Quy mô về lao động của các trangtrại điều tra

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 65 - 66)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3.2. Quy mô về lao động của các trangtrại điều tra

Kinh tế trang trại đã giải quyết đƣợc một phần lao động nông nhàn ở nông thôn, phân bố lại dân cƣ và lao động giữa các vùng trong tỉnh với nhau. Theo kết quả điều tra, số lao động của các trang trại ở thời điểm cao nhất trong năm là 4670 ngƣời, trong đó trang trại trồng cây hàng năm là 12 ngƣời; trang trại trồng cây lâu năm là 71 ngƣời, trang trại chăn nuôi là 3055 ngƣời, trang trại lâm nghiệp 687 ngƣời, trang trại thủy sản là 137 ngƣời và trang trại tổng hợp là 708 ngƣời. Nhƣ vậy ở thời điểm cao nhất, bình quân một trang trại toàn tỉnh có 6 lao động; theo loại hình trang trại, lao động bình quân của trang trại cây hàng năm là 6 ngƣời, lao động bình quân của trang trại cây lâu năm là 6 ngƣời; trang trại chăn nuôi là 5 ngƣời/trang trại, trang trại lâm nghiệp là 8 ngƣời/trang trại; trang trại thủy sản là 7 ngƣời và trang trại tổng hợp là 5 ngƣời/ trang trại.

Đối với lực lƣợng lao động của các trang trại: Do đặc thù sản xuất của nhiều trang trại trên địa bàn tỉnh chƣa mang tính ổn định cao do vậy lực lƣợng lao động của trang trại đƣợc hình thành bởi hai loại hình đó là lao động thƣờng xuyên (thường là lao động của chủ hộ gia đình) và lao động thời vụ

(lao động thời vụ thường là lao động thủ công, làm công việc giản đơn, vệ sinh chuồng trại...). Đến thời điểm 1/9/2010 lực lƣợng lao động thƣờng xuyên của các trang trại trên địa bàn tỉnh là 2206 ngƣời, lực lƣợng lao động thƣờng xuyên đƣợc tập chung chủ yếu ở loại hình trang trại chăn nuôi với 1466 ngƣời chiếm 66,5% trong tổng số lao động thƣờng xuyên. Đối với lao động thời vụ của các trang trại ở thời điểm cao nhất là 1.514 ngƣời và cũng chủ yếu tập trung ở loại hình chăn nuôi với 875 ngƣời (chiếm 47,6%) và loại hình trang trại lâm nghiệp với số lao động là 322 ngƣời.

Do các trang trại trên địa bàn tỉnh đều đƣợc tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn và chủ trang trại cũng chủ yếu là ngƣời nông dân nên khi bắt đầu hình thành các trang trại, mục đích của các chủ trang trại là giải quyết công ăn việc làm tại chỗ của hộ gia đình do vậy lực lƣợng lạo động của chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

hộ trang trại trên địa bàn tỉnh chiếm tới 78,7% trong tổng số lao động thƣờng xuyên của trang trại.

* Trình độ đào tạo của chủ trang trại và lực lượng lao động của các trang trại

Do các trang trại chủ yếu ở khu vực nông thôn, chủ trang trại xuất thân chủ yếu từ ngƣời nông dân nên nhìn chung lực lƣợng lao động của các trang trại trên địa bàn tỉnh có trình độ đào tạo thấp.

- Đối với chủ trang trại: Trong tổng số 849 chủ trang trại, thì chỉ có 28 chủ trang trại có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 3,3%); các chủ trang trại có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên là 88 ngƣời (chiếm 10,4%); chủ trang traị có trình độ sơ cấp công nhân kỹ thuật là 103 ngƣời (chiếm 12,1%); chủ trang trại chƣa qua đào tạo là 630 ngƣời (chiếm 74,2%).

- Đối với lực lƣợng lao động: Ngoài lực lƣợng lao động thuê thời vụ chƣa đƣợc qua đào tạo thì lao động thƣờng xuyên của các trang trại của tỉnh chƣa đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ là 86,1%; số lƣợng lao động thƣờng xuyên của trang trại có trình độ đại học trở lên là 38 ngƣời (chiếm 1,7%); số lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng trở lên của các trang trại là 132 ngƣời (chiếm 5,1%) và số lao động thƣờng xuyên của các trang trại có trình độ sơ cấp công nhân kỹ thuật là 192 ngƣời.

- Trình độ đào tạo của lực lƣợng lao động phân theo các loại hình trang trại: Loại hình trang trại chăn nuôi có số lao động đƣợc đào tạo từ sơ cấp trở lên là cao hơn. Trong tổng số lao động đƣợc đào tạo 362 ngƣời thì trang trại chăn nuôi có lực lƣợng lao động động đƣợc đào tạo (từ sơ cấp trở lên) chiếm tới 84,5% (306 ngƣời). Đối với các chủ trang trại thì các chủ trang trại ở loại hình chăn nuôi cũng có tỷ lệ đƣợc đào tạo chiếm khá cao trong các loại hình. Trong loại hình trang trại chăn nuôi có 174 chủ trang trại có trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)