Hiệu quả kinh tế của trangtrại

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 29)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1.3. Hiệu quả kinh tế của trangtrại

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình. Vì vậy đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại là đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại một cách đúng đắn có ý nghĩa quan trọng để xem xét vai trò và tác dụng của trang trại. Muốn đánh giá đúng hiệu quả của trang trại không chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu nào đó mà cần phải thiết lập một hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế cho phù hợp liên quan đến những vấn đề đặt ra xung quan việc phát triển trang trại nhƣ thế nào là tốt nhất. Từ quan điểm đó, để đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại, theo chúng tôi cần đánh giá trên các góc độ sau:

* Kết quả trang trại là những gì thu đƣợc sau một quá trính sản xuất kinh doanh (thƣờng tính là một năm), đó là sản lƣợng sản phẩm, hàng hóa nông sản, giá trị sản lƣợng hàng hóa, thu nhập mà các loại hình trang trại thu đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

sau khi sử dụng các nguồn lực của mình nhƣ đất đai, lao động, tiền vốn hay nói cách khác là chi phí sản xuất. Kết quả cao hay thấp bên cạnh phụ thuộc nhiều đến nguồn lực còn các yếu tố khác nhƣ trình độ sử dụng các nguồn lực, khả năng tổ chức sản xuất, kinh nghiệm... của chủ trang trại. Vì vậy kết quả kinh tế của trang trại có thể là tổng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận. Trong đó

- Tổng giá trị sản xuất trong năm (GO) là toàn bộ giá trị sản lƣợng mà trang trại có đƣợc sau một năm.

- Giá trị gia tăng (VA) là giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ đi chi phí trung gian.

- Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần giá trị tăng thêm còn lại sau khi trừ đi chi phí khấu hao tài sản cố định, các khoản lãi vay và thuế.

- Lợi nhuận: Là phần thu nhập hỗn hợp còn lại sau khi trừ đi chi phí lao động của gia đình.

* Trong điều kiện nguồn lực có hạn của trang trại, vần đề đặt ra là làm sao sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm mang lại hiệu quả cao hơn bằng các phƣơng án sản xuất, cáh tổ chức quản lý... chính là hiệu quả của trang trại. Nếu nói kết quả phản ánh qua mô của cái "đƣợc" thì hiệu quả phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực của trang trại để tạo ra cái "đƣợc" đó. Vì vậy, hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại là so sánh các phƣơng án sử dụng nguồn lƣc của các loại hình. Cùng một điều kiện sản xuất hay cùng một loại sản phẩm đầu ra nhƣng mỗi trang trại tạo ra kết quả khác nhau. Nhƣ vậy, so sánh các phƣơng án hay so sánh các kết quả khác nhau trong cùng một điều kiện sản xuất đó chính là đánh giá hiệu quả kinh tế.

Đối với tỉnh Thái Nguyên, nhiều trang trại không những sản xuất nông nghiệp thuần túy mà còn sản xuất nông, lâm kết hợp và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế chung tôi không những đánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực nông, lâm nghiệp của trang trại mà còn đánh giá các kết quả về dịch vụ nhƣ dịch vụ làm đất, vận chuyển vất tƣ, sản phẩm và cung ứng các sản phẩm phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)