5. Bố cục của luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trangtrại trên
Thái Nguyên
Căn cứ vào Quyết định 1676/ NQ-ĐH ngày 24/7/2003 của UBND tỉnh Thái Nguyên về "Quy hoạch Tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên"; Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND tỉnh V/v phê duyệt chƣơng trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015; căn cứ vào quy hoạch ngành nông nghiệp của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2020, căn cứ vào xu hƣớng phát triển và tốc độ phát triển của các trang trại: Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có khoảng từ 1000-1500 trang trại và phát triển bền vững, trong đó có đến trên 50% trang trại có vốn đầu tƣ từ 1 tỷ đồng trở lên. Phấn đấu đƣa thu nhập bình quân của các trang trại hiện nay từ hơn 146 triệu đồng/trang trại/năm lên trên 500 triệu đồng/trang trại/năm vào năm 2015.
3.2. Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Vấn đề thị trƣờng cho các trang trại đã đƣợc đặt ra và đang đƣợc giải quyết, tuy nhiên tầm giải quyết vấn đề chƣa bao quát mà vẫn mang tính cục bộ, chiến dịch. Đối với thị trƣờng yếu tố vật tƣ đầu vào cho sản xuất của các trang trại: Kiện toàn những loại hình dịch vụ cung cấp cũng nhƣ trợ giá các loại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
vật tƣ nông nghiệp, đầu vào cho sản xuất nhƣ giống, phân bón, công cụ sản xuất ... nhằm cung cấp đúng chất lƣợng, có nguồn gốc rõ ràng, chính hãng.
Đối với thị trƣờng đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của trang trại:
- Cần tập trung xây dựng mới, mở rộng và nâng cấp các cơ sở chế biến. Dịch vụ tìm kiếm thị trƣờng để giải quyết sản phẩm đầu ra cho nông sản hàng hoá. Sở Nông nghiệp - PTNT chịu trách nhiệm cung cấp thông tin thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế để định hƣớng phát triển sản xuất cho các trang trại. Các chủ trang trại cần liên kết chặt chẽ với các trung tâm thƣơng mại, nhà hàng và các hộ kinh doanh ở một số chợ lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhƣ Chợ Thái, chợ Đồng Quang, nhà hàng ASIAN, khách sạn Thái Nguyên…. để tiêu thụ sản phẩm.
Để giải quyết đầu ra, trƣớc mắt và lâu dài cần thúc đẩy tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạn chế sự cạnh tranh vô tổ chức, ép giá, ép cấp, hợp tác giữa các cơ sở kinh doanh thƣơng mại và các trang trại với hình thức ứng vốn, đến vụ thu hoạch bán sản phẩm cho cơ sở. Điều này sẽ làm cho các trang trại yên tâm vào sản xuất, góp phần kích thích sản xuất phát triển.
- Tổ chức hệ thống các kênh lƣu thông nông sản phẩm, trong đó Nhà nƣớc cần củng cố hệ thống các doanh nghiệp, các cơ sở thƣơng mại làm nhiệm vụ xuất khẩu cho các trang trại ở vùng chuyên canh lớn. Các trang trại cần chú ý các kênh lƣu thông hàng hóa trong nƣớc nhƣ Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội, các tỉnh trung du và đồng bằng Sông Hồng…
- Đối với các trang trại lâm nghiệp: Cần làm rõ hơn một số vƣớng mắc trong thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của rừng trồng: Quyền lợi của các chủ trang trại với sản phẩm rừng trồng nhƣ thế nào? Quyền của chủ trang trại với việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Mặc dù kinh doanh trong cơ chế thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
trƣờng nhƣng chủ trang trại trồng rừng phải xin phép qua nhiều thủ tục mới đƣợc khai thác gỗ trồng và sản phẩm đầu ra của rừng trồng còn là môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ và cải thiện. Những vƣớng mắc này đang cần đƣợc làm rõ để các chủ trang trại yên tâm trong kinh doanh nghề rừng. Cần liên kết chặt chẽ với Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty Than Quảng Ninh và Nhà máy gỗ dán Cầu Đuống… những thị trƣờng hiện đang là đơn vị tiêu thụ chính sản phâm lâm nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Tăng cƣờng công tác tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp nhƣ EU, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc… những nƣớc thƣỡng nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam.
