Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

* Nội dung hiệu quả kinh tế

Theo các quan điểm trên, hiệu quả kinh tê luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Vậy nội dung xác định hiệu quả kinh tế báo gồm:

- Xác định các yếu tố đầu ra: đây là công việc xác định mục tiêu đạt đƣợc, các kết quả đạt đƣợc có thể là giá trị ản xuất, khối lƣợng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị, lợi nhuận.

- Xác định các yếu tố đầu vào: đố là chi phí sản xuất, chi phí dịch vụ, chi phí lao động...

* Bản chất hiệu quả kinh tế

Bản chất của hiệu quả kinh tế là sự gắn kết mối quan hệ giữa kết quả và chi phí. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là sự tối đa hóa kết quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện tài nguyên có hạn. Tùy từng ngành, từng mức độ mà ta xác định đâu là kết quả, đâu là hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trang trại

* Các nhân tố về môi trường kinh tế và pháp lý

- Quy mô đất đai phải đạt đến mức nhất định, phù hợp với yếu cầu tổ chức kinh tế và tổ chức kỹ thuật của từng loại trang trại mới đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Mặt khác trang trại là đơn vị sản xuất hàng hóa nên phải đi vào chuyên môn hóa sản xuất từng loại cây, con... Có nhƣ vậy mới có điều kiện đầu tƣ mở rộng thâm canh tăng năng suất, tạo ra tỷ suất sản phẩm hàng hóa lớn và tạo sức cạnh tranh trên thị trƣờng trong và ngoài nƣớc [8]. - Môi trƣờng pháp lý thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại, trƣớc hết là sự công nhận địa vị pháp lý của các trang trại trong hệ thống nông nghiệp; tiếp đến là tạo hành lang và khung pháp lý phù hợp cho kinh tế trang trại trong mối thời kỳ khác nhau cùng với những chính sách cụ thể hỗ trợ về đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, thị trƣờng, chính sách định canh định cƣ, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số... của Nhà nƣớc đối với kinh tế trang trại.

- Sự hỗ trợ của công nghiệp chế biến nông nghiệp nông sản nhất là có sự hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên môn hóa. Đây là nhân tố cứ kỳ quan trọng vì nó ảnh hƣởng rất lớn, trong nhiều trƣờng hợp còn có ảnh hƣởng quyết định tới sự hành thành và phát triển của kinh tế trang trại.

- Sự phát triển của cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện kiến thiết yếu đối với sự hình thành và phát triển của kinh tế trang trại.

- Sự phát triển nhất định của các hình thức liên kết kinh tế trong nông nghiệp. - Vấn đề giá cả, tỷ giá hối đoái, thuế cạnh tranh, thời cơ khủng hoảng kinh tế... Chính là những yếu tố thuộc môi trƣờng kinh tế luôn tác động đến kết quả và hiệu quả kinh tế của trang trại cũng nhƣ đối với các hình thức.

* Các nhân tố khoa học kỹ thuật

Cùng với các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ có tác dụng to lớn đến sự phát triển của toàn xã hội trên tất cả các mặt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

hoạt động về kinh tế chính trị xã hội. Những phát minh khoa học đã đem lại những kết quả to lớn cho nền kinh tế. Trong sản xuất nông nghiệp ta có thể dễ nhận thấy công nghệ sinh học trong những năm trở lại đây đã tạo ra những giống cây, con gia súc có năng suất cao, phẩm chất tốt nhiều khi đạt quá sự mong đợi của con ngƣời. Những quy trình sản xuất thâm canh tăng năng suất các loại cây trồng và vật nuôi ngày càng đƣợc nghiên cứu triển khai. Khoa học kỹ thuật cũng đã tạo ra nhiều hệ thống công cụ lao động mới, thúc đẩy quá trình phân công lao động, cải tại từng bƣớc tập quán canh tác, sản xuất lạc hậu, thực đẩy việc mở rộng quy mô sản xuất cho phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt sự phát triển nhƣ vũ báo của công nghệ thông tin đã làm cho các thành tựu của khoa học kỹ thuật không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia hay một vùng lãnh thổ đƣợc phổ biến áp dụng toàn cầu. Ngày nay, khoa học kỹ thuật đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, tác động sau sắc tới nền kinh tế của thế giới.

