Các giải pháp về khuyến nông nhằm để nâng cao hiệu quả kinh tế trang

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 120)

5. Bố cục của luận văn

3.2.6. Các giải pháp về khuyến nông nhằm để nâng cao hiệu quả kinh tế trang

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hệ thống khuyến nông không ngừng đƣợc củng cố và kiện toàn theo 3 cấp từ tỉnh đến huyện và cơ sở. Công tác khuyến nông cần đƣợc xã hội hóa, lực lƣợng cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông rộng khắp tới tận các thôn bản là cầu nối trực tiếp giữa các nhà khoa học, chủ trang trại, doanh nghiệp đồng thời cung cấp những thông tin cho chủ trang trại về các lĩnh vực sản xuất nông lâm nghiệp. Thông qua việc xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện đã góp phần thay đổi tƣ duy cũng nhƣ nhận thức của các chủ trang trại đồng thời đáp ứng nhu cầu các loại giống cây trồng mới, giống vật nuôi, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh, dịch hại, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cho các chủ trang trại đƣợc kịp thời.

Trang trại cần đƣợc các cơ quan KHKT và khuyến nông của Nhà nƣớc hƣớng dẫn nhập giống tốt, trang thiết bị tiên tiến và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để sản xuất giống.

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân của các trang trại do Nhà nƣớc tổ chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các trang trại chăn nuôi lợn nái tham gia dự án phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại theo mô hình trang trại của tỉnh Thái Nguyên; Trung tâm Khuyến nông cần giúp xây dựng mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại, có lợn đực giống với các giống lợn Yorshire và Landrace. Trung tâm cần mời đi tham quan các mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại theo trang trại tại các tỉnh bạn và thăm nhiều trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh nhƣ Phổ Yên, Sông Công, TP Thái Nguyên... Cần mở các lớp tập huấn về chăn nuôi lợn ngoại do các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu lợn Thuỵ Phƣơng - Viện Chăn nuôi Quốc gia giảng dậy.

Cung cấp các loại sản phẩm không có thuốc BVTV, thuốc bảo quản, thuốc kích thích, không sử dụng các loại hoá chất độc hại để bảo quản quả sau thu hoạch, không phun thuốc BVTV trƣớc khi thu hoạch ít nhất là 1 tháng, vì lƣợng thuốc BVTV còn tồn trong sản phẩm sẽ gây ảnh hƣởng đến sức khoẻ của ngƣời tiêu dùng.

Cán bộ khuyến nông cần cung cấp các quy trình kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh an toàn, hƣớng dẫn sản xuất và quy trình chăm sóc đảm bảo yêu cầu an toàn cho sức khoẻ của ngƣời lao động.

Đối với ngƣời tiêu dùng hiểu đƣợc tác hại của việc sử dụng sản phẩm có hàm lƣợng thuốc bảo quản ảnh hƣởng đến sức khoẻ của bản thân. Vì vậy, ngƣời tiêu dùng cần lựa chọn mua sản phẩm quả khi tiêu dùng, tránh mua các loại quả nhập ngoài, để lâu ngày có hàm lƣợng thuốc bảo quản khi vận chuyển cao.

Để kinh tế trang trại khai thác đƣợc hết các tiềm năng thế mạnh sẵn có của vùng về đất đai, lao động, vốn, kinh nghiệm sản xuất, khoa học kỹ thuật và quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, xây dựng nông thôn mới công tác khuyến nông không chỉ đơn thuần tuyên truyền khuyến cáo mà còn phải tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho các chủ trang trại những kiến thức về khoa học kỹ thuật, tổ chức sản xuất kinh doanh để cho họ có đủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

năng lực quản lý và điều hành đƣa ra những quyết định quan trọng trong sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Đây là những vấn đề quan trọng cần thiết mà từng trang trại không thể tự giải quyết đƣợc do đó hệ thống khuyến nông (kể cả khuyến nông Nhà nƣớc, khuyến nông cơ sở, khuyến nông tự nguyện…) cùng với các chủ trang trại và các doanh nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp phải gắn bó chặt chẽ không tách rời nhau. Mặt khác cần có sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng để trang trại kinh doanh sản xuất đạt kết quả, hiệu quả cao, sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

* Công tác quản lý Nhà nước

Tiến hành điều tra, khảo sát lập quy hoạch chi tiết nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020. Tổ chức lại hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây nông nghiệp đảm bảo cung ứng đủ giống, đảm bảo chất lƣợng cho sản xuất.