* Đối với các trang trại trồng cây lâu năm
- Thị trƣờng chè:
Trong nhƣng năm gần đây do lƣợng cung ứng chè trên thị trƣờng vƣợt quá nhu cầu tiêu thụ do vậy tỉnh hình sản xuất chè đã gặp nhiều khó khăn do vậy để các trang trại trồng chè tiếp tục duy trì và phát triển mạnh trong nhƣng năm tới thì phải tiếp tục duy trì và đảm bảo đƣợc thị trƣờng xuất khẩu. Trong những năm vừa qua thị trƣờng xuất khẩu ngoài nƣơc chủ yếu là Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan,Nhập Bản Hàn Quốc, Nga…Sản lƣợng chè xuất khẩu thƣờng duy trì từ 7-10 nghìn tấn. Xu hƣớng của tỉnh từ năm 2010 -2015 bình quân mỗi năm xuấ khẩu khoảng 12-15 nghìn tấn chè mỗi năm.
Các trang trại cần hƣớng tới sản xuất các loại chè đặc biệt, chè cao cấp nhƣ sản phẩm chè của Công ty chè Hoàng Bình.
- Cây ăn quả:
Cũng có nhiều vấn đề về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Khó khăn trong thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không phải ở chỗ có thị trƣờng hay không, mà là ở chỗ sản phẩm có phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng hay không?. Vƣớng mắc cần tháo gỡ ở đây là: thời vụ cho sản phẩm quá ngắn, kỹ thuật bảo quản kém, công nghệ chế biến lạc hậu… Do vậy, giải pháp về thị trƣờng cho các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
trang trại cây ăn quả nên tập trung vào một số việc sau đây: Bố trí sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, với điều kiện của trang trại để có sản phẩm tốt cho thị trƣờng với chi phí sản xuất rẻ. Tiếp tục cải tiến công tác giống để tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao. Đầu tƣ nghiên cứu công nghệ về giống, hóa chất, kỹ thuật canh tác để dãn vụ thu hoạch sản phẩm, kéo dài thời kỳ cung ứng sản phẩm tƣơi ngon cho thị trƣờng. Đa dạng hóa cơ cấu cây ăn quả để đáp ứng nhu cầu quả tƣơi của ngƣời tiêu dùng. Đầu tƣ cho công nghệ chế biến, từ đó tăng dung lƣợng cầu hoa quả, kích thích trang trại trồng cây ăn quả tiếp tục tăng sản lƣợng sản phẩm.
Thông tin thị trƣờng nông sản phẩm là nhu cầu rất thiết thực và thƣờng xuyên của chủ trang trại. Trong khi đó, họ lại thiếu thông tin, những thông tin về thị trƣờng tiêu thụ nông sản mà chủ trang trại nhận đƣợc phần lớn qua những kênh thông tin không chính thức, chắp vá, thiếu độ tin cậy. Do đó, nhiều chủ trang trại quyết định lựa chọn phƣơng hƣớng sản xuất thiếu cơ sở, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ. Vì vậy, Nhà nƣớc cần tổ chức lại hệ thống thông tin về thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nƣớc cho cơ quan nghiên cứu thị trƣờng và giá cả. Phát hành bản tin thị trƣờng nông sản định kỳ để cung cấp thƣờng xuyên và kịp thời cho các chủ trang trại.
*Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
- Sản phẩm hàng hóa của trang trại cần phải có quy mô lớn, vấn đề chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cần phải mở rộng. Đối với trang trại chăn nuôi (chiếm phần lớn số lƣợng trang trại toàn tỉnh) thì chủ yếu chăn nuôi gia công cho các dự án nhƣ CIPI hoặc JAICA do đó cần phải khắc phục, để đem lại tính bền vững của các trang trại. Để đem lại lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh và có tính đột biến trong chăn nuôi. Còn đối với một số trang trại chăn nuôi không tham gia theo hình thức gia công thì tiêu thụ sản phẩm hầu hết các trang trại đều tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức bán buôn, bán lẻ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiện nay thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (chủ yếu là thịt lợn) chủ yếu là trong tỉnh và một số tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với sản lƣợng tiêu thụ từ 50-70 nghìn tấn. Dự kiến trong những năm tới do kinh tế phát triển, đời sống của ngƣời dân cao hơn kéo theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt sẽ tăng do vậy các trang trai cần phát triển chăn nuôi để đảm bảo sản lƣợng tiêu thụ của tỉnh Thái Nguyên đạt từ 80-100 nghìn tấn. Bên cạnh đó cần hƣớng tới một số nƣớc đang nhập khẩu sản phẩm thịt lợn của nƣớc ta nhƣ Hồng Công, Nga,Trung Quốc, Malaysia..