* Các nhân tố tự nhiên

- Đất đai: Những đặc tinh về lý tính và hóa tính của đất quy định độ phì tốt hay xấu, định hình có bằng phẳng hay không, vị trí của đất có thuận lợi hay khó khăn cho giao thông đi lại vận chuyển vật tƣ sản phẩm phục vụ cho sản xuất ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

Độ phì của đất tốt phù hợp cho sinh trƣởng và phát triển của cây trồng làm cho cây trồng năng suất cao, chất lƣợng tốt và đầu tƣ ít nhƣng mang lại lợi nhuận lớn hơn so với vùng đất sấu hơn.

Đất bằng phẳng có thể giúp chúng ta đƣa máy móc vào đồng ruộng và đầu tƣ thủy lợi với suất đầu tƣ thấp là tiền đề áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến nhằm sản xuất ra các sản phẩm nhiều nhanh, tốt, rẻ và có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

- Thời tiết kí hậu: Đất, nƣớc, thời tiết- khí hậu, cây trồng và gia súc gắn chặt với nhau ở các vùng sinh thái đem lại kết quả khác nhau cả về năng suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

và chất lƣợng sản phẩm, từ đó cho hiệu quả khác nhau. Cùng một loại cây trồng nhƣ nhau nhƣng có vùng hiệu quả cao, có vùng cho hiệu quả thập thậm trí là không cho sản phẩm.

* Các nhân tố xã hội

- Thói quen, tập quán của từng địa phƣơng cũng ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển trang trại. Nhƣ ở các hộ miền núi kinh tế hộ thƣờng thiết chế theo kiểu cộng đồng, hàng xóm, láng giềng và thƣờng là cùng dòng họ. Mỗi dòng họ mỗi địa phƣơng thƣờng đƣa ra những lệ làng, hội, phƣờng riêng…mà nhiều khi cấp ủy, chính quyền khó có thể can thiệp đƣợc. Những yếu tố này cùng ảnh hƣởng lớn tới điều kiện sản xuất, phân phối sản phẩm và sinh hoạt của gia đình.

- Một số địa phƣơng miền núi, nông dân còn mang tính du canh, du cƣ gây ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị phá hoại môi trƣờng sinh thái và môi trƣờng sống của con ngƣời.

- Trình độ dân trí nhất là miền núi còn rất thấp nên khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng nhƣ sử dugnj hớp lý các nguồn lực khó khăn.

- Các nhân tố chủ quan của trang trại.

- Chủ trang trại phải có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông. Đây là điều kiện chủ quan có ý nghĩa hết sữ quan trọng đối với việc hình thành và phát triển kinh tế trang trại.

- Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất của chủ trang trại quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Có sự tập trung tới quy mô nhất định về những yếu tố vật chất của sản xuất trƣớc hết là ruộng đất và tiền vốn.

- Là ngƣời dám chấp nhận rủi ro trong trƣờng hợp kinh doanh có thể bị thua lỗ.

- Là ngƣời tự tin, họ có thể thấy trƣớc những khó khăn, chấp nhận rủi ro trong kinh doanh nhƣng tin rằng mình vẫn có khả năng vƣợt qua.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên thế giới và ở Việt Nam Việt Nam

1.3.1.Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở các nước trên thế giới

Trến thế giới có hai loại trang trại là trang trại gia đình và trang trại tƣ bản chủ nghĩa. Trang trại gia đình là loại hình trang trại sản xuất phổ biến nhất. Trang trại tƣ bản chủ nghĩa chí chiếm tỷ trọng nhỏ về đất đai cũng nhƣ sản lƣợng nông sản là ra.

