Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 38)

5. Bố cục của luận văn

1.4.1. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn vùng nghiên cứu: Đề tài chọn tỉnh Thái Nguyên làm địa bàn

nghiên cứu vì tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng để phát triển trang trại. Bên cạnh đó lãnh đạo tỉnh đã có nhƣng kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế khu vực nông thôn. Trong đó phát triển kinh tế trang trại là mũi nhọn để đƣa sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển.

Để có đƣợc những giải pháp phù hợp với thực tiễn, đáp ứng đáp các yêu cầu chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại của các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. Đề tài sẽ nghiên cứu 849 trang trại trên địa bàn tỉnh, thuộc 9 huyện, thành, thị. Các trang trại có đầy đủ các tiêu chuẩn do Nhà nƣớc quy định.

* Số lượng và các loại hình trang trại chủ yếu phân theo khu vực thành thị, nông thôn

Điểm xuất phát của các trang trại của tỉnh Thái Nguyên từ ngƣời nông dân, mặt khác do vùng nông thôn đất đai rộng có điều kiện phát triển trang trại nên số lƣợng trang trại của tỉnh Thái Nguyên đƣợc tập trung nhiều ở vùng nông thôn.

Số lƣợng trang trại ở vùng nông thôn chiếm tới 94% trong tổng số trang trại, trang trại ở khu vực thành thị chỉ chiếm 6%. Đó cũng là một điểm phù hợp, bởi vì khu vực nông thôn ngoài yếu tố quỹ đất rộng thuận lợi cho việc phát triển, bên cạnh đó đảm bảo cả yếu tố về môi trƣờng, lực lƣợng lao động ở khu vực nông thôn nhiều. Song một thực trạng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự phát triển tang trại của tỉnh là cơ sở hạ tầng nhất là giao thông nông thôn còn kém, ý thực ngƣời nông dân còn chƣa cao đã ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển trang trại.

Trong tổng số trang trại của toàn tỉnh, trang trại chăn nuôi chiếm tới 69,3% và cùng đƣợc tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (chiếm 93%); trang trại SXKD tổng hợp là 133 trang trại, chiếm 15,7% và loại hình trang trại này cũng chủ yếu ở nông thôn, chiếm 92,5%; trang trại lâm nghiệp là 89 trang trại, chiếm 10,5%. Ngoài 3 loại hình trang trại trên có số lƣợng nhiều và sản xuất có hiệu quả, các loại hình trang trại còn lại của tỉnh Thái Nguyên có số lƣợng ít và đang có xu hƣớng giảm do không đạt tiêu chí trang trại.

Bảng 1.3. Số lƣợng và cơ cấu các loại hình trang trại của

tỉnh Thái Nguyên năm 2010 STT Loại hình trang trại

Số lƣợng Cơ cấu theo loại hình (%) Tổng số Khu vực nông thôn Khu vực thành thị Tổng số trang trại 849 798 51 100 1 TT cây hàng năm 2 2 0,2

2 TT cây lâu năm 12 11 1 1,4

3 TT cây ăn quả 4 4

4 TT lâm nghiệp 89 89 10,5

5 TT Chăn nuôi 588 548 40 69,26

6 TT SXKD tổng hợp 133 123 10 15,7

7 TT nuôi trồng thủy sản 25 25 2,9

Nguồn: Kết quả điều tra

Trang trại trên địa bàn tỉnh đƣợc phân bố trên cả 9 huyện, thành, thị và ở 3 vùng rõ rệt. Tuy nhiên số lƣợng trang chủ yếu đƣợc tập trung ở vùng phía Nam của tỉnh do thuận lợi về các điều kiện sản xuất kinh doanh của trang trại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.4. Số lƣợng và loại hình trang trại phân theo vùng năm 2010

Tổng số lƣợng Số

cấu (%)

Loại hình trang trại Cây hàng năm Chăn nuôi Cây lâu năm Lâm nghiệp Thủy sản SXKD TH Tổng số 849 100 2 588 12 89 25 133 Vùng phía Bắc 277 32,6 2 137 10 71 8 49 Vùng trung tâm 179 21.1 97 1 12 69 Vùng phía Nam 393 46,3 354 1 6 17 15

Nguồn: Kết quả điều tra

- Vùng phía Bắc gồm: Huyện Định Hóa, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lƣơng.

