

e. Trang trại nuôi trồng thủy sản

Ngành thủy sản không phải là ngành mũi nhọn để đƣa kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên phát triển song với diện tích mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản tƣơng đối phong phú (diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của toàn tỉnh 4125 ha), mặt khác ngành thủy sản cũng đang cung cấp 1 nguồn thực phẩm rất lớn cho ngƣời dân và cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản ngày một tăng trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của toàn tỉnh Thái Nguyên do vậy ngành thủy sản cũng đang đƣợc các địa phƣơng chú trọng quan tâm và nuôi trồng thủy sản theo hình thức trang trại đang có điều kiện phát triển. Đến nay toàn tỉnh đã có 25 trang trại nuôi trồng thủy sản, tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

2,5 lần so với năm 2009. Trang trại thủy sản tập trung chủ yếu ở 3 địa phƣơng nhƣ huyện Phú Bình 10 trang trại, chiếm 40%; huyện Phổ Yên 7 trang trại, huyện Đại Từ 6 trang trại, huyện Võ Nhai và Phú Lƣơng mỗi đơn vị có 1 trang trại.

f. Trang trại kinh doanh tổng hợp

Là những trang trại có hoạt động nhiều loại hình sản xuất khác nhau và đƣợc tập trung ở những nơi quỹ đất còn hạn chế và mức sống của dân cƣ nhỉnh hơn so với các vùng nông thôn khác. Đối với tỉnh Thái Nguyên loại hình trang trại tổng hợp hoạt động không ổn định và đang có xu hƣớng giảm dần do hiệu quả hoạt động không cao so với mức đầu tƣ. Đến thời điểm này toàn tỉnh có 133 trang trại tổng hợp, giảm 24% so với năm 2009; so với năm 2008 giảm 131 trang trại. Các trang trại tổng hợp tập trung ở TP Thái Nguyên 69 trang trại, chiếm 51,9%; huyện Đại Từ 19 trang trại, chiếm 14,3%; huyện Định Hóa 15 trang trại, chiếm 11,3%...

Nhìn chung mô hình trang trại đƣợc phân bố ở khắp các huyện, thành, thị. Tuy nhiên chủ yếu đƣợc phân bố ở các huyện, vùng trung du chủ yếu là các trang trại chăn nuôi, sản xuất kinh doanh tổng hợp nhƣ thành phố Thái Nguyên (với 69 TT tổng hợp), huyện Phú Bình với 258 trang trại chăn nuôi. Các huyện miều núi, vùng sâu chủ yếu là các trang trại lâm nghiệp...

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)