* Nâng cao hiệu quả trang trại ở Mỹ

Hiện nay ở Mỹ có khoảng gần 3 triệu trang trại, trong đó có gần 2 triệu trang trại gia đình. Lực lƣợng này sản xuất ra hơn 50% sản lƣợng đậu tƣơng và ngô của toàn thế giới, xuất khẩu 40-50 triệu tấn lúa mỳ.50 triệu tấn ngô, đậu tƣơng...Diện tích đất đai bình quân ở Mỹ hiện nay là 10ha/trang trại. Lao dộng làm thuê trong các trang trại ở Mỹ rất ít. Loại trang trại nhỏ có thu nhập từ 100.000-500.000USD/năm cũng chỉ thuê 1-3 lao động. Các trang trại gia đinh ở Mỹ nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lƣợng nông sản làm ra của một lao động nông nghiệp năm 1990 đủ nuôi đƣợc 80 ngƣời.

* Nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở Pháp

Khối lƣợng nông sản hàng năm gấp hơn 2 lần nhu cầu nội địa đã đƣợc cung cấp bởi 980.000 trang trại ở Pháp hiện nay. Tỷ suất hàng hóa về hạt ngũ cốc là 95%, thịt sƣa 70-80%. Quy mô diện tích bình quân của các trang trại ở Pháp là 29,2ha, 42% thu nhập của trang trại là từ ngoài nông nghiệp. Năm 1990 có 70% trang trại gia đình có ruộng đát, 30% trang trại phải lĩnh cạnh một phân hao toàn bộ [8].

* Nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở Hà Lan

Hà Lan có khoảng hơn 130 nghìn trang trại trong đó có 2000 trang trại chuyên trồng hoa với sản lƣợng sản xuất hàng năm khỏng 10 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa trong đó 70% dánh cho xuất khẩu. Bình quân 1 lao động nông nghiệp của trang trại làm ra đủ số lƣợng nông sản nuôi 60 ngƣời. Do mức cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp đạt mức độ cao nên số lƣợng và tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

lao động làm việc trong các trang trại ở nƣớc này giảm nhiều và chỉ còn 4,7% so với tổng xã hội.

* Nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở Thái Lan

Thái Lan có gần 5 triệu trang trại với quy mô bình quân là 5,6 ha. Trang trại có quy mô dƣới 2,5 ha (chiếm 58%), loai trang trại trên 10 ha chiếm 14%. Trong những năm, hàng năm các trang trại Thái Lan đã sản xuất ra 20 triệu tấn thóc, 5 triệu tấn ngô, 25 triệu tấn mía đƣờng...

1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại ở Việt Nam

Trong những năm gần đây kinh tế trang trại luôn đƣợc xác định là mũi nhọn để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho ngƣời dân ở khu vực nông thôn, nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc đã có các chính sách hỗ trợ để kinh tế trang trang phát triển và kinh phát tế trang trại đã phát huy mạnh trong giai đoạn đất nƣớc ta đang dần bƣớc vào giai đoạn kinh tế thị trƣờng, trang trại đã đem lại hiệu quả cao cho ngƣời nông dân, giải quyết đƣợc lực lƣợng lao động dƣ thừa nhàn rỗi trong nông thôn [13]. Một trong những mặt tích cực đó là số lƣợng trang trại của toàn quốc phát triển khá nhanh trong những năm gần đây.

Số lƣợng trang trại ở nƣớc ta tăng nhanh qua 3 năm nhƣ năm 2009 tăng 6,9% (+8207 trang trại) so với năm 2008; năm 2010 tăng 15,4% so với năm 2009.

Trong các vùng ở bảng trên ta có thể nhận thấy số lƣợng trang trại của vùng trung du và miên núi phía Bắc có tốc độ tăng cao, nhất là năm 2010 tăng 30,5% (1.428 trang trại). Song tại vùng này số lƣợng trạng trại cũng thấp nhất so với cả nƣớc, chỉ chiếm 4,2% so với tổng số trang trại của cả nƣớc. Năm 2010, vùng có số lƣợng trang trại nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 69.830 trang trại, tăng 21,5% so với năm 2009 và chiếm 47,9% trong tổng số trang trại của cả nƣớc. Trong tổng số trang trại của cả nƣớc, loại hình trang trại cây hành năm và nuôi trồng thủy sản vẫn phát triển ổn định và có số lƣợng chiếm khác cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.1. Số lƣợng trang trại ở nƣớc ta năm 2008 - 2010

