5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Những quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế trangtrại trên địa bàn tỉnh
3.1. Những quan điểm, định hƣớng, mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trang trai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trang trai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Những quan điểm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên
Nghị quyết của chính phủ về kinh tế trang trại ngày 02/02/2002 đã nêu rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, phân bố lại lao động, dân cƣ, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động nông thôn, từng bƣớc chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp nông thôn.
Ở nƣớc ta, mô hình kinh tế trang trại tuy mới xuất hiện trở lại trong những năm gần đây, song nó đã tạo ra sự phát triển mới trong nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để nông nghiệp nƣớc ta chuyển nhanh sang sản xuất hàng hóa. Từ đó, có những quan điểm sau:
- Kinh tế trang trại là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh chủ yếu của nông nghiệp sản xuất hàng hóa ở nƣớc ta trong tƣơng lai. Kinh tế trang trại mà chủ yếu là trang trại gia đình là hình thức tổ chức sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn
hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trang tại, nhƣng đặc biệt chú trọng tới sự phát triển của các trang trại gia đình.
- Phát triển các mô hình trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhƣ đất đai, lao động, vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý… góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.
- Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lao động ở nông thôn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Đƣa kinh tế trang trại lên sản xuất lớn là nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài. Phát triển kinh tế trang trại phải gắn với bảo vệ môi trƣờng.