Tóm lại, giải pháp về thị trƣờng cho các trang trại nhiều khi không ở khâu thị trƣờng, mà lại xuất phát từ các khâu trƣớc đó: từ công nghệ sản xuất nông nghiệp, công nghệ bảo quản sản phẩm, công nghệ chế biến sản phẩm. Vai trò của nhà nƣớc ở đây không phải là sự đầu tƣ hỗ trợ các trang trại mà là vai trò tổ chức, vai trò điều tiết lợi ích giữa trang trại và các tổ chức thƣơng mại.
3.2.2. Giải pháp mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất và sản lượng để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay trang trại trên địa bàn tỉnh đang có xu hƣớng phát triển mạnh loại hình trang trại chăn nuôi do vậy cần chú trọng giải pháp về mở rộng diện tích đối với trang trại chăn nuôi, cụ thể nhƣ:
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất… các địa phƣơng cần triển khai quy hoạch lâu dài ổn định các vùng chăn nuôi tập trung. Khuyến khích chuyển đổi chuyển nhƣợng, tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, trang trại…
Vận dụng Luật đất đai và Nghị định thi hành để quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung với quy mô trang trại.
Khuyến khích các nông hộ chuyển một phần hoặc toàn bộ diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang làm chuồng trại, trồng cỏ và trồng các cây thức ăn khác để phát triển chăn nuôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tạo điều kiện cho chủ trang trại đƣợc thuê đất lâu dài đầu tƣ xây dựng cơ sở vất chất phát triển chăn nuôi với thời gian ít nhất từ 20 đến 30 năm trở lên theo tinh thần Nghị quyết 03/2000 - NQ-CP ngày 02/02/2000 của chính phủ về kinh tế trang trại.
Tăng năng suất và nâng cao chất lƣợng sản phẩm phải là mục tiêu hàng đầu của các trang trại hiện nay nếu các trang trại muốn sản xuất có tình bền vững và phát triển, cụ thể nhƣ đối với trang trại chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tăng tỷ lệ quay vòng của chăn nuôi cho phù hợp song cần phải chú trọng đến chất lƣợng sản phẩm. Trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhƣ hiện nay, ngƣời tiêu dùng đòi hỏi chất lƣợng rất cao nên áp dụng công nghệ chăn nuôi sạch để sản phẩm chăn nuôi đƣợc an toàn. Đối với trang trại trồng chè, hiện nay các kênh thông tin đã phản ánh chè bẩn ở một số địa phƣơng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả sản xuất của các trang trại trồng chè do vậy các trang trại phải xây dựng cho mình một thƣơng hiệu cụ thể và mới các chuyên gia về kiểm tra chất lƣợng thƣờng xuyên để khẳng định với ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng chè sạch của trang trại.
3.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh Thái Nguyên
* Giao thông
Cần phải đƣợc quan tâm nhiều để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển. Cần có đƣờng ôtô đến trang trại, không để đƣờng lầy lội, khó đi. Cần khắc phục khó khăn trong việc vận chuyển, sử dụng máy móc vào sản xuất do cơ sở hạ tầng không thuận tiện. Đây cũng là khắc phục nguyên nhân khiến các trang trại có điều kiện đem sản phẩm đi tiêu thụ trực tiếp mà phải thông qua lái thƣơng. Hơn nữa, làm giảm chi phí của trang trại và thuận lợi tiếp cận thị trƣờng, những sản phẩm tƣơi sống dễ tiêu thụ đƣợc. Để tỷ lệ trang trại tiêu thụ sản phẩm chiếm 70%, vấn đề đặt ra là Nhà nƣớc cần hỗ trợ các trang trại về xây dựng các yếu tố cần thiết của hệ thống kết cấu hạ tầng, từng bƣớc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vào sản xuất và chế biến của trang trại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đến năm 2015, dự kiến hệ thống đƣờng thôn bản đạt tiệu chuẩn giao thông nông thôn loại B trở lên. Đƣờng xã đạt tiêu chuẩn giao thông loại A trở lên. Mặt đƣờng làm vật liệu cứng đạt 60% trở lên. Vùng trung du bề rộng nền tối thiểu 6m, mặt đƣờng rộng 3,5 m; vùng miền núi bề rộng nền tối thiểu nền 4 m, mặt đƣờng rộng 3 m.