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 So sánh (%) 2009/ 2008 2010/ 2009 BQ 2008-2010 Cả nƣớc 118.230 126.437 145.880 106,9 115,3 111,1 Đồng bằng sông Hồng 17.318 20.581 23.547 118,8 114,5 116,6

Trung du và miền núi phía Bắc 4423 4680 6108 105,8 130,5 118,1

Bắc Trung bộ và duyên hải miền trung 18.202 20.420 21.491 112,1 105,2 108,7

Tây Nguyên 9.240 9.481 8.932 102,6 94,21 98,4

Đông Nam bộ 14.024 13.792 15.945 98,3 115,61 106,9

Đồng bằng sông Cửu Long 55.023 57.483 69.830 104,4 121,4 112,9

Nguồn: Niên giám Tổng cục Thống kê [28]

Tính trên phạm vi cả nƣớc, trong các loại hình trang trại thì trang trại trồng cây hàng năm có số lƣợng nhiều chiếm tới 29,2% trong tổng số trang trại và đƣợc tập trunh nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 1.2. Trang trại cả nƣớc phân theo vùng lãnh thổ và loại hình sản

xuất năm 2010 Tổng số Trong đó Trang trại trồng cây hàng năm Trang trại trồng cây lâu năm Trang trại chăn nuôi Trang trại nuôi trồng thuỷ sản và lâm nghiệp Tổng hợp Cả nƣớc 145.880 42.613 25.655 23.558 37.142 16.912 Đồng bằng sông Hồng 23.574 276 555 10.277 5251 7215

Trung du và miền núi

phía Bắc 6108 173 1365 1926 467 2177

Bắc trung bộ và

duyên hải miền trung 21.491 5291 4381 3173 3690 4956

Tây Nguyên 8932 1300 6379 812 63 378

Đông Nam bộ 15.945 1078 9623 4089 777 378

Đồng bằng sông Cửu

Long 69.830 34.495 3352 3281 26.894 1808

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với vùng Trung du và miền núi phí Bắc, loại hình trang trại tổng hợp có số lƣợng nhiều, chiếm tới 35,64% trong tổng số trang trại của cả vùng, tiếp theo là loại hình chăn nuôi với số lƣợng là 1926 trang trại, chiếm 31,53%. Với đặc thù là vùng miền núi nên số lƣợng trang trại cây hàng năm rất ít và đang có xu hƣớng ngày một giảm dần do không đảm bảo tiêu chí về diện tích đất của trang trại.

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại của một số nước trên thế giới và Việt Nam số nước trên thế giới và Việt Nam

Thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa, số lƣợng trang trại nhiều, quy mô nhỏ. Khi công nghiệp phát triển đạt trình độ cao thì số lƣợng trang trại giảm, quy mô trang trại tăng. Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn liền với quá trình công nghiệp hóa từ thấp đến cao. Kinh tế trang trại có thể và có điều kiện phát triển ở tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh nông nghiệp và tất cả các vùng khác nhau. Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất giữ vị trí xung kích trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và trở thành lực lƣợng chủ yếu khi nền kinh tế phát triển đến giai đoạn cao. Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, kinh tế phát triển theo hƣớng kinh doanh tổng hợp, sau đó từng bƣớc đi vào sản xuất tập trung chuyên canh lớn.

- Kinh tế trang trại có thể phát triển với nhiều hình thái đa dạng khác nhau (nhƣ tƣ nhân, cổ phần, liên doanh...) nhƣng trang trại gia đình là loại hình thích hợp và phổ biến nhất.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại không hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô đất đai, lao động.

- Bồi dƣỡng đào tạo chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng đối với sự thành công của kinh tế trang trại.

- Gắn trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay tại nông thôn cũng nhƣ phát triển thị trƣờng nông thôn. Đây là những yếu tố quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Phát triển các hình thức hợp tác giữa các trang trại là một yên cầu tất yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại.

- Nhà nƣớc có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại, nhất là trong giai đoạn của công nghiệp hóa

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 30)