- Vùng trung tâm: TP Thái Nguyên.

- Vùng phía Nam gồm: TX Sông Công, huyện Phú Bình, Phổ Yên.

- Vùng phía Bắc có địa hình đất đồi núi thấp, cánh đồng xen kẽ, giao thông đi lại khó khăn, vùng này có số lƣợng trang trại chiếm 32,6% trong tổng số trang rại toàn tỉnh, trong vùng này trang trại chăn nuôi chiếm gần 50% số lƣợng trang trại, sau đó là trang trại lâm nghiệp chiếm 25,6%, trang trại SXKD tổng hợp chiếm 17,7%. Vùng trung tâm là vùng thuận cho việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất của trang trại, giao thông đi lại thuận lợi, song vùng này cũng gặp không ít khó khăn cho quá trình phát triển trang trại đó là quỹ đất phục vụ cho sản xuất ngày càng thu hẹp, bên cạnh đó nếu trang trại phát triển sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của ngƣời dân nên số lƣợng trang trại ở vùng này có xu hƣơng giảm trong những năm tới. Đối với vùng phía Nam là vùng có 3 đơn vị hành chính cấp huyện, đều thuận lợi cho quá trình phát triển trang trại nhƣ cơ sở hạ tầng, giao thông, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, trình độ của chủ trang trại… Số lƣợng trang trại ở vùng này chiếm tới 46,3% trong tổng số trang trại của toàn tỉnh và cũng chủ yếu là trang trại chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở vùng này một số dự án chăn nuôi nhƣ CIPI¸ JAICA... đang tập trung chú trọng đầu tƣ phát triển chăn nuôi ở vùng này, do vậy trong những năm tới trang trại vùng này sẽ tiếp tục phát triển mạnh cả về số lƣợng và quy mô.

1.4.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập thứ cấp

Số liệu thứ cấp là số liệu đƣợc thu thập từ các nguồn có sẵn, đó chính là số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Để thu thập số liệu thứ cấp, tiến hành ghi chép các số liệu có sẵn từ sổ sách, văn bản, tài liệu ở cơ sở liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhƣ các sách báo, tạp chí chuyên ngành, các nghị định, chỉ thị, chính sách của Nhà nƣớc có liên quan đến vấn đề trang trại, các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc công bố, các trang web, các số liệu và các báo cáo đánh giá, tổng kết của sở Nông nghiệp, Cục Thống kê, của các xã, huyện, thành phố và tỉnh.

Các số liệu thứ cấp đƣợc thu thập trong đề tài này là các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên nhƣ khí hậu, đất đai, dân số… Các số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình nghiên cứu để nêu lên những thông tin chung nhất về địa bàn nghiên cứu và khái quát về phát triển trang trại của tỉnh Thái Nguyên qua các năm.

* Phương pháp nghiên cứu sơ cấp

Số liệu sơ cấp là số liệu đƣợc thu thập trực tiếp ban đầu từ đối tƣợng nghiên cứu. Cụ thể, số liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài đƣợc thu thập từ các chủ trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nó đƣợc sử dụng trong giai đoạn tiến hành phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại trên đại bàn tỉnh. Để thu thập đƣợc số liệu phải tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu điều tra đƣợc lập sẵn. Phiếu điều tra để điều tra từng trang trại đƣợc chuẩn bị trƣớc, bao gồm các nội dung:

- Những thông tin về tình hình cơ bản của trang trại nhƣ: Họ tên, tuổi, dân tộc, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

loại hình trang trại, năm thành lập, số khẩu, số lao động, diện tích đất đai, vốn sản xuất, tình hình trang bị tƣ liệu sản xuất.

- Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại nhƣ các yếu tố sản xuất, vốn, kỹ thuật, lao động. Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiện vật và giá trị.

- Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khó khăn của chủ trang trại. Sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng, của nhân dân với vấn đề trang trại, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về trang trại.

* Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA): Đến tại địa bàn nghiên cứu để quan sát thực tế, phỏng vấn trang trại và cán bộ địa phƣơng để thu thập thông tin về trang trại và tình hình địa phƣơng, từ đó nắm bắt một cách tƣơng đối thông tin về tình hình cơ bản nhƣ thu nhập, nhân khẩu, lao động, đất đai, chi p hí sản xuất…của trang trại.

*Phương pháp chuyên khảo: Đƣợc dùng trong nghiên cứu toàn diện và chi tiết các trang trại và các mối quan hệ trong quá trình sản xuất có hiệu quả của các trang trại. Từ đó, làm căn cứ cho việc đánh giá tiềm năng và định hƣớng giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại trong điều kiện kinh tế thị trƣờng.

* Phương pháp chuyên gia: Là việc tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyên gia (những ngƣời am hiểu về trang trại), thông qua tài liệu nghiên cứu và ý kiến trực tiếp của họ trong đánh giá cũng nhƣ đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho các trang trại của tỉnh Thái Nguyên.

Phƣơng pháp chuyên gia, chuyên khảo đƣợc dùng trong giai đoạn phân tích thực trạng sản xuất của các trang trại và giai đoạn đầu của việc lựa chọn để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sản xuất của trang trại.

1.4.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu

Phƣơng pháp xử lý và tổng hợp số liệu là hình thức xử lý đơn giản các số liệu ban đầu thu thập đƣợc sau điều tra, phỏng vấn các trang trại. Tiến hành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

phân loại và tổng hợp các số liệu đó theo các chỉ tiêu đã đề ra, giúp cho ta có đƣợc những nhận xét, đánh giá cơ bản về về tình hình sản xuất của các trang trại. Kết quả của việc xử lý và tổng hợp số liệu ta đƣợc các bảng thống kê và đồ thị thống kê.

1.4.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp phân tích số liệu

1.4.4.1. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu a. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất a. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output): Là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích đƣợc tạo ra trong một năm của các trang trại.

Công thức tính:    n i i iQ P GO 1

Trong đó: Pi: giá trị sản phẩm thứ i, Qi: khối lƣợng sản phẩm thứ i

Nội dung của GO bao gồm: Giá trị của sản phẩm trồng trọt, giá trị sản phẩm chính thu đƣợc trong kỳ tính toán nhƣ thóc, ngô, khoai, sắn; giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng có thu hoạch trong kỳ. Giá trị sản phẩm chăn nuôi: Giá trị trọng lƣợng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm; Giá trị con giống bán ra; giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu đƣợc không phải thông qua giết thịt súc vật (sữa, trứng, mật ong…); giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu đƣợc trong kỳ. Giá trị của công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên. Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác nhƣ ƣơm cây, lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng và thu lƣợm các lâm sản nhƣ sa nhân, nấm, măng và các sản phẩm làm dƣợc liệu. Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tiền thu đƣợc do cho thuê máy móc, thiết bị.