Tuyển chọn, phục tráng, nhân giống các loại cây trồng của tỉnh. Di nhập, khảo nghiệm và phát triển các loại cây trồng tốt từ tỉnh ngoài. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về giống các loại cây trồng trên địa bàn tỉnh, huyện nhằm đảm bảo chất lƣợng cây giống bằng các biện pháp cụ thể (thông qua việc quản lý cây bố mẹ, cấp chứng chỉ vƣờn, quy định, tiêu chuẩn cây giống và quy chế bảo hành chất lƣợng giống các loại cây trồng ).

Đƣa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bố trí các loại cây trồng phù hợp, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh: Trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi, bảo quản chế biến.

* Công tác khuyến nông và đào tạo nâng cao tay nghề để nuôi trồng các loại cây con

Cùng với những khó khăn trong sự khan hiếm về vốn, đất… trình độ lao động trồng cây ăn quả của ngƣời dân là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế nhƣ hiện nay. Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nguyên có những vùng miền núi, dân tộc, vùng sâu, vùng xa nên trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp cận với các quy trình kỹ thuật trồng trồng trọt không nhiều (chủ yếu là học truyền miệng và làm theo kinh nghiệm bản thân), việc nâng cao kiến thức chung về nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là rất cần thiết. Các kiến thức về phổ cập tác dụng của mô hình canh tác trên đất dốc tạo môi trƣờng sinh thái bền vững, thiết kế cải tạo vƣờn tạp, bố trí, sắp xếp cơ cấu giống cây trồng cho hợp lý và đem lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chọn giống, lai ghép, trồng cây, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, ủ phân hữu cơ, thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm quả, tổ chức quản lý kinh tế vƣờn CĂQ của trang trại, thông qua các buổi hội họp, tham gia mô hình trình diễn, hội nghị, chuyên đề, tài liệu sách báo, tạp chí chuyên ngành… vai trò của khuyến nông là rất cần thiết.

Chính sách này thể hiện ở việc tổ chức khuyến nông thành hệ thống mạnh và đa dạng từ tỉnh xuống đến cơ sở, giống nhƣ ở một số đại phƣơng khác trong cả nƣớc đã cho kết quả tốt.

Củng cố và kiện toàn hệ thống khuyến nông, nhất là những vùng có số lƣợng trang trại nhiều. Hệ thống khuyến nông sẽ giúp cho các trang trại chuyển giao, tập huấn tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ là nơi trao đổi kinh nghiệm sản xuất giải đáp thắc mắc, tƣ vấn thông tin, giúp trang trại về tín dụng…

- Hợp tác và cạnh tranh

Các trang trại muốn sản xuất hàng hóa phải hợp tác và liên kết với nhau và với những đơn vị, tổ chức khác. Hợp tác để giúp nhau giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh nhƣ thủy nông, bảo vệ thực vật, các vật tƣ đầu vào và đặc biệt đầu ra cho sản xuất. Đi đối với hợp tác, các trang trại phải cạnh tranh với các tổ chức và đơn vị để tiêu thụ sản phẩm, tái sản xuất mở rộng....

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xây dựng tổng kết các mô hình sản xuất nông, lâm có hiệu quả để triển khai tới các trang trại nhƣ:

- Chƣơng trình khuyến nông phát triển rau an toàn

- Chƣơng trình khuyến nông phát triển hoa chất lƣợng cao, chƣơng trình khuyến nông phát triển cây lâu năm

- Thực hiện chƣơng trình chăn nuôi xa khu dân cƣ..

