Trong quá trình hoạt động, giám đốc cùng với bộ phận tổ chức nhân sự muốn cải tiến quản lý cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế và xã hội, có tƣ liệu mới hơn cho doanh nghiệp sử dụng trong các công tác khác nhƣ tuyển dụng, đánh giá nhân viên, lƣơng thƣởng,.. xuất phát từ mục đích trên nên đã tiến hành phân tích công việc lại.
Mục đích phân tích công việc của Đạt Thiện Nguyễn là cập nhật, cải tiến bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc cho phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế xã hội. Chu kỳ phân tích công việc là sau mỗi 3 năm.
Tài liệu doanh nghiệp thu thập chủ yếu là về:
Tình hình thực hiện công việc nhƣ hao phí thời gian hoàn thành công việc, hiệu quả của các công cụ nào hỗ trợ (máy fax, máy scan, máy tính, máy in, điện thoại, máy điếm tiền…)
Yêu cầu nhân sự nhƣ trình độ chuyên môn cho từng vị trí, kỹ năng làm việc và kỹ năng giao tiếp thuyết phục khách hàng, kiến thức về các sản phẩm bảo hiểm, tính cách nhân viên phải có trách nhiệm, sự nhã nhặn và nhẫn nại, thái độ lịch sự với khách hàng,..
Tiêu chuẩn thực hiện công việc nhƣ chất lƣợng công việc, yêu cầu công việc khi hoàn thành.
Điều kiện làm việc nhƣ các trang thiết bị: quạt, máy lạnh, máy nƣớc uống nóng-lạnh,… Cơ sở vật chất: chất lƣợng bàn ghế làm việc, chỗ làm việc thông thoáng, thoải mái,..
Công việc đƣợc chọn phân tích là những vị trí đặc trƣng và những then chốt để thực hiện phân tích công việc nhằm làm giảm thời gian và tiết kiệm hơn nhƣ kế toán, giao dịch viên, chăm sóc khách hàng.
Nhóm phân tích công việc đƣợc chọn là trƣởng bộ phận tổ chức nhân sự và hai nhân viên trong bộ phận. Trong đó, trƣởng bộ phận nhân sự sẽ ra các quyết định về chọn mẫu thu thập thông tin, các câu hỏi đƣợc chọn khi thu thập, quyết định chọn thông tin nào để làm kết quả. Còn hai nhân viên còn lại sẽ chịu tránh nhiệm đi thu thập thông tin, thống kê lại kết quả, diễn đạt kết quả lại thành văn bản.