Hệ thống mặt đƣờng cải thiện bằng vật liệu hạt cứng tối thiểu 60%, với chiều dài 1.900 km.
- Hệ thống cầu yếu¸ngầm cống: đƣợc đầu tƣ thay thế và xây dựng vĩnh cửu đạ t > 25%.
- Tiếp tục cải tạo các tuyến hiện có, nâng cấp các tuyến chƣa vào cấp kên đạt tiêu chuển tối thiểu là đƣờng giao thông nông thôn loại A
- Đƣờng cấp xã: Nhựa hóa, bê tông hóa dật 100%; đƣờng thôn bản, bê tông hóa 100%.
- Cầu yếu, ngầm cống tạm: Xây dựng vĩnh cửu đạt tối thiểu 70%, khổ cầu phù hợp với khổ đƣờng quy hoạch (đạt > 910 m dài) thay thế cống tạm đạt > 2.700 m dài.
Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của các huyện trong các giai đoạn xây dựng phải tuân theo quy hoạch đƣợc UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình thực hiện cần xem xét đến sự phù hợp của mạng lƣới chung, liên kết chặt chẽ với mạng lƣới đƣờng cao cấp hơn.
* Hệ thống điện nông thôn
Mục tiêu sử dụng điện trong nông nghiệp chiếm 30% điện năng tiêu thụ toàn tỉnh, hiện nay điện năng phục vụ cho nông nghiệp của tỉnh là 500 triệu KWh và phấn đấu đến năm 2015 đạt 1100 triệu KWh.
* Thông tin truyền thông
- Khai thác tính ƣu việt của hệ thống phát thành, truyền hình trong đào tạo, chuyển giao công nghệ đến các trang trại và trao đổi thông tin.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phát triển mạng lƣới thông tin và truyền thông nhằm tăng cƣờng cơ sở vật chất truyền tải thông tin, văn hoá đáp ứng tốt nhu cầu cho phát triển trang trại.
- Phát triển hạ tầng thông tin để phủ sóng thông tin di động toàn tỉnh, phát triển mạng internet để các trang trại vùng sâu, vùng xa tiếp cận thông tin.
* Hệ thống cơ sở vật chất của hệ thống thông tin, truyền thông
- Xây dựng đài phát thanh và truyền hình tỉnh và các huyện đảm bảo phủ sóng phát thanh và truyền hình đến 100% xã trong huyện, xã, 95% số hộ có thể thu đƣợc sóng phát thanh và truyền hình tỉnh và huyện.
- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ mục tiêu phủ sóng phát thanh, truyền hình, sóng thông tin di động, Internet các điểm dân cƣ trên toàn tỉnh và các huyện; đƣa cáp thông tin vào phục vụ các trung tâm văn hoá xã, đặc biệt khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Phát triển mạng lƣới bƣu chính thông thƣờng kết hợp các loại hình chuyển phát nhanh trong hệ thống bƣu chính trên địa bàn.
- Nâng cấp hệ thống đài truyền thanh các xã và thị trấn hệ thống không dây chất lƣợng cao. Trang bị hệ thống thiết bị thông tin truyền thông nhƣ: pano áp pich, xe thông tin lƣu động.
3.2.4. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất cho các trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trong các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung, kinh tế trang trại nói riêng, vốn là nguồn lực quan trọng. Kết quả cho thấy vốn đầu tƣ cho các chủ trang trại còn thấp và có độ chênh lệch lớn giữa các vùng .