Cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 54 - 55)

5. Bố cục của luận văn

2.1.6. Cơ chế chính sách

Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở nƣớc ta những năm gần đây là nhờ đƣờng lối đổi mới kinh tế của Đảng mà mốc quan trọng có ý nghĩa to lớn là Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết 10 chủ trƣơng khoán sản phẩm cuối cùng đến họ và nhóm hộ xã viên; diện tích giao khoán cho hộ ổn định 15 năm, mức khoán ổn định 5 năm và chỉ sửa đổi mức khoán khi điều kiện vật chất - kỹ thuật đã thay đổi; phần sản phẩm vƣợt khoán sẽ thuộc về hộ nông dân, hộ toàn quyền sử dụng hoặc bán ở nơi nào có lợi.

Tháng 11/1998, Hội nghị Bộ Chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã đề ra chủ trƣơng khuyến khích các hộ nông dân, cá nhân phát triển kinh tế trang trại, kể cả trang trại tƣ nhân có quy mô lớn. Đây là một chủ trƣơng lớn, là cơ sở cho sự phát triển kinh tế trang trại ở nƣớc ta.

- Nghị quyết Trung ƣơng 4 (12/1997) đã xác định kinh tế trang trại với nhiều hình thức sở hữu khác nhau đƣợc phát triển chủ yếu để trồng cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc ở những nơi có nhiều ruộng đất, khuyến khích việc khai phá đất hoang vào mục đích kinh tế này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN Http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nghị quyết Trung ƣơng 6 (lần 1) tháng 10/1998 đã chỉ rõ: Sớm kết luận hình thức kinh tế trang trại ở các vùng, các địa bàn khác nhau nhằm phát huy hiệu quả sản xuất.

- Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế hộ trong nền nông nghiệp nƣớc ta, về nền tự chủ của nó trong hoạt động kinh tế. Nghị quyết đã khẳng định vai trò kinh tế trang trại, khẳng định trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với việc phát triển kinh tế trang trại, coi kinh tế hộ gia đình kinh tế trang trại là mô hình trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp nông thôn hiện nay của Nhà nƣớc ta.

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại. Tại Nghị quyết đã đề cập cụ thể về tình hình phát triển kinh tế trang trại, những quan điểm và chính sách phát triển kinh tế trang trại.

Chủ trƣơng về hạn điền đối với ngành lâm nghiệp đã tạo thuận lợi cho việc hình thành hình thức kinh tế trang trại với qui mô từ vài ha đến vài chục ha mỗi trang trại, kinh doanh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng rừng và chăn nuôi nhiều loại động vật có giá trị kinh tế cao trong vùng. Hình thức kinh tế trang trại đã đƣợc thừa nhận về mặt pháp lý, thu nhập của chủ trang trại cũng nhƣ ngƣời lao động ngày càng tăng lên đáng kể. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc đã có nhiều đóng góp trong việc khẳng định vai trò của mô hình kinh tế trang trại.

Để thực hiện chủ trƣơng khuyến khích phát triển kinh tế trang trại của Đảng, ngày 2/2/2000 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại. Theo Nghị quyết này, Chính phủ đã khẳng định quan điểm về kinh tế trang trại và các chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế trang trại ở nƣớc ta phát triển.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)