- Hỗ trợ các trang trại chăn nuôi bằng các hoạt động về chăn nuôi, tƣ vấn tiếp thị tiêu thụ sản phẩm

3.2.7. Giải pháp phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ môi trường

* Phòng trừ dịch bệnh

Trong nhiều năm trở lại đây dịch bệnh liên tục xẩy ra trên đàn gia súc, gia cầm đã ảnh hƣớng lớn đến sự phát triển chăn nuôi của các trang trại. Dịch bệnh đã làm cho chăn nuôi phát triển lên xuống thất thƣờng không bền vững hiệu quả không cao... Vì vậy một trong các giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi của trang trại là phải cải tiến hệ thống quản lý, dịch vụ thú y, kiểm soát dẫn tới khống chế đƣợc dịch bệnh, phát triển chăn nuôi thân thiện với môi trƣờng.

- Trong hệ thống quản lý Nhà nƣớc về thú y, mạng lƣới thú y của trang trại phải đƣợc xây dựng và hoạt động theo Pháp lệnh Thú y số 18/2004/PL- UBTVQH11, nghị định số 33/2005/NĐ-CP của Chính phủ

- Các trang trại phải thực hiện tốt chỉ thị số 16/2006/CT-TTg ngày 4/5/2006 về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh ở đàn gia súc, trong đó nhấn mạnh phải tổ chức tiêm phòng vacxin bắt buộc cho đàn gia súc, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, phải thục hiện tốt việc vận chuyển buôn bán gia súc, giết mổ gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

- Các chủ trang trại phải tham gia các lớp tập huấn về biện pháp nuôi dƣỡng chăn sóc, vệ sinh chuồng trại đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

- Tỉnh Thái Nguyên phải tích cực tuyên truyền cho ngƣời dân, những chủ trang trại phải tích cực tham gia vào công tác phòng chóng dịch bệnh, chính họ là ngƣời phát hiện ra dịch bệnh và cùng chung sức xử lý, dập dịch...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tỉnh phải xây dựng các mô hình mẫu, các diểm trình diễn về an toàn vệ sinh chăn nuôi, tạo điều kiện cho các chủ trang trại đƣợc tham quan, học hỏi kinh nghiệp chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh

- Các trang trại phải thực hiện các biện pháp thú y cần thiết nhƣ tiêm phòng cúm gia cầm, lở mồm, long móng, tụ huyết trùng, dịch tả....

* Bảo vệ môi trường

Phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn bào giờ cũng kèm theo sự gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trƣờng đất nƣớc, không khí rất trầm trọng ảnh hƣởng đến sức khỏe cộng đồng, nhất là chăn nuôi lợn, do vậy cần phải có biện pháp nhƣ;

- Các trang trại nên sử lý chất thải bằng hầm biogas tạo khí đốt sinh học là phƣơng pháp ƣu điểm nhất. Công nghệ biogas đƣợc áp dụng đem lại nhiều lợi ích kinh tế và đặc biệt là bƣớc đầu đã giải quyết đƣợc vấn đề ô nhiễm môi trƣờng.

- Các trang trại chăn nuôi tập trung phải cách xa thành phố ít nhất 20 km. Riêng thành phố Thái Nguyên và TX Sông Công, các khu du lịch trong tỉnh và một số thị trấn cần có điều tra nghiên cứu, quy hoạch cụ thể từng khu vực đƣợc phép chăn nuôi loại gia súc nào, quy mô phƣơng thức nuôi và các điều kiện bắt buộc phải tuân thủ nhƣ về xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải. Các trang trại nằm trong vùng trọng điểm chăn nuôi phải tiến hành quy hoạch cụ thể với các nội dung chính nhƣ: nuôi tập trung, xác định loại con vật nuôi... phải giảm thiểuô nhiễm mối trƣờng.