CP - Chí phí : Là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thƣờng xuyên mà trang trại đã sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chất và dịch vụ của trang trại trong một năm. Công thức tính:

   n i i C CP 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cụ thể trong đề tài này, chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí vật chất nhƣ: Chi phí về hạt giống, con giống, phân bón các loại, vôi và các chất cải tạo đồng ruộng, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chi phí thuốc phòng trừ bệnh cho súc vật; điện năng, nhiên liệu, chất đốt, vật liệu, chi phí quản lý lâm nghiệp; chi phí cho mua sắm dụng cụ lao động nhỏ dùng cho chu kỳ sản xuất, chi phí cho sửa chữa thƣờng xuyên tài sản cố định, chi phí văn phòng phẩm, chi phí vật chất khác…

- Chi phí dịch vụ: Dịch vụ làm đất, dịch vụ tƣới nƣớc, dịch vụ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, dịch vụ tuốt lúa, thuỷ lợi phí, dịch vụ bảo hiểm nhà nƣớc, dịch vụ phí bƣu điện, dịch vụ phí ngân hàng, chi phí cho đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao tay nghề thuê ngoài, dịch vụ bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, dịch vụ y tế, bảo vệ môi trƣờng, chi phí cho quảng cáo, chi phí cho việc thuê máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất và quản lý sản xuất, chi phí dịch vụ khác…

GM - Thu nhập biên (Gross Margin) hay còn gọi là lãi gộp. Đây đƣợc coi là mục tiêu quan trọng nhất của trang trại. Chỉ tiêu này sử dụng sẽ có độ chính xác cao hơn VA hay MI. Công thức tính:

GM = GO - CP

b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất * Chỉ tiêu phản ánh quy mô hiệu quả bao gồm:

- Giá trị sản phẩm hàng hoá (GV): GV PHHiQHHi

Trong đó: PHHi: giá bán sản phẩm hàng hóa;

QHHi: khối lƣợng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ

- Tỷ suất hàng hóa (%) = GV/GO. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tham gia vào thị trƣờng của trang trại.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động gồm: Năng suất lao động (GO/L) (giá trị sản xuất do một lao động tạo ra). Hoặc GM/L (thu nhập do một lao động tạo ra). L: số lao động làm việc bình quân trong kỳ.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng đất: Tỷ suất GM/1ĐVDT (ha): cho biết thu nhập của 1ha đất canh tác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí bao gồm:

- Tỷ suất lãi gộp (GM/CP), chỉ tiêu này phản ánh nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì sẽ thu đƣợc lãi gộp là bao nhiêu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ thu nhập của trang trại càng cao.

- Tỷ suất giá trị sản xuất (GO/CP), nó phản ánh chất lƣợng sản xuất kinh doanh của trang trại, với mức độ đầu tƣ 1 đồng chi phí thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần.

- Chi phí trên đơn vị diện tích: chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tƣ của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.

Công thức tính = tổng chi phí/ĐVDT (m2

, 1ha, 1 sào) hoặc = CP/ha.

1.4.4.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh: Sử dụng phƣơng pháp này dùng để đối chiếu các số liệu thu thập đƣợc sau điều tra theo các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất để từ đó có đƣợc những nhận xét xác đáng về thực trạng sản xuất kinh doanh của các trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp thống kê mô tả: Với phƣơng pháp này, đề tài sử dụng các số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân để so sánh, đánh giá và rút ra nhận xét về đặc điểm và xu hƣớng phát triển của các trang trại ở tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp SWOT: Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ cho từng trang trại. Thông qua đó, giúp các trang trại thấy đƣợc đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình để phát huy điểm mạnh, khai thác triệt để các nguồn lực của trang trại. Tận dụng triệt để các cơ hội và khắc phục, hạn chế đối với những rủi ro, điểm bất lợi trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

- Phương pháp phân tổ: Phân tổ là phân chia các trang trại có cùng phƣơng hƣớng sản xuất, cùng lợi thế giống nhau vào các tổ hoặc theo một tiêu thức nào đó nhƣ quy mô diện tích, loại hình trang trại, vốn… Trên cơ sở đó, đánh giá, so sánh xem trang trại nào có hiệu quả sản xuất tốt hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời thấy đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các trang trại. Từ đó, đề ra các biện pháp tác động phù hợp với từng loại hình trang trại, từng nhóm trang trại.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)