3.2.8. Mở rộng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản

Từ định hƣớng ƣu tiên phát triển nông nghiệp giai đoạn tới, khoa học và công nghệ cần tập trung vào công nghệ chế biến và bảo quản với quy mô thích hợp. Công nghệ chế biến và bảo quản là tăng giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao, còn giải quyết đƣợc lực lƣợng lao động dƣ thừa, đồng thời giải quyết đƣợc vấn đề thị trƣờng tiêu thụ nông sản cho trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công nghiệp chế biến cần chú trọng đến những loại sản phẩm:

- Chế biến thịt: Tỉnh Thái Nguyên cần xây dựng nhà máy chế biến có công nghệ linh hoạt, chế biến đƣợc nhiều sản phẩm từ gia súc, gia cầm công suất khoảng 4000 tấn/năm. Vốn đầu tƣ khoảng 30 tỷ đồng tại các khu công nghiệp nhỏ thành phố Thái Nguyên, Phổ Yên, Đồng Hỷ. Dự kiến đến năm 2015 công suất chế biến của nhà máy khoảng 6000 tấn/năm.

- Chế biến chè: Các chủ trang trại cần chú ý để đảm bảo ổn định công nghiệp chế biến chè trƣớc hết cần chuyển diện tích chè trung du lá nhỏ sang chè canhd giống mới.

Về công suất các nhà máy chế biến chè hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng đƣợc đầu ra của các hộ cũng nhƣ các trang trại trồng chè. Do vậy trong những năm tới cần nâng cấp dây chuyền công nghệ chế biến cao đạt trình độ tiến tiến của thế giới.

- Để đạt mục tiêu chế biến 30% chè cao cấp (15% chè xanh, 10% các sản phẩm chè túi lọc, 5% chè Ô long) cần phải xây dựng nhà máy hiện đại, gắn liền với việc đƣa các thiết bị, công nghệ mới với việc tạo ra các sản phẩm đa dạnh đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng.

- Chế biến gỗ lâm sản: Phát huy hết công suất nhà máy ván dăm Lƣu Xá đạt 16.500 m3/năm. Hố trợ đào tạo, truyền nghề và vốn để phát triển các cơ sở sản xuất hành thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ nguồn nguyên liệu mây tre của các trang trại lâm nghiệp.

Hỗ trợ cho nhà máy Lƣu Xá mở rộng hoạt động sản xuất đồ gỗ nội thất gia dụng và văn phòng. Đầu tƣ nhà máy gỗ ván ép thanh công suất 4000 - 5000 tấn/năm bố trí tại khu công nghiệp Sông Công. Với nhƣng giải pháp tích cực đó sẽ tạo cho các trang trại lâm nghiệp thuận lợi trong khâu tiêu thu sản phẩm và phát triển trang trại lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.9. Vận dụng tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Khôi phục, củng cố, bổ sung, nâng cấp hệ thống thông tin và dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công...

- Coi trọng tổ chức thu hút chuyển giao tri thức và chuyển giao công nghệ từ Tỉnh và Trung ƣơng về cho địa phƣơng. Chủ động tích cực trong quan hệ hợp tác với tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn, đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

- Ƣu tiên ứng dụng công nghệ sinh học nhằm sản xuất các giống sạch bệnh, có chất lƣợng cao, đƣa các giống cây trồng mới và công thức canh tác phù hợp có hiệu quả cho các vùng đất. Đẩy nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và bảo quản các nông sản, để có thể chuyên chở, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại các thị trƣờng khác. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các hoạt động thƣơng mại, mở rộng thị trƣờng và quảng bá sản phẩm. Thúc đẩy chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cần thực hiện một số cơ chế khuyến khích sau:

- Thực hiện cơ chế ƣu đãi đầu tƣ nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới cần đƣợc thực hiện thông qua các dự án chuyển giao. Các dự án đƣợc xây dựng và ký kết giữa 3 bên: Nhà nƣớc cấp huyện (là ngƣời đặt hàng), cơ quan nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học (là đơn vị thực hiện) và ngƣời hƣởng thụ kết quả dự án. Nếu dự án chuyển đổi thực hiện thành công, có kết quả thiết thực đối với ngƣời hƣởng thụ thì tỉnh sẽ thanh toán phần lớn kinh phí đầu tƣ của dự án đã ký kết.

Thực hiện các cơ chế cho vay ƣu đãi đối với những tổ chức, cá nhân có dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, đồng thời có chính sách

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 120)